Hời hợt tư tưởng nên khủng hoảng nếu có, chỉ là khủng hoảng bề mặt. Hệ quả là mỗi phản kháng chỉ là những thứ phản ứng lớt phớt, cạn cợt, rộ lên một hồi rồi thôi, không gì khác, không gì thêm. Như cây non vươn vội lên khoảng xanh, chỉ qua cơn nắng nhiệt đới đầu mùa, nó tàn lụi nhanh chóng. Tận sâu thẳm tâm hồn ta chưa xảy ra cuộc nổ lớn, để ta có thể phản tỉnh sâu và toàn diện, qua đó nhà văn đặt vấn đề trên nền tảng vững chắc hơn, đẩy vấn đề đi tới cùng hơn.
Bất tín đại học các loại, hỏi có nhà phê bình [tương lai] nào đứng giữa giảng đường phê phán chương trình lạc hậu kia và dũng cảm từ bỏ nó chưa? – Chưa! Hết còn tin tưởng vào sứ mệnh văn học, có nhà văn nào dám cắt đứt với văn giới, không thèm nhìn lại văn chương chữ nghĩa chưa? – Chưa! Hoàn toàn mất niềm tin vào cơ cấu xã hội hiện đại, có nhà thơ Việt Nam nào đã thắt cổ tự tử chưa? – Càng chưa bao giờ!”
Inrasara, “Khủng hoảng, phản kháng và dối lừa”, Tienve.org, 3-2011.