* Thổ cẩm Chăm – Làng Đa Phước thị trấn Châu Đốc – 10-2011.
1. Vừa qua tôi đi An Giang ghé Châu Đốc, gặp chị em Chăm (Chăm Tây), tôi nói tiếng mẹ đẻ với bà con – hai bên đều hiểu nhau cả. Hiểu 100%!
Abu là một trí thức Chăm ở Campuchia, Katê vừa rồi, anh ghé nhà tôi ở Sài Gòn. Chúng tôi nói tiếng mẹ đẻ với nhau, mỗi người mỗi giọng. Hiểu nhau đến 95%! Khi thiếu từ, chúng tôi thay bằng tiếng Anh. Hôm đó, Abu có dẫn thêm ba chị từ Campuchia sang, tôi nói tiếng Chăm với các chị – vẫn hiểu nhau được, dù hơi khó khăn. Tôi tin chắc chỉ cần ba ngày gặp mặt, mọi trở ngại về giọng vùng miền sẽ được tháo gỡ hoàn toàn.
Musa Phương người Tây Ninh làm ở Đài Tiếng nói Việt Nam tại TPHCM, tôi và anh trao đổi nhau bằng tiếng Chăm. Không vấn đề gì cả!
Kết luận: trở ngại về giọng hoàn toàn không quan trọng.
* Abu và các chị người Chăm ở Campuchia về Katê 2011.
2. Lối phát âm vùng miền nào đó thì không thể đảo ngược.
– Không thể bảo vùng Chăm Tây phát âm theo kiểu Chăm Đông. Càng không thể đòi hỏi người Chăm Đông từ nay trở đi nói JUAI (đừng) hay PUÔC (nói). Cho rằng âm nào chuẩn thì cực kì khó. Lấy chuẩn vùng miền nào đó để buộc vùng khác nói theo càng khó hơn. Có thể nói đó là điều bất khả.
– Việc xác định chuẩn, xin để cho các nhà nghiên cứu làm. Ở đây, ta làm công việc PHỤC VỤ ĐẠI ĐA SỐ CÔNG CHÚNG một cách tốt nhất có thể.
3. Về phần “Việt hóa”, chớ lo Chăm nói ngọng.
Tôi dạy 2 khóa tiếng Chăm tại Đại học cho 3 thành phần dân tộc: Chăm, Kinh và người nước ngoài. Phần “Việt hóa” trong sách Tự học tiếng Chăm, tuyệt đại đa số Chăm phát âm không vấn đề, tôi chỉ lo phần akhar thrah. 2 bộ phận còn lại (người Kinh và ngoại quốc), luyện bao nhiêu vẫn là “ngọng”.
Làm cho thật li tưởng thì tốt, nhưng ở đây ta không cầu toàn.
Đơn cử một ví dụ: hứa: PAGÔN, PAGUÔN hay PAGUƠN đều “đúng” cả. Âm chính ít quan trọng hơn tiền trọng âm lang likuk và phụ âm cuối poh. Khi ta viết lang likuk PA thành TA, CA hay KA; viết poh N thành poh R hay L, ta mới sai chính tả.
5.000 từ Việt – Chăm đối chiếu, sẽ làm được 2 việc:
– Có nghĩa tiếng Chăm đối chiếu với tiếng Việt. Kẹt chỗ nào, bà con lật ra mà xài. Ví dụ: văn hóa = ilimô; xin lỗi = ămpun; chào = salam, toàn mĩ = thămpuranư,…
– Anh chị em nói đúng chính tả, nhất là lang likuk.
4. Làm 5.000 từ Việt – Chăm đối chiếu vùng Chăm Đông trước, sau đó ta làm Chăm Tây, cũng với bảng từ đó. Sau cùng đến Chăm Hroi.
Qua đó, chẳng những Chăm giảm nói độn tiếng Việt, mà người từ 3 vùng gặp nhau có thể trao đổi mà ít trở ngại.
Tôi xin nhắc lại, việc nghiên cứu akhar thrah và chuẩn hóa âm vần sẽ làm ở bước tiếp theo.
Nhưng khổ một nổi người Chăm CD ko dùng PAGÔN, PAGUÔN hay PAGUƠN là “hứa” mà họ nói “Xăm ya” thì tính sao? Chử nào sai chử nào đúng? Theo tôi chử PAGÔN có lẽ đúng vì người Chăm Panduranga (PD) thừơng theo chử gốc. Nhưng nếu truy cú từ người Chăm CD thì sẻ ko ra vì họ chỉ biết lặp lại những gì ông bà họ đã dùng.
Nếu Xăm Ya ko phaỉ là từ Chăm thì chấp nhận hay bắt họ sửa đôỉ?
YC
Anh YC thân
– Ở đây nếu ta bàn về chuyên môn sâu thì khó lắm. Và sẽ dẫn đến chuyện không bao giờ thống nhất ý kiến hay cách làm được, chứ đừng nói thống nhất về khoa học.
– Tôi ví dụ về chữ HẸN = pagôn, paguôn hay paguơn, là nói cho Chăm Pandurangga; vì chính ở đây còn cãi nhau mà. Tạm đề nghị trong Từ vựng Việt – Chăm bỏ túi là PAGÔN, vì 99% người Chăm Pandurangga nói thế. Ta làm CHỦ YẾU để nói “đúng” đã (PA và N) . Còn chuyện tìm cái nào CHUẨN nhất (ngay khu vực này) ta tính sau.
– Ta cứ làm cho Chăm Pandurangga trước để bà con khu vực này dùng trước (như một cách thí điểm), sau đó làm cuốn khác cho Chăm Tây (Châu Đốc, Tây Ninh…) dùng riêng. 5.000 từ Chăm Tây nếu có sai lệch với Chăm Pandurangga thì cũng rất ít. Từ 2 (hay 3) cuốn “bỏ túi” này, ta sẽ làm một cuốn chung. Cuốn này không phải nó dày gấp ba, mà chỉ tăng vài chục trang ghi nhận SỰ KHÁC BIỆT với ghi chú nhỏ (ngay ở mục từ đó), là xong.
Vậy, anh YC và các bạn nhé.
Chúng ta thử bàn cụ thể cách làm. Kì sau: thử đề nghị một cách “phiêm âm”.
Không đồng tình với bạn YC, khi nghĩ ” người Chăm CD thì sẻ ko ra vì họ chỉ biết lặp lại những gì ông bà họ đã dùng”.
– Thứ nhất : những từ Chăm Châu Đốc dùng hôm nay nhưng Chăm Panduranga không dùng. Ko có nghĩa người Chăm Châu Đốc chế thêm hay sau này di cư qua vùng đó mới nảy sinh. Mà đã có từ cộng đồng Chăm từ thời trước khi họ di cư. Bằng chứng là tôi vẫn thấy những từ đó xuất hiện trong Ariya, Hikayat Chăm như Inra Patra, Sah Pakei…ví dụ như từ “mayai” hay thậm chí là từ có nguồn gốc Arab như ” waktu, Akhirat, Akhir…” và rõ nhất là từ “salam” mà hôm nay các bạn đang làm sống lại,có nghĩa là những ngữ vựng này đã từng tồn tại trong cộng đồng Chăm từ khi họ còn quần cư ở khu vực miền trung.
– Thứ hai: tiếng Chăm Châu Đốc không phải ngôn ngữ truyền miệng mà không có chữ Viết.Họ có chữ viết hẳn hoi và vẫn gìn giữ ngôn ngữ cũa họ trong những văn bản Ariya ( gọi là Syair) hay Hikayat của họ, thấy nhiều nhất trong các bản dịch Kinh Thánh hay các câu chuyện về các vị Thiên sứ… nó có hệ thống chính tả và ngữ pháp riêng. Không phải thích nói sao nói và cũng không phải chỉ biết nói “theo” như bạn đã đề cập
(Xin BBT website 1 comment quảng cáo. Vô cùng cảm ơn.)
____
Thăm Facebook và Cùng tham gia “Hội thích nói chuyện bằng tiếng Cham” nào các bạn. 1 trò vui vô cùng nhỏ nhưng sẽ giúp được nhiều cho sự sống còn của tiếng Cham đấy. Hãy cùng nhau làm tiếng Cham trở lại LIVE nào ^^
Let’s click and talk!
___
Let’s join in the Group “Like talking Cham language” friends. It’s just a mini-game but helps our Mother Language steps out of the death in this 21st century. Let’s save our Cham language and make it LIVE again ^^
Let’s click and talk!
___
Talk more, help more!
___
Thanks all..
___
http://www.facebook.com/groups/177760945636441/?id=179765028769366
Auen Raok ayut cuai mai raweng Kawom uni. Saong gep ndom mayai sap Cam! Mayah hu dom-dom abaoh panuec ayut o kal hu wak dalam sap Cam, ye wak tabiak di dalam bahasa Englis (ngan bahasa Yuen) waik, khaol ita langyah wek, blaoh di nan, khaol drei thau wek ralo abaoh panuec Cam, saong gep. Apakal ayut cuai ^^
_________
Welcome to Our Group. Let’s talk Cham language! Some words you can not write in Cham, please show it in English (or Vietnamese), we’ll explain, and then, we’ll know more our vocabularies, together. Thank you ^^
Hồi nhỏ tui có học akhar thrah rồi quên nì. Bắt học lại chắc tui chạy làng quá, còn lo làm ăn.
Vậy là còn may lắm, có vô số bà con Chăm không biết K, Kh, G, Gh… nữa đó các bạn ơi.
Các bạn nói thấp thấp giùm chúng tui đi.
Nhà thơ Inrasara đưa ra đề tài này thực tế lắm, các bạn bàn cao xa quá thì các bạn nói với nhau thôi. 99,9% người Chăm sẽ bỏ trốn hết. Nói tiếng Việt hết thôi. Ngăk ơn, ngăk ơn…
@Janhokha : đừng mang bản thân ra so sánh với người khác nhé 🙂
Thưa ông anh Putra Champa
Tui thân con cò con vịt hổng dám so sánh với ai. Nói thế oan cho tui.
Bắt chước nhà thơ Inrasara, tui tạm chia người Chăm mình như sau (tỉ lệ này có khác Inrasara):
– Hoàn toàn mù akhar thrah: 70%, xếp hạng yếu.
– Biết mà quên (như tui): 25%, xếp hạng trung bình yếu.
– 4,9% hạng trung bình, đọc và hiểu lỏm bỏm.
– 0,1% hàng cao cấp (như Putra Champa)
Tui chỉ yêu cầu các ông khoa học viết thấp thấp cho bà con nhờ. Ví dụ chữ “lời”, ông Aymonier viết PANUƠC (tui thấy chữ U còn có dấu móc dưới), Từ điển ở Đại học thì viêt PANWƠC, còn nhóm Chăm ở Mã Lai Á viết PANUEC. Tui đố ông Mã Điền Cư, ông chủ tịch Huyện Long quê tui hay cô thợ may Chăm mới hết tiểu học hay kĩ sư cơ khí Chăm chưa học chữ K nào đọc nổi.
Còn nếu viết PANÔY’ thì hết thẩy tụi tui đọc được. Vì tụi tôi đều có học tiếng Việt từ cấp Tiểu học trở lên, nói và viết tiếng Việt mỗi ngày.
Hãy thương 99% dân ngu khu đen này nhé, các ông khoa học ơi.