Nghĩ gì? 10 – Tiếng Chăm về đâu? 4. Sổ tay từ vựng Việt – Chăm, tại sao không?

Hồi trẻ, tôi có vẻ xem thường những người không biết CHỮ Chăm. Đó là lối nghĩ ngây thơ dại dột của tuổi trẻ. Do đó tôi quyết dạy chữ Chăm cho những ai muốn học. Từ Trung học Pô-Klong cho đến Caklaing, sau đó là các bạn học ở Thị xã Phan Rang.

Đến khi vào Đại học, tôi hoàn toàn nghĩ khác.

TIẾNG NÓI mới quyết định sự tồn vong của dân tộc. Do đó, tôi từ chối các lớp dạy chữ Chăm. Từ chối, chứ không chống hay phản bác truyền bá akhar thrah.

Biết chữ thì tốt, nhưng hôm nay ta đang nói ĐỘN tiếng Việt quá nhiều đây?

Đại đa số người Chăm lúc này đang rơi vào tình trạng ấy, ai cũng thấy cũng biết. Và có thể nói, ai cũng áy náy, ưu tư.

Vậy hãy để vụ việc akhar thrah cho các nhà nghiên cứu lo. Chưa tới 20 người đâu, nghĩa là 0,01% trên tổng số người Chăm cư trú trên đất nước Việt Nam. Họ cãi nhau thế nào thì mặc họ. Đó là công việc, là nghĩa vụ chính đáng của họ.

 

Chúng ta, bạn, tôi và 99,99% người Chăm còn lại hãy bắt đầu tập NÓI tiếng mẹ đẻ, ngay bây giờ. Đâu là phương tiện hữu hiệu nhất để NÓI tiếng Chăm?

– Sách nghiên cứu ngôn ngữ chăng? – Hãy để nó cho các nhà nghiên cứu. Nói rành rồi ta dùng sau.

– Sách tự học tiếng Chăm chăng? – Ta là Chăm thì ta “biết” nói tiếng Chăm, ta nói đúng ngữ pháp tiếng Chăm 95%. Vậy thì cộng cụ này cũng chưa cần vội.

– Cái cần nhất lúc này là: Từ vựng Việt – Chăm đối chiếu.

Các vấn đề đặt ra:

1. Tại sao phải là Việt trước Chăm sau? – Ta rành tiếng Việt hơn tiếng Chăm, đó là điều chắc chắn. Người Chăm hôm nay sở hữu vốn từ vựng tiếng Việt nhiều hơn, có thể gấp 2 hay 3 lần vốn tiếng Chăm.

2. Phiên âm hay chuyển tự? – Phiên âm là thực tế nhất. Chẳng những phiên âm, mà là Việt hóa tiếng Chăm. Để tất cả những người biết tiếng Việt đều có thể đọc được. Đây chỉ là biện pháp tạm thời.

3. Chỉ cần từ đối từ, không cần câu hay mệnh đề minh họa. 5.000 từ cả thảy. In khổ nhỏ, mỏng, dễ bỏ túi. Rất tiện. Muốn tra từ nào, cứ lật ra.

 

Bà con và các bạn cùng góp ý thảo luận nhé!

Đoa karun!

30 thoughts on “Nghĩ gì? 10 – Tiếng Chăm về đâu? 4. Sổ tay từ vựng Việt – Chăm, tại sao không?

  1. Hoan hô Sara hết mình.
    Chờ lâu lắm mới thấy Sara đưa ra đề tài này.
    Anh em chúng ta, Chăm CD Chăm Panduranga, gặp nhau mà cứ nói toàn tiếng Việt, nghe thật xấu hổ. Nhưng cố gắng nói cho nhau bằng tiếng mẹ đẻ thì lại có vấn đề – không hiểu nhau vì cách phát âm xa nhau quá. Ngay cả khi có được Từ vựng Việt – Chăm đối chiếu cũng thế thôi. Vì nếu phiên âm hay chuyển tự thì cũng bị trở ngại vì cách phát âm không đồng nhất của người Chăm ở các miền. Tuy nhiên chúng ta có thể vượt qua bước đầu khó khăn bằng cách đọc chử Chăm theo cách phát âm của Panduranga vì người Chăm chiếm tỷ lệ đa số.
    Phải phát âm theo Chăm miền Trung, không còn cách khác nếu các bạn muốn hiểu nhau. Nếu bạn có lòng thương d/t thì bắt buộc phải tuân thủ qui luật nói tiếng Chăm này. Còn không thì con cháu bạn về sau sẽ nói tiếng Viet/Ma/Khmer/Tay/Tau/My hoàn toàn khi bạn mất đi.
    Nếu thành công thì các miền khác sẽ phài tự sửa chửa để theo để chúng ta và mọi người cùng hiểu nhau. Không cần bàn bạc lôi thôi vô tích sự vì người Chăm chúng ta đã bàn hơn vài trăm năm nay rồi mà vẫn còn chưa thông nhau. Vậy cứ hãy thực hành trước đã.

    Vài lời chân thực gởi tới Chăm drei.
    Dwa karun Sara ralo.
    YC

  2. Anh YC ơi, bắt người Chăm An GIang với Tây Ninh nói tiếng Chăm Panduranga khó lắm. Và chả ai chịu nói cả. Có cách khác đi, mik wa mình ơi.

  3. “Người Chăm hôm nay sở hữu vốn từ vựng tiếng Việt nhiều hơn, có thể gấp 2 hay 3 lần vốn tiếng Chăm”…nhận định này có hơi quá không?

  4. Khi chuyển âm tiếng Chăm sang “chữ Việt” thay vì chữ Rumi, liệu tiếng Chăm có bị ngọng ngịu ?

  5. Bạn Putrachampa thân
    Có 2 điểm:
    1. Về người Chăm hôm nay sở hữu tỉ lệ vốn từ vựng tiếng Chăm và tiếng Việt, có mấy cách kiểm tra sau:
    – Đếm lượng chữ trong từ điển G. Moussay (1971), Từ điển Đại học (1995) và từ điển tiếng Việt xuất bản cùng thời điểm: con số chênh nhau rất rõ – từ 3 lần trở lên.
    – Một người Chăm (tiếng Chăm) và 1 người Kinh (tiếng Việt) trình độ trung bình khá viết một bài tiểu luận 2 trang trong thời gian như nhau, sẽ nhận ra bạn à: gấp ba là ít.

    2. Về “Việt hóa”. Nói đúng hơn là ghi sao cho người Chăm biết tiếng Việt dễ đọc nhất (chúng ta cần bàn về cách ghi). Theo tôi không ngọng đâu. Người Kinh hay người ngoài có thể ngọng, Chăm thì KHÔNG. Ví dụ:
    ritong: cá lòng tong – atoong: đánh
    ridêh: xe – piơh: cất – boh: trái – bbôh: thấy,… vân vân.
    Nhưng tôi có in đậm đó là phương cách tạm thời. Tập sau sẽ có chuyển tự, rồi tập sau nữa có cả akhar thrah.

    mục đích: NHANH, GỌN, đáp ứng THỰC TIỄN.

  6. Có bảng từ vựng bỏ túi là rất cấp bách. Các từ trước mắt sẽ hợp tuyển từ 2 vùng, Pangduranga, và Nam Bộ (Tây Ninh -Châu Đốc), nếu thành công sẽ mở rộng từ Cham thường dù ở các vùng khác. Nếu bảng từ đó có tất cả các từ của các vùng thì khi chúng ta dùng nó để nói chắc chắn sẽ hiểu được nhau. Xem bảng từ đó sẽ biết từ này dùng ở vùng nào. Ví dụ: Cham đông đôm là nói, Cham tây Mưyai là nói… Khônh nhất thiết phải nói theo vùng nào cả. Vùng nào cũng là Cham cả, từ nào ông bà cha mẹ chúng ta đang sử dụng đều nên trân trọng, sẽ làm giàu thêm cho tiếng Cham chứ không mất đi đâu cả. Tình yêu của chúng ta đối với tiếng Cham còn mạnh, nhất định chú ta sẽ làm được.
    Xin có vài lời chia sẻ,

    KK

  7. Vâng! nếu lấy quan điểm Chăm và mở ngoặc thêm dòng chữ Pandurangga hay Eastern Cham thì có thể không bị ngọng. Nhưng với người Western Cham thì chắc sẽ bị ngọng, vì Rumi theo Aymonier gần gũi với cả hai vùng miền. ví như không thể nào bắt họ phát âm là “mưyai” theo bạn Kan kun đề cập hay , “jôy”…thay vì họ phát âm là “Mayai”, “juei” …có những từ ko sát âm hoặc biến dạng âm chuẩn của họ dẫn đống ngọng ngịu.

  8. Putra Champa tiếng Anh ghê quá!
    Làm ơn viết tiếng Việt cho anh em nhờ nhé. Kan Kun viết Cham đông, Putra liền viết tiếng Anh…
    làm ơn nhé.

  9. Nếu như chúng ta đồng ý theo quan điểm của Fatima và Putrachampa thì sẽ không là từ vựng “bỏ túi” nữa mà sẽ là 1 cuốn tự điển vì không phải chỉ có 1 vài từ khác nhau mà là hàng trăm từ là khác. Và sẽ còn nhiều tranh cải nếu Chăm Kampuchea nhập cuộc.

    Xin PutraChampa giải thích rỏ hơn về câu “Nhưng với người Western Cham thì chắc sẽ bị ngọng, vì Rumi theo Aymonier gần gũi với cả hai vùng miền.” Theo tôi Ruma là sự chuyển tự từ chử Arab sang Western alphabet (Janhohka thông cảm nhé! Dùng tiếng Anh tế để tránh lầm lẩn), chứ ko phải từ Akhar Thrah sang W. alphabet.

    Lý do giản dị mà tôi đề nghị chúng ta nên dùng cách phát âm của Panduranga là vì chúng ta có thể từ đó truy về chử gốc Akhar Thrah. Còn như cách phát âm của Chăm Nam Bộ và Kampuchea thì xuất phát từ các từ Arab mà người Chăm theo đạo Bani và HG thường dùng. Phải công nhận là rất dể dàng cho tôi viết tiêng Chăm theo chử Arab vì nó đọc sao viết vậy, nhưng cách này ko đúng vì người Chăm NB & Kampuchea đang đọc trật tiếng Chăm.

    Tôi biết là chuyện sửa đổi các từ dùng trong đời sống hàng ngày rất khó (xabai thành pui = vui mừng) và còn khó hơn nữa khi phải sửa cách phát âm của những từ mà mỉnh đã quen từ thuở lọt lòng ( thí dụ từ wơ thành wơn = quên; yâu bhơ thành yâu bhân = thế nào/làm sao; Nân khơ thành Nân Khan=đất nước), nhưng những thay đổi này có thể làm được nếu chúng ta chịu dẹp bỏ lòng kiêu hảnh, tự ti nhỏ mọn đi.

    Các bạn cứ kiểm lại lịch sử dân tộc Chăm mình mà thâý có bao nhiêu người tâm huyết đi trước chúng ta đã thất bại và tôi nghĩ cũng vì sự xáo trộn của tiếng Chăm qua từng địa phương, từng làng Chăm. Vậy tại sao ta không chịu làm khác đi để đạt mục đích chính là thống nhất ngôn ngử Chăm. Nếu cứ cố tranh nhau cho đúng thì vài trăm năm nửa cũng lại có 1 Sara khác, 1 YC khác, 1 Putrachampa, 1 Fatima khác lại tiêp tục tranh luận Làm thế nào để hiểu nhau. Và ko biết có Chăm nào quan tâm đến vấn đề này nữa hay ko, hay tất cả đã là Kinh và “who cares” (lại xin lổi Janhohka nữa nhưng phải dùng cụm từ nầy để chỉ sự buông xuôi, chán nản).

    Lakâu tonphih adei xa-ai kachap ko mo tah (Cham CD) = (Xin cầu chúc tất cả anh em mình sức khõe dồi dào và sống lâu). Người Chăm Panduranga nói thế nào xin viết ra đây xem sự khác biệt.
    YC

  10. @Yc: Bạn ơi, bạn đang cố ghi âm tiếng Chăm Châu Đốc theo phương cách đọc sao viết vậy chứ không theo hệ thống chính tả Chăm Châu đốc. Hệ thống chính tả Chăm Châu Đốc phân ra hệ thống hẳn hoi, ví như từ “R” của Chăm Pandurangga đều thành “G” tiếng Chăm Châu Đốc, ví như ” Wag = quên “CD”, War = quên “PR”…v..v…không phải thành “Wơ” như bạn đề cập, đó chỉ là giọng địa phương của làng ca sĩ Ysa. và nhiều cái khác nữa, nghĩa là nó biến đổi tương ứng theo hệ thống, chứ không phải tùm lum lên,ví dụ chuyển âm như “th-s” “a-ư’ “a-i”…v…v…
    Câu văn Chăm Châu đốc đó xin được viết đúng theo chữ Rumi như sau:
    “Lakau taong abih adei saai kajap karo umur atah”( ﻠﮑﺎﻭ ﺘﯙڠ ﺃﺒﻴﻪ ﺃﺪﺍﻱ ﺴﻌﺎﻱ ﻜﺠﭫ ﻜﻐﯣ ﺃﻮﻤﻮﺮ ﺃﺘﻪ )

  11. Adei Xa-ai ranam harơh!
    DahlalK bbôh dalam JaYam – Ja Khoa “Tuyển tập bài hát Cham” hu ganap phiên âm (mưlih xap) biak siam mưkrư.

    Các anh em thân quý!
    Tôi thấy phiên âm trong “Tuyển tập bài hát Cham” của JaYam – JaKhoa rất dễ đọc. Tôi quen nhiều anh em Cham Nam bộ tại Tp Hồ Chí Minh, tin chắc sẽ phiên âm được cho Cham hai vùng. Tuy nhiên PutraChampa làm ơn duyệt lại thử. PutraChampa có ý kiến về Cham Tây rất xác đáng, nhất là các bài trong youtube. Halin (halun) rất ngưỡng mộ bạn. Yut nen tham gia đóng góp từ vựng Cham Tây. Halin sẽ cố gắng phần mình. Đôn xap Cham saung anưk Champa drei.
    Kajap karô mô atah,

    Kan Kun

  12. Việc khôi phục tiếng Chăm là cực kỳ cấp thiết. Số phận của những người vong quốc luôn thật bi đát. Hãy xem người Mãn Châu đã từng đô hộ người Trung QUốc như thế nào, mà giờ đây tiếng Mãn Châu đã sắp thành ngôn ngữ chết, người Mãn CHâu đa phần đều tự nhận mình là người Hán. Nếu người Chăm ta không hành động ngay thì chẳng mấy tiếng CHăm cũng sẽ là ngôn ngữ chết mà thôi.
    Về việc phát triển tiếng Chăm, tôi nghĩ ta nên học hỏi người Kinh. Họ rất khôn ngoan trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Họ học hỏi nhiều điều của nước ngoài, nhưng rất giỏi chế biến chúng thành thứ của mình. Thêm nữa, tiếng VIệt cũng rất đa dạng, nhưng họ luôn lấy giọng Hà Nội làm giọng chuẩn, nên tiếng Việt luôn thống nhất trong đa dạng. Tiếng Chăm cũng phải vậy, tôi đề nghị nên lấy giọng Chăm padunranga làm giọng chuẩn, mọi người Chăm khắp mọi miền phải biết thứ tiếng này.

  13. Cac ban Cham than men
    Rat hoan nghenh noi uu tu cua cac ban ve than phan cua Tieng Cham hien nay dang tren da day chet. Chung ta nen cung nhau tim ra cac phuong an cu the de cuu vot no. Toi xin gop vai y sau day:
    – Nen chon cach phat am Panduranga lam phat am chuan vi no la phat am cua Vuong quoc Champa cu. Hon nua no phat xuat tu Akhar Thrah co.
    – Nen PHIEN AM [Khong PHIEN CHU nhu xua nay thuong lam]. Phien am bang mau tu La tinh the nao cho nguoi biet Tieng Viet de doc [Cham Viet Nam deu biet tieng Viet, Cham Campuchia co le cung bat dau biet Tieng Viet roi]. That ra Phien am chi la phuong tien de pho bien Tieng noi Cham ma thoi. Do do, khong can tranh luan dai dong, van de thiet yeu la cuu van tieng noi Cham [le parler Cham]. Con phien am cu the ra sao thi se ban bac sau. Than ai

    • anh sangluu này hình như chưa bao giờ thấy sách cổ của ông bà mình để lại thì phải.
      anh có chắc mình phát âm đúng hết những từ còn lại ngoài những từ anh vừa nêu không?

  14. Bạn Mei Cam và Sangluu@yahoo.com mến. Như thế nào gọi là giọng chuẩn Panduranga?. Và hãy xét thật kĩ các phát âm của người Chăm Thuận Hải vào năm 2011 xem có chuẩn với Akhar Thrah truyền thống ko các bạn nhé, Thân!

  15. Cac ban tre Cham thuong men,
    Mot lan nua, hoan nghenh cac ban tre rat nang long voi tien do ngon ngu Cham.
    Tien day xin noi them: cach phat am cua Cham Panduranga sat voi Akhar Thrah lam day! Chi tru mot vai truong hop ngoai le nhu PO [ngai], hoac BRUK [viec lam] doc khac voi ky tu chinh ta Akhar Thrah truyen thong. Nhung do la ngoai le. Ngoai ra, nhung tu co TAKAI KWAK [nhu JUAI = đừng], ngoai cac cu lon tuoi doc co takai kwak, con cac gioi trung nien tro xuong thi doc khong co takai kwak [ho doc JOI thay vi JUOI]. Nhung cung la truong hop hiem hoi thoi. Cham Panduranga doc URANG [người]trong khi Cham Tay doc UGANG tuong tu nhu nguoi Viet Nam bo doc ‘bat ca GO bo trong GO [tuc la bat ca RO bo trong RO]. Khong co gi tram trong ca. Neu lay phat am Panduranga lam chuan thi Cham cac vung mien khac co gang phat am theo no, duoc bao nhieu hay bay nhieu, neu khong duoc thi cu phat am theo vung mien cua minh, co sao dau!
    Than thuong.

  16. Nhất trí với Sangluu38!
    Đê nghị như nhà thơ Inrasara rằng nên làm cho Cham Panduranga trước, làm riêng, sau đó làm cho Cham Tây. Hay thì có hay nhưng hơi… cái gì đó tôi không biết dùng chữ để diễn tả.
    Còn ta cố nói ai chuẩn hơn ai thì rất khó. Sangluu38 nói Tiếng Cham Panduranga gần với Akhar thrah, theo tôi gần đến 99% thì được rồi. Làm đi, tôi ủng hộ. Sai ít nhiều rồi ra sửa lại!
    Thuk siam.

  17. @sangluu nói còn thiếu quá, ví như vùng Panduranga phát âm “Thang” thay vì sang, “tha/sa”… Dua/kua: số hai… và mất hẳn lang li-kuk, với lại vùng Panduranga thật sự cách phát âm không thống nhất với nhau theo từng vùng khác nhau. Như các vùng ở Bình thuận vẫn phát âm “U-gang” thay vì Urang… thế nên mình mới hỏi ở đây lấy chuẩn Panduranga là chuẩn ra sao???

  18. Cac ban Cham thuong men
    Toi nhat tri voi cac ban ve cac y kien cu the cuu vot va cung co TIENG CHAM bang cach:
    – Phien chu Cham bang mau tu La tinh sao cho nguoi biet tieng Viet doc de dang.
    – Nen chon cach phat am tuong doi CHUAN cho moi nguoi Cham cung noi dung nhau.
    – Soan va phat hanh mot quyen TU VUNG VIET-CHAM truoc gom khoan 5000 tu hay hon nua,cho nguoi Cham hoc va nam vung von tu Cham pho thong.
    – Sau do tien den soan thao mot quyen TU DIEN CHAM-Viet han hoi.Tu dien Cham Viet PHO THONG!
    – Khi co Tu dien Cham-Viet roi thi Tu dien Viet-Cham se hinh thanh de dang thoi
    -Sau khi hoan thanh cac cong viec tren,ta se tro lai hoc Akhar thrah sau rong hon,cung nhu hoc Van pham Cham bai ban hon.Can pho bien Sach Van Pham Cham rong rai cho moi nguoi theo hoc.Hy vong mot phong trao sang tac thi van bang Akhar Thrah se no ro! Mong lam thay!

    Than men

  19. @putrachampa: sao cứ phải bám lấy Akhar Thrah truyền thống? trong khi chúng ta có thể biến đổi một chút cho phù hợp với thời đại. Mình thích nói tiếng Chăm theo kiểu Phan Rang bây giờ hơn là có prefix như hồi xưa. Thời đại tên lửa mà cứ rườm rà như cụ non thế. Còn anh nào nghiên cứu về Chăm thì bắt buộc phải biết Akhar Thrah truyền thống để đọc các văn bản cổ xưa, các anh k biết đọc thì các anh đi chết đi. Công việc đó là cần câu cơm của các anh, còn chúng tôi là những người làm việc ko liên quan gì đến chữ Chăm, chúng tôi chỉ cần nói gọn – nhanh mà vẫn dùng đúng từ Chăm. ok ???

    • Bạn có tự tin là mình nói đúng 100% tiếng Chăm không? Không nên phiên âm mà nên chuyển tự
      Ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày sao mà tạm thời cho được.
      Chuyển tự đúng với chữ Chăm truyền thống chứ không phải chữ không phải chữ BBS
      Tiếng nói có thể khác nhưng chữ viết phải đúng
      Ví du như người Kinh có thể nói chữ “l” thành chữ “n” nhưng chẳng ai ghi như vậy cả.

  20. Salam Cham Panrang,
    noi that, nghe cai cau binh luan cua anh nhu the toi thay buc xuc qua. Neu co jaleng chac toi phang cho anh may cai qua. Anh nghi chuyen do la can cau com, anh nghi nhung nha nghien cuu k lam duoc thi di chet di ah? Anh la Cham do chu? Kiem tien ben cai mang nhu the nay co suong k? luong beo bot, anh nghi nhung nguoi nghien cuu song sung suong lam dung k? khong di lam cong viec ben ngoai, ho co du song de ton tai ma nuoi duong van hoa truyen thong k? Vi yeu van hoa truyen thong, muon bao ton no ma ho dan than tren con duong nay. anh k thong cam, chia se va dong vien ma lai co nhung tu qua dang nhu vay. Neu nhung nha nghien cuu doc vao, e la ho tui than vi co nhung nguoi nhu anh binh luan nhu vay. Nghien cuu k sung suong dau anh, va no k phai la cai can cau com.

  21. @Cham Panrang : xin lỗi tôi chỉ là sinh viên và yêu Chăm bởi tôi có dòng máu Chăm chứ không phải nhà nghiên cứu gì hết. Thật buồn với câu này của bạn ” còn chúng tôi là những người làm việc ko liên quan gì đến chữ Chăm, chúng tôi chỉ cần nói gọn”…Lâu nay tôi cứ nghĩ người Chăm Panduranga biết giữ gốc. Với Chăm An giang, khi họ ko biết chữ Chăm ( chữ Chăm Jawi) họ tỏ ra rất xấu hổ và luôn cố học hay chí ít họ rất tôn trọng những người biết chữ, Dù rằng thứ chữ ấy không mang lại “miếng cơm” cho họ. Đáng buồn thât!

  22. @putrachampa: Giữ gốc không có nghĩa là cứ khư khư ôm gốc mà bám lấy và bào mòn gốc đấy. Cần chăm bón và phát triển cái gốc. Bạn là sinh viên thì hãy học tập và ngấu nghiến tri thức cho nhiều vào để trưởng thành hơn khi vào đây lên tiếng những điều quá lý tưởng trong điều kiện lý tưởng mà xa rời thực tế.
    Ở An giang, không biết chữ Chăm (chữ Jawi) đồng nghĩa với việc không đọc được kinh. Một tín đồ mà không đọc được kinh, không xướng kinh được thì còn gì xấu hổ bằng. Như vậy khác nào người dốt chữ trong cộng đồng tiên tiến. (Đoạn này tôi nói cho chung chứ không nói Putra)
    Với Putra, hãy làm tốt công tác phát triển chữ Chăm Tây của các bạn và đưa ra phương hướng giới thiệu đến cộng đồng Chăm khác. Mỗi người từng vùng miền, làm tốt công tác bảo tồn tiếng Chăm trong từng vùng miền của mình thì đến lúc phát triển rực rỡ thì các tiếng Chăm trong từng vùng sẽ tự động hòa hợp và thống nhất mà thôi.
    Đừng ham thống nhất tiếng Chăm trong cả địa cầu trong khi từng “tế bào” vùng chưa được khỏe mạnh.

  23. @Jaleng: Tôi nói là những tay như VM, MP, QDD… không phải đang kiếm ăn trên VH Cham đó sao mà cứ chửi nhau ỏm tỏi lên, bảo tồn cái giống gì? Chửi nhau như vậy tới khi nào thống nhất? Nói anh này viết chữ đúng anh kia viết chữ sai… bó tay. Đề nghị Jaleng viết tiếng Việt có dấu cho bà con nhờ rồi sau đó phang tôi cũng được. Ít ra anh hãy tôn trọng bà con trong này đã.
    Tôi thấy mấy nhà nghiên cứu học chưa tới đâu thì hay phê bình người này người khác, đứng trên danh nghĩa bảo tồn VH này nọ.
    Đọc mà tôi thấy nực cười cho mấy người quá.

  24. LIKUW CAIK MAT – Xin lưu ý!
    Bà con, anh chị em và độc giả “phản hồi” dám nói thẳng và nói đúng ý của mình, là điều hay và cần.
    Nhưng mong hãy thật bình tĩnh, cẩn trọng hơn trong việc dùng chữ. Lời nói không mất tiền mua
    Để website này luôn giữ được sự trong sáng, tinh thần lành mạnh và trí thức của nó.
    Mong lắm thay!

    Karun – Thuk siam.
    Inrasara.

  25. @cham panrang: Có vẻ bạn lầm chữ Chăm Jawi với chữ Arab???… Người Chăm An giang hầu hết 99% biết đọc kinh Quran bằng chữ Arab, nhưng rất ít người đọc và viết được chữ Chăm Jawi. Chữ Chăm Jawi là 1 thứ chữ của người Tây Chăm có nguồn gốc Arab, chứ không phải chữ Arab. Còn về những vấn đề khác thì xin kiếu. Ko dám luận bàn

  26. @cham panrang: Chuyen cua VM, MP, QDD chi la mot vai nguoi trong hang chuc nha nghien cuu Cham. Ban da quo dua ca nam nhu the, co dung k? Dung la thay nhung comment cua ban, putrachampa thay k dam ban luan that. Toi cung k dam ban luan va ho then khi thay nhung comment cua ban.
    Chuc ban song tot.

    BBT Inrasara.com:
    Chuyện ngoài lề này, nếu trao đổi mãi sẽ lạc đề. BBT đăng “phản hồi” cuối. Mời mik wa, adei xa-ai tập trung bàn vào chuyên môn.
    Thuk siam.
    BBT

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *