Nhiều khi tôi muốn từ bỏ Tư tưởng để trở lại cuộc sống bình thường. Làm văn chương hay phấn đấu cho một cái gì đó, như mọi người. Nhưng làm sao chối bỏ Tư tưởng khi Tư tưởng đã ôm ghì tôi trong vòng tay oan nghiệt của nó?
Không phải con người chiếm hữu Tư tưởng, để từ đó có thể lưu trì hay vứt bỏ nó, mà chính Tư tưởng chiếm lấy ta, sẵn sàng ném ta trần truồng vào nỗi cô đơn của Huyền tính. Tư tưởng yêu thương ta trong vòng tay. Đó là đặc ân dành cho con người tư tưởng – một đặc ân đau đớn.
Inrasara, 1982
Tư tưởng, nhà Phật gọi là Tri Kiến, bản thân nó là đặc ân của tạo hóa dành cho con người, thế nhưng ở mặt khác nó lại cản trở con người, nếu người đó mưu cầu đến một trạng thái tự do tuyệt đối nào đó.
Và không có ở bất cứ tôn giáo, trường phái triết học nào khác ngoài nhà Phật, ở pháp môn Thiền Tông, lại chủ trương “lìa tri kiến”, lìa tư tưởng: “Tri kiến tức gốc của vô minh”, “từ một niệm bất giác mà sinh ra sơn hà đại địa”…
Lìa để làm gì? Lìa để trở thành trẻ thơ hay gỗ đá, trở về với cái nguyên sơ bản thể… nói thì nghe hay nhưng có thực sự cần không? Có người nói, lìa cho hết tri kiến thế gian để tri kiến Phật có chỗ tràn vào. Vâng có thể vậy, nhưng rõ ràng chuyện này không thể nói gọn được, một dịp khác vậy. Ở đây chỉ nói chuyện tư tưởng.
Con người ta tích lũy tư tưởng giàu đến độ nào thì gọi là đủ. Dĩ nhiên không bao giờ gọi là đủ. Theo tôi, chỉ đủ khi con người tích lũy tri kiến, tư tưởng chỉ đủ khi tri kiến tư tưởng có khả năng giúp người đó lìa bỏ tri kiến, tư tưởng.
Nói thế không biết anh Inrasara có đồng ý không nhưng chắc chắn sẽ giúp anh chạm đến được cái mốc nào đó của sự hữu hạn đời người.
Có dịp nói nhiều với anh về chuyện này.
Chúc về quê hạnh phúc 🙂
Cảm ơn bạn.
Chuyện dài lắm, nói mấy kiếp chưa hết…