Sài Gòn, 20-10-2011
Các bạn TC, NVV, Ikan di Ram và bà con thân mến
1. Tại sao có thư này?
Từ khi ngụ ngôn của Chay Mala được đăng lên web Inrasara.com, tôi nhận được nhiều phản hồi và thư. Thư riêng của TC và NVV không nêu ra ở đây. Phản hồi thuận của vài bạn quá “nóng” tôi không đăng lên. Riêng phản hồi ngược thì mới chỉ có của Ikan di Ram và 2 thư riêng trên.
Ý kiến của Pudra Pantu cho là Chay Mala ám chỉ “BBT Champaka”, tôi sửa lại thành “BBT tạp chí nào đó”. Lẽ ra tôi xóa nguyên cụm từ này, nhưng tôi muốn giữ (và sửa). Còn ý kiến của Ikan di Ram tôi đăng nguyên văn. Từ 2 ý này, tôi có cớ để giải minh sự việc cho sáng tỏ. Do đó, mới có thư này gửi đến bà con, anh chị em.
2. Chay Mala là ai?
Vài người hỏi câu này. Tôi thấy độc giả không cần thiết biết tác giả là ai. Biết thì tốt, không thì cũng chẳng sao. Hơn 20 tác giả viết cho Tagalau tôi chưa biết tên thật hay gặp mặt. Tôi vẫn đăng bài họ, nếu thấy thích hợp. Tagalau 12 có 4 tác giả kí bút danh lạ, khi anh em đến nhận nhuận bút tôi mới biết được 2 người. Rất vui.
Sau 3 lần đăng bài của Kiều Dung ở web này, chúng tôi mới có dịp quen nhau. Nhưng không phải bài nào của KD tôi đều đăng, dù nó khá hay. Bởi khi đăng, tôi cũng phải chịu một phần trách nhiệm với tác giả trước độc giả.
Chay Mala đã từng viết nhiều ngụ ngôn về đời, về chuyện tu hành, và về xã hội Chăm. Một loạt 6 ngụ ngôn vừa qua anh gửi, tôi thấy nó đọc được và cần thiết, nên đăng.
3. Về web Inrasara.com
Nhiều web cá nhân vẫn có thể bàn về xã hội, bạn Ikan di Ram à. Trong nước, web Lethieunhon.com là của riêng nhà thơ này, nhưng đăng đa dạng và được còm rất nhiều. Bản thân tôi hạn chế tối đa khen chê cá nhân hay đoàn nhóm nào đó, các vấn đề gai góc gây mất nghĩa tình vô ích tôi càng tránh (cứ xem sách và các bài viết của tôi thì rõ). Tôi đã từ chối bài ĐCT về VM là thế, hay các bài của nhiều bậc cha chú về “khủng hoảng ngôn ngữ” năm xưa, từ cả hai phía. Nhưng không phải vì thế mà tôi từ chối tất cả các bài viết về văn hóa – xã hội, nếu thấy nó có lợi và khi bàn anh chị em có thể nghe nhau.
Ví dụ trên Inrasara.com có 4 sự kiện cộm:
– Vụ Nguyễn Thành Thống do tôi khai mào, và bà con bàn. Riêng tôi đã cố gắng giải minh cho anh Thống hiểu vấn đề chứ không phê phán (anh Thống là anh ruột của người bạn thân của tôi).
– Chuyện Chế Kim Trung do Trà Vigia khai bút đầu tiên, tôi đồng ý đăng để rộng đường dư luận. Ở đây tôi cũng không đưa ra nhận xét về họa sĩ họ Chế.
– Về sách Hồ Trung Tú, tôi cũng là người đầu tiên đưa vấn đề ra, từ đó mọi người góp lời bàn.
– Chuyện VM & ĐCT bay lạc từ Tincham qua. Vì là chuyện tôi biết rõ và ít nhiều liên quan đến tôi, nên tôi viết để nêu quan điểm, chứ tuyệt không phê phán.
(Tôi sẽ có tổng kết riêng về 4 sự cố này).
4. Về Inrasara
Từ năm 2005, tôi không đọc các mạng Chăm ở nước ngoài; trang Diendan tôi có đọc vài lần rồi nghỉ. Các email trao đổi qua lại thì càng không. Trong nước, Tincham tôi đọc chục lần, nhưng cả tháng qua tôi không ghé thăm. Gilaipraung mỗi tháng tôi vào một lần xem có vấn đề gì không, để nhắc nhở các bạn trẻ? Vậy thôi. Không có thì giờ là chính, chứ tôi không ghét bỏ hay định kiến ai cả.
Tôi cũng rất ít tò mò muốn biết chuyện thị phi trong xã hội – cả Chăm lẫn Việt. Ai ghét ai, phe nào chống nhóm nào, nhà thơ nào vừa bỏ người yêu. Cả ai ghét tôi tôi còn chả chủ ý mà. Cứ hỏi những người quen tôi thì biết ngay. Khi có người đề cập đến các chuyện như thế, vì phép lịch sự – tôi nghe, không thì tôi phẩy tay. Hôm qua có bạn văn người Việt qua Canada nửa năm, về có ghé tôi, kể vanh vách chuyện ngoài lề văn chương Việt Nam, trong khi tôi sống trong nước mà như mù.
Cho nên, tôi không biết ngụ ngôn nào ám chỉ nhóm nào, nhất là cá nhân nào. Nếu biết, chắc chắn tôi không đăng. Bạn nào biết, có thể thư riêng cho tôi. Cảm ơn nhiều lắm.
5. Quan điểm về ngụ ngôn
Vài bạn đọc phản hồi (thuận hay nghịch) là ngụ ngôn này ám chỉ ai, ngụ ngôn kia phê phán người nào, là không đúng với tinh thần ngụ ngôn. Vì nghĩ nó ám chỉ ai đó, nên ta cho là Chay Mala đã nặng lời hay đả kích cá nhân.
– Tiến sĩ Đát-mơ và nhà thơ Ít-na-xa thì mọi người đều đoán được. Nhưng ở ngụ ngôn này, Chay Mala chẳng những không động đến 2 nhân vật này, mà còn có lối mở rất nhân văn. Riêng tôi thấy nó hay.
– Bài về ca sĩ Chà-ma-lén (ai cũng biết 100% nhân vật này là ai) cũng thế. Ý hướng của nó rất nhân bản: không có sinh linh Chăm nào bị từ chối chỉ vì chuyện ngoài lề.
– Chuyện nghe dưới gầm cầu, cũng có ý hướng tốt như ngụ ngôn trên.
– Chuyện về xử án nhà văn Ít-na-xa tôi đọc thấy buồn cười. Không có thấy ai bị xúc phạm ở đây cả, còn nhà văn thì được biện hộ.
Các chuyện còn lại, tôi không thể đoán được là ai cụ thể (mà ta cũng không nên đoán). Không biết các bạn hiểu thế nào, riêng tôi không thấy cá nhân nào “xấu” xuất hiện rõ mặt ở đây cả. Pudra Pantu hay bạn đọc nào đó cố đoán (đoán và viết ra), tôi e là không phải. Tôi đã chấp nhận đăng lên (có sửa để tránh sự hiểu lầm) để nhắc nhở bạn đọc về quy định các “phản hồi”.
Nhiều bài trên web Inrasara.com (ví dụ bài Bahasa, Kiều Dung) có kẻ khen người chê, nhưng khi chê mang tính xúc phạm mà không đưa ra ý mở, thì tôi “giấu” đi.
6. Inrasara có sướng không?
Bạn NVV email hỏi: Được người khác biện hộ mà biện hộ rất hay cho mình, nhà thơ Inrasara có sướng không? – Có. Nhưng nếu so sánh, sao sướng bằng báo chính quy như báo An ninh Thế giới “biện hộ” Sara, tờ báo có cả trăm ngàn người đọc. Chứ ở đây chỉ là web cá nhân, lại là một bài ngụ ngôn nữa chứ. Sướng cái nỗi gì!!!
Tóm lại, hãy đọc ngụ ngôn như một tác phẩm văn chương.
Cũng như nên đọc Chân dung Cát (hay Chiến tranh và hòa bình) như một cuốn tiểu thuyết.
Đwa karun mik wa & adei xa-ai
Thân mến – Inrasara
* Sau bức thư này, tôi ra Bắc 10 ngày, nên bài vở có thể đăng không đều đặn
Kajap karo thuk siam!
Tôi dám cá là website này là lành mạnh nhất trong các web Chăm.
Nhưng tôi không đồng ý về 1 phần cách giải thích của Inrasara, rằng ngụ ngôn không ám chỉ. Ngụ ngôn ám chỉ xa. Như ngụ ngôn về “Lợn cưới, áo mới” của người Việt, trước hết cũng có thể ai đó trong làng bị ám chỉ, sau này nó thành đặc trưng hóa rồi chỉ cho 1 tính cách chung. Nó răn ta thấy ta khoe sai thì hãy chừa.
Ngụ ngôn không ám chỉ gần như các bạn hiểu. Nó càng không ám chỉ cụ thể nữa.
Vì Pantu hiểu “con chó” là ám chỉ BBT,nên Ikan DI Ram mới phản ứng lại. Rồi anh trách đến nhà thơ Inrasara, và trách luôn website này. Như vậy là không đúng. Tôi thấy web này nhà thơ làm rất hay và đáng học. Tôi biết nnhiều người Việt còn học nữa là.
Con chó là ám chỉ chung, còn nếu ai thấy mình có vẻ như vậy, thì đừng sủa nữa.
Ngài Giáo sư Khả Kính cũng chung, vì chê chữ BBS trong khi mình cũng “dốt”, ai đọc bài này thấy có mình trong đó, thì xấu hổ mà sửa. Inrasara quyết định đăng là đúng. Tôi nhất trí cao.
Bạn Ikan và Pantu xem lại nhé.
@Ikan di Ram và… mến!
Tôi thấy các bạn Chăm lạ quá. Thật không hiểu!
– Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn 34 tuổi, tôi thấy cách nay 10 ngày gì đó, nhà thơ TMH (hơn 60 tuổi) đánh phá ác liệt chủ tịch Hội Nhà văn HT (dưới 70 tuôi), sau đó 1 người khác đứng bút danh đánh lại TMH, cũng ác không kém.
– Vậy mà các người viết “còm” (có tên thật, có tên nick) cả trăm “còm” hoặc là chống hoặc là theo bên này bên kia. Chú ý là các “còm” này quyết liệt và thô gấp mấy chục lần “phản hồi” trên web Inrasara.com của các bạn.
– Đặc biệt tôi chưa thấy 1 “còm” nào tấn công người chủ web là LTNhơn!!! Còn ở tại đây lại có người Chăm phê nhà thơ Inrasara chủ web Inrasara.com!!!!
Họ tạo diễn đàn, nên cảm ơn họ là đúng.
Cũng có thể xảy ra 2 trường hợp:
– Hoặc LTNhơn cũng bị “chưởi” nhưng anh không đăng lên
– Còn Inrasara muốn dân chủ nên đã đưa lên “còm” phê mình lên.
Nếu vậy thì ông bạn Inrasara của tôi đúng là MÁT thiệt rồi!!!!!!
Quả thật tôi không hiểu nổi Chăm.
Thân ái
Trần Văn X.
Xin cảm ơn Nhà thơ Inrasara đã có những phản hồi. Cảm ơn các bạn về những lời khuyên và xét.
Hỏi để làm gì?
Đôi khi biết mặt một ai đó chẳng để làm gì cả. Nhưng có biết (không phải quen) một người nổi tiếng trong cộng đồng và cả xã hội là một chuyện hoàn toàn khác. Những lời nói hay hành động của anh ấy ít nhiều đều được người khác để mắt đến, vì thường người nổi tiếng có tác động không nhỏ đến với cộng đồng.
Tôi chỉ hỏi về những thắc mắc của riêng tôi về vấn đề Nhà thơ không quan tâm lắm các vấn đề về Chăm, nhưng mặt khác lại đăng những bài viết “Ngụ ngôn” mà đa số khi đọc ta cũng biết là đang ám chỉ những ai đó, tất nhiên là những người này không cùng quan điểm với tác giả của bài viết. Dù sao, một website hay Blog cá nhân đa phần thể hiện những suy nghĩ hay tư tưởng của chủ nhân nó.
Và Nhà thơ Inrasara từ trước đến nay đều đã trả lời rốt ráo, làm hài lòng những nghi ngờ của độc giả, mặc dù những câu nghi hoặc này (hay có thể nói là “chất vấn”) thường không đẹp tý nào đối với đa số người.
Xin chúc Nhà thơ có những ngày ở ngoài Bắc có những thành công tốt đẹp.
___
Tadhau Siam makrâ di abih
—Ikan di Ram—
Ngụ ngôn là mượn chuyện con vật để nói chuyện con người và xã hội nên việc Pantu NGHĨ tới ai hay suy luận ntn thì không liên quan tới tác giả.khi đọc ngụ ngôn thì mỗi người mỗi suy nghĩ khác nhau. Pantu suy nghĩ như vậy đó là quyền of P. Đó là phép liên tưởng của truyện ngụ ngôn, nó tạo nên giá trị của thể loại này. nếu ngụ ngôn mà không tạo nên sự liên tưởng, phản ánh xã hội con người thì không còn gì là ngụ ngôn. Taramys sủa bậy nhiều quá, đến thầy tu không làm gj nó mà nó cũng sủa. Nó cũng sủa bất cứ ai khi nó thấy chướng tai gai mắt, không kể nhà thơ Ít-na-xa, ca sĩ chà – lén, văn sĩ Hoa Lài, Mr Lưu luyến, ông Nguyễn Ánh . . . Đơn giản là do cách nghĩ của người đọc mang lại, tác giả chỉ là người phản ánh hiện thực xã hội không trách tac giả đựơc, chỉ trách do người đọc suy nghĩ theo thời cuộc mà thôi. sơri vì nói ra điều này hot bà con thêm.
Ngụ ngôn là ngụ ngôn. Cười được thì cười-khóc thì cứ khóc -không khóc không cười chả sao. Suy diễn lung tung !!! Ai thèm viết ngụ ngôn cho mấy người cười được họ cười ???
Thư giản chút mà !!!