Trịnh Xuân Thuận không chia sẻ với nhà vật lý Stephen Hawking, khi Hawking cổ vũ loài người đi tìm một nơi ở mới để cứu vãn sự sống của mình trước sự cạn kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường. Trịnh Xuân Thuận không cho rằng đây là thời điểm loài người phải bỏ Trái đất, chiếc nôi đã tạo ra mình, mà phải cứu lấy nó như niềm hy vọng duy nhất cho sự trường tồn của con người và muôn loài sinh vật. Vả chăng, nếu tự bản thân con người không thay đổi cách ứng xử của chính mình với tự nhiên, thì những điều kiện hữu hạn cho sự sống tồn tại trong vũ trụ cũng sẽ bị lòng tham không đáy của con người hủy diệt.
Trò chuyện với Trịnh Xuân Thuận, người ta luôn có cảm giác rằng người đàn ông cao lớn, mực thước này đã vượt lên trên mọi tư duy thiển cận, ích kỷ, mọi xung đột vô nghĩa của con người để trở thành một công dân vũ trụ có trách nhiệm.
Hữu Long, tạp chí Tia sáng.
Lo xa thế!Chuyện này mang tầm vóc vĩ đại, vốn chỉ dành riêng cho các nhà viễn tưởng hay trong giáo lí của một số tôn giáo phán xét. Nó hiển nhiên không liên quan với thực tại. Hãy đối mặt với thực tại! Hãy giải quyết những vấn đề thực tại! Các công việc tưởng nhỏ này mới đem lại nhu cầu thiết yếu cho dân tộc.
Kiều Dung sai rồi. 99% nhân loại lo chuyện thực tế gần. Còn lại họ lo thực tế xa, lắm khi rất xa.
J. Verne đã vẽ tàu ngầm trong tác phẩm văn chương của ông 100 năm trước khi tàu ngầm đầu tiên ra đời. Vậy ông này viễn tưởng hay thực tế?
Ai biết bao nhiêu năm nữa sẽ có chiến tranh giữa người trái đất và người vũ trụ? Hoa Kì đã đổ bao nhiêu tiền của và trí tuệ chuẩn bị cho cuộc chiến này? Chính phủ Mỹ có phi thực tế k? Khi chiến tranh đó xảy ra thì con người “vượt lên trên mọi tư duy thiển cận, ích kỷ, mọi xung đột vô nghĩa của con người”.
Trịnh Xuân Thuận là nhà khoa học vĩ đại gốc VN, ông nói: “phải cứu lấy nó như niềm hy vọng duy nhất cho sự trường tồn của con người”, sao lại bảo xa vời, ko liên quan đến thực tại????
Còn nếu bạn bảo trang mạng này của nhà thơ Inrasara phi thực tại là sai nữa: nó bao gồm rất nhiều thứ, có cái RẤT cao trong đó cũng có những thứ RẤT thực tại.
Đúng như Nguyen Anh Thy noi, trong tuần này thôi, web của Inrasara có 5 vấn đề:
1- Nói về văn chương hiện đại, tranh luận với nhà phê bình Việt và viết thư cho bạn trẻ Chăm để hiểu đúng về văn chương hiện đại.
2- Bàn về Từ vựng tiếng Chăm cho cộng đồng Chăm.
3- Học về thành ngữ Chăm
4- Đăng thông tin về xuống cấp của Mỹ Sơn
5- Đăng thơ về Chăm và bài trả lời phỏng vấn…
Cả 5 đều rất thực tế.
Sao 1 thanh niên Chăm lại nghĩ như thế nhỉ? Các Đại học lớn trên thế giới mời nhà bác học này mỗi giờ đến hàng chục ngàn đôla, các Đại học đều viễn tưởng chắc! Cần phải thay đổi cách nghĩ là thế.
Kiều Dung có nhận định về web của nhà thơ Inrasara đâu! Các bạn nhầm lẫn đó thôi.
Đương nhiên, anh ta phê bình 2 nhà bác học kia rằng xa vời và viễn vông quá. Phê bình như thế là rất sai. Nhỏ như con thỏ mà!