Nghĩ gì? 10 – Tiếng Chăm về đâu? 2. Nói độn, bạn có xấu hổ không?

Jalo_panrang choáng váng trước câu tiếng Chăm độn tiếng Việt đến 85% của người bạn trẻ trong một quán cà phê vỉa hè Sài Gòn. 5 năm trước, Trà Vigia cũng đã ngồi câm như khúc gỗ khi cụ già tuổi cổ lai hi Chăm trả lời phỏng vấn Đài Tiếng nói Việt Nam mà độn tiếng Việt đến 70%.

Kaka tin buồn rằng nhiều bậc trí thức Chăm không cho con nói tiếng Chăm nữa!

Kiều Dung luận rằng do đời sống Chăm chưa được cải thiện, nên tiếng Chăm mai một là không tránh khỏi.

Thy sỹ Cô đơn thực tế và ráo riết hơn: Làm sao nói tiếng mẹ đẻ? Nói ai nghe? Ai cùng nói? Nói có xấu hổ không?

 

Chính điểm này, tôi muốn dừng lại.

Người Chăm cảm thấy xấu hổ khi nói tiếng mẹ đẻ, hay nói tiếng mẹ đẻ độn thì xấu hổ?

– Nếu bạn nói tiếng mẹ đẻ mà cảm thấy xấu hổ, hơn thế – nếu bạn xấu hổ vì lỡ là Chăm thì miễn bàn. Bạn hãy sống với thế giới ảo của bạn.

– Ở đây ta bàn về xấu hổ khi nói độn.

Chúng ta có xuất phất điểm khác nhau, nhận thức hiện tượng khác nhau, nhưng chung quy, tất cả đều xấu hổ. Hỏi ta xấu hổ với ai và trước ai? Xấu hổ tới mức độ nào? Nó có khiến ta bức bối từng giây từng phút như sắp bị người yêu bái bai hay “bà vợ đầu gối tay ấp tính cho dzề nhà nó” không?

Nếu vậy, tại sao bạn không hành động NGAY BÂY GIỜ đi?

Ngay bây giờ, để níu cô nàng ở lại với mình. Từ từ làm quen lại, giãi bày lại, nâng niu yêu mến lại để cô nàng thuộc về mình, là MỘT với mình. Mãi mãi!

8 thoughts on “Nghĩ gì? 10 – Tiếng Chăm về đâu? 2. Nói độn, bạn có xấu hổ không?

  1. Nói độn, xấu hổ lắm chứ. Tôi có gặp nhà nghiên cứu Chăm hẳn hoi cứ nói độn, ví dụ “bệnh”, “học”, “thứ Hai”, “văn hóa”,… nhiều lắm.
    Họ không biết xấu hổ. Tôi thì tôi biết. Nhưng làm thế nào đây????

    Ngồi đó mà đổ lỗi cho vì “mất nước”, “mất người” như anh Kiều Dung thì tội lắm đó.

  2. Chúng ta phải xem lại hành động nào dẫn họ đến nói độn tiếng Việt. Mặc dù họ là nghiên cứu, nhà yêu văn hóa Chăm, họ rất muốn giữ gìn di sản Chăm.
    – Theo tôi nghĩ thì họ nói độn tiếng Việt đó là điều tất yếu. Vì cuộc sống và công vịêc hàng ngày họ đều giao tiếp bằng tiếng Việt cho nên họ nói tiếng Chăm chắc chắn sẽ bị độn tiếng Việt (một hành vi thói quen- chỉ chấp nhận ở số ít). Tôi cũng có trò chuyện với Cei Sara nhiều lần. Đôi lúc Cei cũng nói độn. Nhưng ở số ít, không đáng kể.
    Một ví dụ đơn giản: Một người đang học tiếng Anh hay làm cho công ty nước ngòai. Ắt hẳn khi giao tiếp bằng tiếng Việt họ cũng sẽ độn một vài từ hay câu tiếng Anh vào.
    Nhưng ở đây chúng ta làm thế nào để họ có cái “nhận thức” về tiếng Chăm nhiều hơn và hãnh diện hơn khi nói tiếng Chăm (chứ đừng xấu hổ)
    Po pajiơng ka abih anưk Cam

  3. Rất đồng ý với Banvy!
    Độn ở mức độ chấp nhận được, bởi vì ta không thể tránh được. Nếu quyết tâm nói Harat ngay lúc này, chúng ta điên mất. Và mọi người sẽ cho chúng ta… điên mất!!!

  4. Không đổ lỗi hay bình phẩm được, đó là điều hiển nhiên rồi, ở góc độ và bất cứ phương diện nào cũng vậy, nếu bàn về nói độn thì rất rất là nhiều ví dụ “bệnh”, “học”, “thứ Hai”, “văn hóa”,… nhiều lắm. Nhưng dù sao ko wên đc cội nguồn-tổ tiên là đc rồi

  5. Không là điều hiển nhiên đâu, Taylo ơi! Mấy chữ đó người Chăm ta có và một số người đang nói mà. Còn nếu ai không có nói được thì tập là được thôi. Tại sao chúng ta không tập nói nhỉ, có khó đâu.
    Theo tôi nếu chấp nhận điều hiển nhiên thì còn gì để nói nữa. Ta ý thức mình là Chăm thì đã đủ chưa?

  6. Ý thức không chưa đủ, rất cần nhiều sự cố gắng quyết tâm của mỗi bạn thân và mọi người xung quanh, thì mới hi vọng tiếng Chăm mình nói hàng ngày sẽ giảm đi hẳn, và sẽ rất hay biết bao nếu chúng ta có một cuốn Tự học tiếng Chăm giao tiếp cho các bạn chưa học và không biết tiếng Chăm có thể đọc và thực hành được

  7. Tôi không phải người Chăm nhưng qua nền văn hóa và nghệ thuật Chăm tôi rất muốn học tiếng Chăm mà không có điều kiện vì tôi ở HN. Ngôn ngữ hình thành từ cổ mẫu rồi mà giờ không muốn nói hoặc nói độn là tự ti dân tộc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *