* Thợ may người Chăm tại Xưởng may Cty TNHH Dệt may Thổ cẩm Chăm Inrahani tại TPHCM, 2002 (ảnh chỉ mang tính tượng trưng).
Hiện nay, do nhu cầu việc làm, nhiều người Chăm Pandurangga đã phải rời bỏ quê hương để đến làm công nhân, tạm cư đông ở Đồng Nai. Họ đa số là các thanh thiếu niên, các cặp vợ chồng trẻ,… kinh nghiệm sống còn rất non trẻ. Họ gặp nhiều khó khăn, khi đến cư trú ở đất lạ; nhiều vấn đề phát sinh, có thể khiến họ rơi vào vòng xoáy xã hội. Chúng ta phải kịp thời giúp đỡ, đấu tranh để biện hộ cho họ.
Chúng ta có khá nhiều bài văn, bài báo viết về đời sống của người Chăm; nhưng chưa thấy bài nào đề cập sâu đến đời sống công nhân người Chăm ở đây. Chúng ta tập trung gìn giữ ilimo cho các thành phần tri thức sinh viên, lại không đề cập nhiều đến việc giữ gìn nền ilimo cho công nhân. Các hội đồng hương cũng chỉ dành cho các bạn sinh viên. Đây chẳng phải là thiếu sót đó sao?
Hiện nay, tôi chưa có số liệu thống kê nào về số lượng công nhân Chăm ở đây; tuy nhiên, tôi ước tính có khoảng trên/ dưới 1000 người; trong đó, người Palei Ram chiếm tới một nửa. Họ tập trung chủ yếu ở xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu. Họ sống thành từng cụm tại các dãy nhà trọ.
Tại sao họ phải rời bỏ quê hương để đi làm công nhân nơi đất lạ?
Người Chăm hiện nay đa số làm nông. Làm nông, họ cần phải có đất. Đất đai ngày nay càng thu hẹp đi, do sự mở rộng của các đô thị, và đặc biệt là việc thu hồi đất đai của chính quyền.
Làm nông, họ phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Các công trình thuỷ lợi chỉ được phục vụ ở một số vùng, và nhiều công trình chỉ hoạt động vào mùa mưa. Thời tiết ở đây rất khô hạn, không thuận lợi để hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Làm nông, họ phải đầu tư. Nhiều hộ nông dân không có vốn làm ăn, đành vay tiền ở người trong thôn có tiền hay các thương nhân người Kinh với lãi suất rất nặng: thường là cứ 1 triệu trong một tháng thì phải trả lãi 50 ngàn, hay 100 ngàn! Vì vậy, họ không mặn mà lắm với nghề làm nông, bởi khi thu hoạch họ chẳng được hưởng bao nhiêu.
Họ làm công nhân vẫn đỡ vất vả hơn làm nông. Làm công nhân, họ được làm trong môi trường mát, không phải phơi thân ở ngoài nắng gió. Tuy nhiên, thu nhập của công nhân Việt Nam, so với các nước khác, còn rất thấp. Nếu làm tăng ca thường xuyên, cũng chỉ nhận 2 – 3 triệu đồng/ tháng; trong khi đó, tiền ăn uống sinh hoạt, tiền đóng nhà trọ đã phải mất 1,5 triệụ, vì chi phí giá cả ở đây cao.
Vấn đề nào nảy sinh?
Đa số họ tuổi đời còn rất trẻ, thiếu nhiều kĩ năng cần thiết. Khu công nghiệp Đồng Nai là nơi hỗn cư của nhiều dân tứ xứ, nên có nhiều vấn đề sinh ra.
An ninh ở khu công nghiệp này rất phức tạp. Đã có nhiều vụ việc đau lòng xảy ra.
Các công nhân thường là những người có học thức không cao, nên nhận thức ứng xử còn hạn chế; điều này càng dễ dẫn họ đi vào con đường lệch lạc. Các cô gái Chăm dễ bị sa ngã trên con đường tình yêu. Đã có không ít thiếu nữ Chăm bị lừa tình, bị chồng ruồng bỏ sau khi thỏa mãn dục vọng. Và, không ít thiếu nữ đã bị lừa tình lẫn tiền. Khi ở nhà với mẹ, em hãy còn là một cô bé ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng; khi đi làm công nhân trở về, em mang một cái bụng to đùng. Phải chăng đây là một điểm cảnh báo cho bậc phụ huynh: không nên để con gái tuổi thiếu thời đi làm ở nơi đất lạ!
Làm công nhân ở vùng đất lạ, các thiếu niên thiếu nữ dễ bị hư hỏng. Các em trai thích nhuộm tóc đỏ vàng. Các em thiếu nữ bắt chước mặc Âu phục hở hang. Các em thích ăn mặc theo phong cách “hiện đại”. Các bậc phụ huynh nên cho các em đi học, không nên để các em phải bước vào đời quá sớm; trong khi các em chưa được trang bị những kĩ năng cần thiết! Trên thực tế, các em khi đi làm, cũng chỉ đủ tiền tiêu xài, hiếm khi gửi về nhà cho ba mẹ; chỉ có anh chị đã lập gia đình mới tiết kiệm được, vì chín chắn hơn.
Bản sắc văn hóa dân tộc dễ bị lai căng, mất mát,… khi những người công nhân này sống xen cư với người Việt. Ví dụ: Một cuộc trò chuyện có 5 – 6 người Chăm, chỉ cần có một người Kinh ở đó, cũng phải khiến tất cả những người này nói tiếng Việt. Người Islam thường tuân theo nghiêm ngặt luật đạo; thế nhưng ngay cả họ cũng không còn để ý. Anh Mohamed, người Palei Ram, tâm sự rằng: Anh không còn Sambahyang (hành lễ Solat) nữa, khi đi làm công nhân ở đây! Điều này cho thấy ý thức cộng đồng của họ khá lu mờ!
Duy chỉ có một nét đẹp còn hiện hữu, những người Chăm ở đây thường tụ tập trò chuyện với nhau, chơi bóng chuyền với nhau rất thân thiện. Ở nơi đất lạ, họ xem nhau như anh em. Mỗi lần gặp nhau, họ chào hỏi rất gần gũi!
Làm công nhân ở Đồng Nai, người Chăm đã giải quyết phần nào nhu cầu việc làm. Tuy nhiên nhiều vấn đề phát sinh cần giải quyết. Các thiếu niên dễ bị hư hỏng. Các thiếu nữ dễ bị lừa gạt về tình lẫn tiền. Các bậc phụ huynh cần cho con em đi học để có việc làm ổn định; không nên để các em đi làm sớm. Còn các anh chị đủ trưởng thành thì có thể đi làm công nhân ở đây, nhưng các bạn cần nhớ về cội nguồn, nhớ về quê hương xứ sở.
Làm công nhân rất vất vả, Nhà nước cần tạo điều kiên để người Chăm học tập tốt, để họ có việc làm, không phải làm công nhân. Người dân tộc là những người gặp nhiều khó khăn. Hiên nay, tôi được biết: chưa có chính sách ưu đãi nào dành riêng cho công nhân người dân tộc thiểu số. Nhà nước có chính sách ưu tiên trong học tập như: cho học sinh người dân tộc thiểu số được dự bị, được cộng điểm thi tốt nghiệp, đại học,… thế thì tại sao không ưu tiên cho công nhân người dân tộc thiểu số được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
KD đặt vấn đề này thực tế lắm. Sao ko thấy ai bàn nhỉ? Mình chỉ lo cho giới “cao cấp” thôi sao?
Tố Hữu có thơ:
Núi cao nhờ có đất bồi
Núi chê đất thấp núi ngồi nơi đâu?...
Jabeh,
Quả đúng vậy những bài viết của KD đều đi sát vào thực tế và đều hay và đáng đọc cả.
Tôi nghĩ là bạn đã lầm khi bảo rằng ko ai bàn về v/đ này. Họ ko vào cuộc vì có lẽ cũng như tôi đành bó tay ko có cách nào khác hơn những lời khuyên nhủ của KD như “Làm công nhân ở Đồng Nai, người Chăm đã giải quyết phần nào nhu cầu việc làm. Tuy nhiên nhiều vấn đề phát sinh cần giải quyết. Các thiếu niên dễ bị hư hỏng. Các thiếu nữ dễ bị lừa gạt về tình lẫn tiền. Các bậc phụ huynh cần cho con em đi học để có việc làm ổn định; không nên để các em đi làm sớm. Còn các anh chị đủ trưởng thành thì có thể đi làm công nhân ở đây, nhưng các bạn cần nhớ về cội nguồn, nhớ về quê hương xứ sở.”.
Nếu có cơ hội hoặc điều kiện tôi nghĩ ko cha me Chăm nào muốn con mình phải ra đời vất vả sớm như thế.
Tôi ko hiểu đoạn dưới đây KD muốn nhắn nhủ gì với nhà nước? “Làm công nhân ……..,… thế thì tại sao không ưu tiên cho công nhân người dân tộc thiểu số được hưởng trợ cấp thất nghiệp?”.
Có phải KD mong nhà nước cho tất cả người Chăm ở nhà ăn Tiền Thất Nghiệp thay vì phải đi làm, đúng ko? Nếu thật vậy thì e rằng khó mà được chấp nhận ở nước mà đa số dân còn chưa đủ cơm ăn áo mặc, và c/q chưa hề quan tâm đến quyền lợi tối thiểu của cư dân bản địa như ở VN. Ở Mỹ thì hoạ may, nhưng được cái này thì mất cái khác. Thí dụ người Da Đỏ ở Mỹ và người bản địa Hawaii vì được c/p Mỹ trợ cấp từ nhà cửa, y tế, cho đến ăn uống nên sinh ra biếng nhát, ù lì, và ăn bám xã hội từ đời cha đến đời con. Rồi xảy ra tệ nạn hút sách, rượu chè, cờ bạc làm băng hoại đi đời sống của họ.
Xin thêm vào bài viết của KD là đôi khi ko phải do cha mẹ muốn mà là do con cái tự ý đi xa để ko là một gánh nặng cho gia đình vì cha mẹ còn cả một bầy em thơ phải lo. Cho nên đây là một vấn đề của xã hội ko riêng gì Chăm mà cả càc dân tộc khác ở các quốc gia nghèo đói.
Ở Ấn Độ có 1 ông nhà giàu, cho nông dân nghèo vay vốn ko lãi và giúp được nhiều gia đình nhà nông đi lên. Dĩ nhiên ông ta rất giàu và nhiều vốn. Tôi thấy đó là cách hay nhất tuy nhiên hơi ko thực tế vì Chăm mình có ai? Tôi thấy có một người có điều kiện để làm, nhưng anh ta chỉ biết nhiều về bên mẹ (Kinh) thay vì thương d/t Chăm khốn khó của Cha mình.
Thôi tạm gác đề tài ko lối thoát nầy ở đây và hướng về một chút hy vọng tuy rất mong manh nhưng nó là một hy vọng có thể thành tựu… Đó là Chăm drei ai đó ở xứ Mỹ này biết đâu nhờ ăn hiền ở lành, cha mẹ làm phước đức kiếp trước mà nay may mắn được trúng số độc đắc và sẽ làm như ông nhà giàu Ấn Độ đó. Như tối nay ở tiểu bang này, lô đọc đắc Power Ball lên đến 245 triệu đola. Tôi cũng ráng đứng xếp hàng mua được vài tấm vé số… Vái !@#$%^&*() cho ước mơ con thành sự thật! Ráng chờ nhé Chăm drei ơi!!!!
YC
Rất vui khi KD viết bài này, trước đó Kaka đã viết “trao đổi về vấn đề xã hội Chăm hiện nay” đăng trên Champanews chỉ mang tính gợi mở cho các bạn tham khảo và trao đổi ý kiến nhưng mấy ngày sau được KD viết thành một bài tiểu luận, một số vấn đề trong bài có ý nghĩa thiết thực, nhưng về số liệu bạn viết không chính xác cho lắm, bạn hãy lấy số liệu trong “tạp san GIA ĐÌNH CHANGSHING” để biết, mong bạn tìm đọc tạp san đó. Vấn đề xã hội về công nhân ở Đồng Nai còn một nơi nữa bạn chưa đề cập đó là huyện Long Thành, các công nhân Chăm mình ở nơi ấy cũng đáng được quan tâm, biết đến.
“Làm công nhân rất vất vả, Nhà nước cần tạo điều kiên để người Chăm học tập tốt, để họ có việc làm, không phải làm công nhân. Người dân tộc là những người gặp nhiều khó khăn. Hiên nay, tôi được biết: chưa có chính sách ưu đãi nào dành riêng cho công nhân người dân tộc thiểu số. Nhà nước có chính sách ưu tiên trong học tập như: cho học sinh người dân tộc thiểu số được dự bị, được cộng điểm thi tốt nghiệp, đại học,… thế thì tại sao không ưu tiên cho công nhân người dân tộc thiểu số được hưởng trợ cấp thất nghiệp”?
Kaka hi vọng trong những năm tới Nhà nước sẽ hỗ trợ chính sách ưu đãi mà bạn hằng mong ước. Thân chào bạn. Mến