Kiều Dung: Đấu tranh trong quỹ đạo của pháp luật

* Tiếng nói tuổi trẻ.

Một hành tinh luôn luôn chuyển động theo một quỹ đạo, xã hội luôn luôn vận động không ngừng. Hành tinh chuyển động nhanh gấp nhưng không tách rời quỹ đạo của nó. Làm sao để xã hội vận động tiến lên mà không tách rời quỹ đạo của pháp luật?

 

Xã hội Chăm đang vận động đấu tranh để tiến kịp thời đại, tuy nhiên sự vận động này còn bị hạn chế do nhiều nguyên nhân, phân hóa thành nhiều hướng. Các hướng này có khi lại triệt tiêu ảnh hưởng của nhau. Các trí thức Chăm ở hải ngoại hay xuyên tạc vai trò của các trí thức Chăm trong nước.

 

Chúng ta có quyền đấu tranh để đòi quyền lợi hợp pháp. Các quyền lợi này không tự dưng có được. Các bậc tri thức trong nước có trách nhiệm lớn trong việc bảo tồn di sản văn hóa, sự phát triển của xã hội, nhưng có không ít người tỏ ra rụt rè chùn chân, không dám đấu tranh, vì sợ vi phạm pháp luật. Không hiểu thấu đáo pháp luật của Nhà nước nên mới sợ pháp luật.

Lợi dụng điều này, các bậc tri thức Chăm ở hải ngoại tìm cách hạ thấp hình ảnh của các trí thức trong nước.

 

Các vụ bức xúc mang tính cộng đồng đã xảy ra ở nhiều làng. Nhiều cuộc đấu tranh không mang màu sắc chính trị, đòi quyền lợi chính đáng bị một số người có chức quyền quy gán vào tội gây mất an ninh, gây tâm lí bất hòa cho người dân. Điều này có tác động kìm hãm tinh thần đấu tranh của người Chăm, là một dấu hiệu không phù hợp cho một nước yêu tự do, và đề cao tính dân chủ của công dân. Đây chính là vấn đề có thể làm lệch quỹ đạo đấu tranh của người dân, khiến họ có thể bất mãn với chế độ, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng.

Các trí thức Chăm ở hải ngoại thì không ngừng khai thác vấn đề này, để tranh thủ sự ảnh hưởng.

 

Nếu tình hình này cứ tiếp diễn thì tôi e rằng, bộ mặt của các trí thức trong nước sẽ bị méo mó, không nhận được sự ủng hộ của cộng đồng, không đủ sức để đảm nhiệm trọng trách bảo tồn di sản văn hóa!

 

Đấu tranh là một hình thức vận động của xã hội, là thuộc tính của xã hội. Ta phải làm sao để cuộc đấu tranh này đi trong một quỹ đạo phù hợp với khuôn khổ của pháp luật. Các trí thức trong nước cần khai thác quyền lợi hợp pháp của mình, cần mạnh dạn bày tỏ nguyện vọng của mình. Có như vậy, ta mới nhận được sự ủng hộ cộng đồng.

 

 

6 thoughts on “Kiều Dung: Đấu tranh trong quỹ đạo của pháp luật

  1. Bài này hay, đây là một vấn đề rất đáng để mang ra mổ xẻ nhầm tạo lại khối đoàn kết trong Chăm dù họ ở bất cứ nơi đâu. Có hiểu nhau thì mới có thể cùng chí hướng, thiết nghĩ Chăm ta nên cởi mở hơn để tránh những vụ cãi vả triệt tiêu lẫn nhau.

  2. Nhom tri thuc nuoc ngoai??!!! Chi mot vai tay duoc gom chung goi la “BBT champaka” thoi. Nguoi cham cung dat cau hoi: Ho co la tri thuc khong??? Ho luon noi cai goi la “dan chu” nhung khi noi len chinh kien cua minh thi de ten la BBT. Bo tay cham com!

  3. Theo tôi có lẽ vì thiếu thông tin cho nên KD mói quơ đũa cả nắm. Chăm ở HN đâu phải tất cả đều tìm cách gièm pha hay đố kỵ với Chăm VN đâu! Chỉ môt vài người thật sự có vấn đề về nhân phẩm đạo đức và sĩ diện. Họ sẵn sàng tâng bốc mình một cách lố bịch và trơ trẽn. Họ cố tâm phá hoại sự đoàn kết của Chăm mình bằng cách lâu lâu tung ra một vài bài viết hạ bệ hay bôi bẩn người khác và vì đó cộng đồng Chăm có phản ứng và rối bù lên. Nhưng theo tôi nghe thấy thì Chăm HN này ai cũng biết cả và ko thèm quan tâm. Chỉ có Chăm ở VN là còn để ý, còn bức xúc, và còn phản ảnh qua nhũng bài viết ko ra trò như thế.
    Xin mọi người Chăm ở VN đừng quan tâm đến những chuyện tầm phào mà chú trọng đến tương lai d/t và con cháu Chăm mình sau nay. Hãy cố gắng dạy cho chúng yêu thương và đùm bọc lẫn nhau.

    Nếu ko thích thì cứ gài email cho những địa chỉ đó đi thẳng vào sọt rác là xong. Ko nhức đầu hoặc phiền hà gì cả.
    Vài hàng phân trần với KD.
    YC

  4. Giới trẻ Chăm không phân minh rạch ròi, khi bản nguyên của sự việc được bàn ra, độc giả cứ theo đó mà nói theo, không ấn định tinh thần chủ quan của mình. KD viết như thế cũng có phần không đúng, chỉ tương đối theo nhìn nhận của kaka, giữa tri thức và trí thức khác biệt như thế nào, giữa Chăm hải ngoại và Chăm Việt Nam có gì khác biệt, giữa Chăm Awal va Ahier có gì khác biệt, giữa Chăm Đông, Chăm Tây, Chăm Nam có gì khác biệt….cùng chung tộc Chămpa cả, quỹ đạo phát luật với dân đen ai hiểu, dân phong kiến trước kia ai biết, luật tục Chăm, chữ Chăm ai đã đọc và hiểu hết ý nghĩa chưa, sự đấu tranh quỹ đạo pháp luật không ổn chút nào, cùng chung một ngôi nhà Chămpa hôm nay, hậu duệ của Chămpa hôm nay, các bậc đàn anh đi trước phải thống nhất, phải hiểu dân tình để đấu tranh cho sự sống của tộc Chăm hôm nay. sự vận động, hình thái xã hội, ý thức xã hội cần phải tinh quái hơn, đặc tính của Chăm, cái tạng của Chăm khác nhau.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *