Sách mới: Văn học Chăm khái luận tái bản

Văn học Chăm khái luận

NXB Tri Thức, Hà Nội, 2011

304 trang, khổ 16 X 24cm – In 1.000 bản – Giá bìa: 90.000 đồng.

27 ảnh minh họa.

 

VĂN HỌC CHĂM Khái luận

mục lục

– Lời mở, 2010

Lời giới thiệu của Nguyễn Tấn Đắc

– Những chữ viết tắt

– Lời nói đầu, 1994

Chương I. Con đường tìm đến văn học Chăm

Chương II. Văn học dân gian Chăm

II.1. Damnưy – Dalikal / Thần thoại Truyền thuyết Chuyện cổ tích

II.2. Panwơc yaw – Panwơc pađau / Tục ngữ Câu đố

II.3. Panwơc Pađit / Ca dao, Kadha rinaih dauh / Đồng dao

II.4. Các loại hát dân gian khác

Chương III. Văn học viết Chăm

            III.1. Akayet – Sử thi

III.1.a. Akayet Dewa Mưno

III.1.b. Akayet Inra Patra

III.1.c. Akayet Um Mưrup

III.1.d. Akayet Pram Dit Pram Lak

            III.2. Thơ ca trữ Tình

III 2.a. Ariya Bini – Cam

III.2.b. Ariya Cam – Bini

III.2.c. Ariya Xah Pakei

III.2.d. Các tác phẩm khác: Ariya Mưyut, Ariya Nưsak Asaih, Ariya Ppo Thien và Ariya Kei Oy

            III.3. Thơ thế sự

III.3.a. Ariya Glơng Anak

III.3.b. Pauh Catwai

III.3.c. Ariya Twơn Phauw

III.3.d. Ariya Ppo Parơng

III.4. Gia huấn ca

            III.5. Thơ triết lí

Chương IV. Văn học Chăm hiện đại (thay lời kết luận)

Phụ lục I

I.1. Để hiểu văn chương Chăm

I.2. Sáng tác văn chương Chăm hiện đại – Thơ tiếng Chăm

I.3. Nhập cuộc về hướng mở – Thơ tiếng Việt

I.4. Tagalau qua 10 kì phiêu lãng

Phụ lục II: Thư mục tư liệu văn học Chăm

Phụ bản: 27 bức ảnh

Bảng tên riêng

Bảng từ vựng Chăm

Bảng chuyển tự Chăm Latin

The Literature of Champa and Contents

Thư mục tham khảo

 

LỜI MỞ

 

Từ khi bộ ba Văn học Chăm, khái luận – văn tuyển ra đời, mười lăm năm đi qua với bao thành tựu mới, ghi nhận mới, gợi hứng nghiên cứu và sáng tạo mới.

Đã có nhiều công trình, nhiều bài viết giá trị ở cả trong lẫn ngoài nước được xuất bản, lần nữa khẳng định văn học Chăm là nền văn học phong phú và đặc sắc. Giới nghiên cứu Việt Nam cũng đã công nhận đóng góp đáng kể của dòng văn học dân tộc này vào kho tàng chung của văn học Việt Nam đa dân tộc. Nhưng quan trọng hơn là, các thế hệ sáng tác trẻ Chăm không còn mặc cảm về văn học dân tộc. Họ nhận biết được giá trị to lớn của các sáng tác do tổ tiên họ để lại, tiếp nhận nó như là bản sắc độc đáo, từ đó tự tin sáng tạo các tác phẩm mới. Các cây bút có mặt sáng giá trong Tagalau, Tuyển tập sáng tác – sưu tầm – nghiên cứu văn hóa Chăm suốt mươi năm qua, khẳng định cho lí lẽ đó.

Dẫu sao, một nền văn học dân tộc được xây dựng và vun đắp suốt mười bảy thế kỉ, không thể chỉ gói gọn trong hơn ngàn trang sách. Nền văn học đó đòi hỏi được xuất hiện trong bộ mặt mới, mang tầm vóc lớn hơn. Tủ sách Văn học Chăm dự định mười tập với khoảng 5.000 trang in, hi vọng đáp ứng đòi hỏi trên. Văn học Chăm – khái luận là tập đầu tiên trong dự án ấy.

Tái bản phần “khảo luận” của bộ Văn học Chăm, chúng tôi chủ trương giữ nguyên bản in lần thứ nhất năm 1994, chỉ sửa chữa, thêm bớt các chi tiết thật quan yếu. Thay vào đó, các bài viết phản ánh tương đối đầy đủ bước tiến về nghiên cứu và sáng tác văn học Chăm thời gian qua, được chúng tôi đưa vào “Phần phụ lục”, gồm:

1. Để hiểu văn chương Chăm.

2. Văn học Chăm hiện đại: sáng tác tiếng Chăm & tiếng Việt.

3. Tagalau qua 10 kì phiêu lãng.

Thư mục tư liệu văn học Chăm, “Bảng tên riêng” và “Bảng từ vựng Chăm” cũng được bổ sung đáng kể. Ngoài ra, để người đọc có thể chuyển văn bản Latin sang chữ Chăm truyền thống akhar thrah được dễ dàng, chúng tôi có phần “Bảng chuyển tự Chăm – Latin”. Bên cạnh, “Bản đồ cư dân Chăm” trên đất nước ViệtNam, cũng là điều cần thiết.

Văn học Chăm, khái luận – văn tuyển tái bản lần này, người viết nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý giá của các nhà nghiên cứu, cũng như giới trý thức Chăm. Bản thảo cuối cùng đã được dịch giả Nguyễn Tiến Văn, Trà Vigia và Jaya Hamu Tanran – hai bạn văn, đọc lại lần cuối. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn và ghi nhận công sức này.

 

Sài Gòn, 12-10-2010.

Inrasara

2 thoughts on “Sách mới: Văn học Chăm khái luận tái bản

  1. Bác Inrasara đùa dai dữ quá!
    Cuốn này in năm 1994, chưa đầy tháng đã hết, vậy mà bác không chịu tái bản.
    Giải thưởng của Pháp. Báo chí hết lời ca ngợi. Tiếng tăm lừng lẫy giang hồ. Mọi người cứ hè nhau mà photocopy mất cả bản quyền của bác.
    Mãi bây giờ mới chịu trở lại giang hồ, chán vậy chớ!
    Mừng cho bác! Mừng cho Katê năm nay nhiều tin vui!

  2. Chào Inrasara bạn thân của tôi! Nhà văn Inrasara, chuyên gia mang tin vui đến mọi nhà. Luôn luôn là tin vui và tin mới. Cảm ơn bạn, cảm ơn mùa Katê thật đẹp ở quê nhà.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *