Chúc mừng Đại biểu Quốc hội người Chăm

CHÚC MỪNG  BÀ ĐÀNG THỊ MỸ HƯƠNG

TÁI TRÚNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VIỆT NAM KHOÁ XIII


(Nguồn: quochoi.vn)

Đàng Thị Mỹ Hương (sinh ngày 24-06-1973) lớn lên trong một gia đình trung lưu có đông anh chị em, ở palei Hamu Tanran (thôn Hữu Đức) xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. So với những thành viên khác trong gia đình, bà Đàng Thị Mỹ Hương có nhiều may mắn hơn được hưởng nền giáo dục mới xã hội XHCN. Ngay từ nhỏ bà đã rời khỏi palei Chăm vào thành phố Phan Rang sinh sống và học tập để theo đuổi giấc mơ trở thành cô giáo. Tốt nghiệp Cử nhân Sư phạm tiếng Anh, bà công tác tại Trường THPT Nguyễn Trãi. Sau đó, bà được giới thiệu làm Phó Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc Nội Trú tỉnh Ninh Thuận. Ngày 29-09-2002, bà chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Là một nữ cán bộ trẻ dân tộc Chăm, bà được lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận lựa chọn làm cán bộ nguồn, giới thiệu ra tranh cử Đại biểu Quốc hội khoá XII và được trúng cử. Như vậy, bà Đàng Thị Mỹ Hương là nữ Đại biểu Quốc hội Việt Nam đầu tiên của tộc người Chăm trong lịch sử. Ngoài ra, bà còn giữ nhiều chức vụ quan trọng khác trong bộ máy hành chính Nhà nước như Uỷ viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Uỷ viên Mặt trận Tổ quốc tỉnh Ninh Thuận, Đại biểu Uỷ viên Hội đồng Nhân dân tỉnh Ninh Thuận nhiệm kỳ 2004-2009. Năm 2006, bà Đàng Thị Mỹ Hương được lãnh đạo Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Ninh Thuận tín nhiệm làm Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Ninh Thuận.

Hiện nay, bà Đàng Thị Mỹ Hương đang theo học Cao học chuyên ngành Quản lý Giáo dục tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh. Trong kì bầu cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá XIII nhiệm kỳ 2011-2016, tỉnh Ninh Thuận có 6 Đại biểu trúng cử là Huỳnh Thế Kỳ, Nguyễn Đức Thanh, Nguyễn Sỹ Cương, Phan Xuân Dũng, Nguyễn Bắc Việt. Trong đó, có bà Đàng Thị Mỹ Hương tiếp tục tái đắc cử với 64,76%  số phiếu hợp lệ. Hy vọng rằng, với sự tín nhiệm của cử tri, vị nữ Đại biểu duy nhất của tỉnh Ninh Thuận tiếp tục có những cống hiến, đóng góp trí tuệ của mình vào sự phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Ninh Thuận nói riêng, sự phát triển và tiến bộ của tộc người thiểu số  nói chung.

Chúc mừng bà Đàng Thị Mỹ Hương đã tái trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam. Kính chúc bà sức khoẻ và hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới.

Chào đoàn kết và chiến thắng!

Cử tri.

 

23 thoughts on “Chúc mừng Đại biểu Quốc hội người Chăm

  1. Có người phụ nữ Chăm làm đại biểu cho mình thì quý hóa biết bao. Người Chăm mình theo chế độ mẫu hệ, nên sự kiện này tốt hơn nữa.
    Tiếc là chị Hương không hòa đồng vào làng Chăm nhiều, nên ít người Chăm mình biết chị. Nhiều sự việc xảy ra trong xã hội Chăm chị không có lên tiếng với cơ quan cấp trên. Chuyện đã qua, nhiệm kì tới mong chị sâu sát quần chúng hơn. Mạnh dạn lên. Phụ nữ còn dễ ăn dễ nói hơn nam giới nhiều lắm chị nên biết thế và biết tận dụng ưu thế của mình. Mong lắm thay!

  2. “Trong một lần đi thăm trường Trung học ở vùng Việt Bắc, thấy các cháu học sinh mặc đồng phục chung chung, Bác Hồ có hỏi hiệu trưởng:– Đây là trường người Kinh à? Hiệu trưởng trả lời:– Dạ thưa Bác, là trường dân tộc thiểu số ạ. – Vậy sao các cháu đều mặc quần áo Kinh? Hiệu trưởng nín lặng …” – Trích bài PV Inrasara.

    Bác Hồ còn sống chắc sẽ hỏi “Đại biểu Quốc hội này là người Kinh à? – Dạ, đó là Đại biểu người Chăm, thưa Bác. – Sao Đại biểu này không thấy mặc trang phục người Chăm?
    Mừng chị Hương. Nhưng giá thấy chị mặc trang phục truyền thống dân tộc mình đăng đàn tại các kì họp Quốc Hội thì sẽ đẹp và đáng tự hào hơn. Các Đại biểu Quốc hội Kinh và các dân tộc khác chắc chắn sẽ thán phục và biết đến chị nói riêng và Chăm nói chung, nhiều hơn.

  3. JA bình luận rất chính xác… Các Đại biểu DTTS nhất là phụ nữ ở phía Bắc ăn mặc áo truyền thống rất thích. Bà con mình chưa đòi hỏi cao mà chỉ yêu cầu mình thể hiện bản sắc dân tộc qua hình thức truyền thống đã.
    Dự Lễ Ra mắt sách nhà văn Inrasara, chị em và cô Hani mặc áo Cham rất thích. Hình ảnh nhà văn Inrasara mặc áo và khan Cham qua Thái Lan nhận Giải ĐNÁ hay hình ảnh nhận Giải Phan Chu Trinh năm ngoái ở Hanoi chiếu trên tivi bà con thấy cũng rất thích, rất hãnh diện.

  4. Nước ta có nhiều dân tộc. Giữ khối ĐOÀN KẾT đại gia đình dân tộc là điều thiêng liêng.
    Các dân tộc ở trong tổ quốc Việt Nam. Yêu nước và bảo vệ đất nước là bổn phận cao cả.
    Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc cũng rất cao cả nữa.
    Một Đại biểu Quốc Hội là phải hiểu căn bản văn hóa dân tộc mình, hiểu tâm tư nguyện vọng đồng bào mình, dám nói lên tiếng nói của cộng đồng, để giúp Đảng và Nhà nước điều hành đất nước hiệu quả hơn nữa.
    Cụ thể là Đại biểu Quốc Hội nữ phải biết văn hóa dân tộc, ăn mặc y phục dân tộc, trong nhà dạy con cháu nói tiếng mẹ đẻ, dạy con cháu hãnh diện mình là dân tộc.
    Tôi hoan hô chị Mỹ Hương đắc cử nhiệm kì hai.
    Tôi xin tặng chị đoạn văn nổi tiếng của nhà thơ dân tộc Chăm Inrasara đăng ở tạp chí Văn hóa Dân tộc, số 1, 2006:
    Tôi nghĩ các cán bộ là người dân tộc thiểu số hay người Kinh đang công tác ở vùng đồng bào dân tộc, cần nắm vững chính sách dân tộc của Đảng. Nắm vững và dũng cảm thực hiện mà không ngại bất kì thế lực nào, miễn là mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng”.

  5. Rất mừng khi nghe tin chị Hương đắc cử nhiệm kỳ thứ hai. Cũng như anh J.A và J.J nói, tôi nghĩ một cán bộ như chị phải thật sự đi sâu vào cộng đồng. Chị có đọc những dòng chữ này không? nếu có, hy vọng chị H sẽ cố gắng làm tốt hơn và hãy tự hào khi mang bộ trang phục truyền thống Cam mình. chúc chị sẽ có một nhiệm kỳ thành công và đáp ứng được nguyện vọng của bà con Chăm, xứng đáng là đại biểu Chăm. thân ái,

  6. Câu nói của JA nói rất hay, nếu mặc áo Chăm thì tốt!
    Học biết dùng chữ Chăm, dạy con cái nói sõi tiếng mẹ đẻ dù sống ở đâu đi nữa càng tốt hơn.

  7. Các bạn thân mến!
    Thực lòng tôi không ngờ thông tin về Đại biểu Quốc hội của Chăm đưa lên đã nhận được nhiều phản hồi liên tục đến như vậy. Có 14 phản hồi cả thảy. Chủ yếu là ý kiến từ các bạn trẻ, tập trung vào 4 vấn đề:
    – Người nữ Chăm với tư cách người đại diện dân tộc cần mặc áo truyền thống để khẳng định bản sắc dân tộc.
    – Dạy con cái học nói tiếng mẹ đẻ dù sống ở nơi nào chăng nữa, hãnh diện về nguồn cội của mình.
    – Quan tâm sâu sát đến đời sống và các vấn đề cộng đồng.
    – Lên tiếng đầy trách nhiệm về quyền lợi của cộng đồng với tư cách là Đại biểu do dân bầu lên đại diện cho tiếng nói của cộng đồng.

    Tôi – với tư cách nhà văn và người hoạt động xã hội, rất cảm kích và trân trọng ý kiến các bạn. Thanh niên Chăm quan tâm đến vấn đề xã hội như vậy là tín hiệu tích cực rất đáng mừng. Tôi muốn đưa hết ý kiến lên website này. Tiếc rằng có các ý kiến xây dựng rất hay, nhưng cách phát biểu có thể gây tổn thương nên tôi xin phép cho “ẩn” đi. Rất mong các bạn cảm thông cho.

    Chỉ xin lưu ý rằng: Chăm chúng ta ít, cần trân quý nhau trong đời thường cũng như trong sinh hoạt xã hội. Chị Mỹ Hương đã được CHỌN, có thể giai đoạn qua chị chưa sâu sát hay chưa lên tiếng đúng mức theo đòi hỏi thực tiễn xã hội, nhưng chúng ta biết chấp nhận và cùng góp ý xây dựng chị. Cần chủ động gần gũi chị hơn.
    Phê phán thì dễ dẫn đến đổ vỡ. Hãy học chữ NHẪN, như Glơng Anak đã dạy ta biết NHẪN. NHẪN để tồn tại, NHẪN như một cách tôi luyện ý chí – để vươn lên thành người. Ngày mai.
    Thân mến
    Sara

    • Kính chào nhà thơ Inrasara. Tôi đx đọc 1 báo cáo của một cơ quan Trung ương, tên nhà thơ Inrasara viết thành insara. Khi dẫn đoàn công tác đi Ninh Thuận, tôi có hỏi thăm một cán bộ một cơ quan cấp tỉnh quan trọng của Ninh Thuận về nhà thơ Inrasara, vị này không biết.
      Chán!
      Chúc anh khỏe.

  8. Uh do la mot hanh dien cho nguoi Cham. Nhiem ky vua roi co dem lai loi ich gi cho cong dong Cham hay chua? la dai bieu cua dan toc thieu so dac biet la nguoi Cham nua. Chuyen gian don nhat la mac trang phuc truyen thong cua Cham, sao chi ko lam duoc?! Theo toi biet hau nhu chi thanh nhu nguoi Kinh roi… Toi ko phan biet Kinh – Cham, nhung thiet la buon. Hay la Cham du ban la gi, ban o dau?

  9. Pingback: Đại biểu quốc hội người Chăm, thông tin và góp ý quốc hội » Gilaipraung

  10. Các bạn nói sao chớ, ngay cả dân tộc đa số như Kinh thôi cũng đâu phải ai cũng dám nói. Đâu phải ai cũng biết nói. Đại biểu Quốc hội mà cứ sợ bị người ta kêu lên phát biểu, như học trò dốt vậy.
    Trong khi nhiều đại biểu khác dành nhau để nói tiếng nói cử tri, để kì sau người ta còn bầu cho mình. Còn Đại biểu ta thì ôi thôi. Đại biểu như vậy thì làm đến nhiệm kì thứ… N đó, các bạn Chăm à.
    Lời thật mất lòng, mất lòng ai nấy chịu.

  11. Ban la nguoi Cham trong long to quoc VN. Ban co nhung tran tro cho dan toc minh. Nhung noi that nguoi Cham song khep kin qua. Theo toi biet nhieu ban Cham hoc rat gioi nhung cuoi cung co xu huong quay ve lang voi con trau, cai cay uong qua. Tai sao chung ta khong mo tam nhin thoang dat hon la Nguoi con cua Dat viet hoa vao dong chay cua dat nuoc. VN co 54 dan toc anh em, nguoi Cham la mot dan toc trong to quoc VN. Trong do co Kinh, Cham, Mong, Giarai, Bana… va ai cung co co hoi tien than nhu nhau. VN chung ta se co tuong lai sang lang sanh vai cung the gioi khi su doan ket gan chat moi dan toc cua to quoc. Hay giu gin, nang niu ban sac dan toc minh vi do la tinh tuy cua dat nuoc. Su ton tai va fat trien dat nuoc tuy thuoc vao trinh do dan tri cua dat nuoc do. Mot rung hoa dep ruc ro nho su gop suc cua tung canh hoa, moi chung ta la mot canh hoa do.

  12. Bạn Nguyen Dinh Anh viết đúng đó. Nhưng có lẽ bạn đang đi lạc đề. Bạn hãy góp ý với Đại biểu QH Chăm đi, là hãy biết nói giùm cho bà con mình về các thắh mắc. Đâu còn ruộng và trâu ở quê cho thanh niên Chăm quay về nữa. Họ ở lại thành phố làm việc lâu rồi. Nhưng làm sao đừng bị đồng hóa. Đó là vấn đề đấy!

  13. Nguyendinhanh@ Người Chăm có sống khép kín không? Tôi dám chắc là không. Bạn nhận thấy đó là khép kín, sau đó bạn nói là các bạn Chăm học rất giỏi sau đó rồi quay về làng palei. Tôi xin comment cho bạn rõ điều này: Nếu như tất cả các bạn trẻ Chăm khi ra trường đều ở lại Thành phố để làm việc. Vậy thì ai sẽ về các làng palei để dạy học, để khám bệnh, để nghiên cứu, để chỉ bà con sản xuất …những công việc đó rất cần cho cộng đồng Chăm chúng tôi. Vẫn có đó những ban trẻ ở lại để tìm thử thách cho mình. Vẫn có đó những bạn mong muốn đem những kiến thức mình đã học về lại cho làng Chăm. Với con mắt của bạn, quay lại với con trâu, cái cày là uổng nhưng mà với orang Chăm – những người trong cuộc – thì điều này ngược lại. Theo bạn, người Chăm đã hoà vào dòng chảy của đất nước chưa? Người Chăm đang hoà nhập và đang cố tạo cho mình một lớp vỏ bảo vệ mình để không hoà tan. đấy là điều tốt chứ đúng không? Vẫn đóng góp những giá trị của mình vào sự phát triển nước nhà và vẫn cố gắng gìn giữ bản sắc của tộc người mình. Họ đang cố gắng theo kịp cùng với xu thế phát triển chung của đất nước đúng như tinh thần của đại hội Đảng lần thứ VII đấy bận ạ:“Thực hiện chính sách bình đẳng đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc khác phát triển, đi lên con đường văn minh, tiến bộ, găn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam”. ThÂn ái

  14. con ve trang phuc thi ban khong biet cho lic do dai bieu co mac chan day
    viec mac trang phuc truyen thong thong chi thuc hien o ngay hop dau tien ,minh noi thiet cho cac ban nghe can phai biet thong cam cho nguoi ta cho ,boi vi mat ao dai nhieu ngop lam,toat nhieu mo hoi lam ,cac ban biet mot ngay hop may tieng dong ho ko
    cahn thanh cam om!

  15. Hoan hô Đại biểu Chăm vô cùng tiên tiến!
    1. Đại biểu Chăm mặc quần Tây
    2. Đại biểu Chăm dạy con nói tiếng Việt
    3. Hôm nay đại biểu Chăm làm đám tang mẹ theo kiểu Tàu.
    4. Ngày mai… còn tiến bộ tới đâu nữa
    Gương sáng cho muôn đời sau soi chung!!!!

    • Hôm nay tôi mới có dịp lên xem trang của Inrasara, không ngờ lại có những bình luận vô căn cứ như thế này!
      Các bạn nói chuyện cứ như đi guốc vào trong bụng người ta, cứ như mình phán là đúng 100% vậy.
      Tôi thật sự không đồng tình với ý kiến của bạn và những người có suy nghĩ như bạn một chút nào.
      Thứ nhất, bạn đã tiếp xúc với chị Hương chưa, bạn đã bao giờ đến những buổi tiếp xúc cử tri của chị ở các palei chưa? Tôi có cảm giác là bạn chỉ ăn theo, nói cho có, thâm chí là có ghen tị. Người Chăm đã ít, sống không biết gắn bó đoàn kết với nhau thì có đáng để gọi là anh em cùng chung dòng máu Chăm không?
      Thứ hai, chị Hương và nhiều phụ nữ Chăm khác đi làm việc trong môi trường giao tiếp với xã hội bên ngoài, các cấp lãnh đạo không phải ai cũng là người Chăm. Có những dịp quan trọng, chị Hương đều mặc áo dài Chăm! Tôi hiểu ý bạn là chị Hương đi họp nhiều lần không thấy mặc áo dài Chăm. Mà tôi cũng không cần quan tâm bạn là nam hay nữ, tôi chỉ muốn nói cho bạn biết là bạn nên đặt mình vào hoàn cảnh uara người ta! Chị Hương đi họp Hà Nội vào 2 mùa của Hà Nội, vào tháng 7 trời rất nóng, mặc áo dài sẽ rất bức bối và khó chịu và kỳ thứ 2 là vào tháng 11. trời Hà Nội lạnh xé da xé thịt, mặc áo dài có khi sẽ không chịu nổi cái lạnh. Bạn đã chắc là bạn sẽ mặc được áo dài trong hết những hoàn cảnh kia chưa? Càng nói tôi càng thấy bạn và một số nguời cùng quan điểm như “ếch ngồi đáy giếng”.
      Thứ ba, bạn nói con chị Hương không biết nói tiếng Chăm. Thật sự tôi nghe mà tức dùm! Bạn đã tiếp xuc với con người ta chưa mà phán như vậy? “Dạy con nói tiếng Việt” Bạn đang sống ở xã hội nào vậy? Bạn không nói tiếng kinh thì ra ngoài bạn làm việc, học tập như thế nào? hay bạn không làm việc? Tôi thật sự không thân thiết gì nhà chị ấy mà khi đọc những dòng này tôi rất bức xúc. Bạn nghĩ sao mà nói nhà ngời ta làm đáng tang mẹ theo kiểu Tàu? Bạn đã đi đám tang nhà người ta chưa? Nhà người ta làm to, làm đàng hoàng cho cha mẹ, bạn biết gì mà nói vậy.? Tôi mong cộng đồng người Chăm suy xét cho kỹ càng trước khi cho ra một nhận xét, quyết định gì về đại biểu hay bất kỳ một ai đó sau này có cơ hội như đại biểu Hương. Các bạn nói như vậy, không những trong cộng đồng người Chăm, mà còn bao nhiêu dân tộc khác vào đây để nhìn thấy một sự không đoàn kết như thế này có đáng không?
      Tôi không bênh vực cho ai cả, chỉ nói lên suy nghĩ của mình, cái suy nghĩ được chứng minh dựa trên vài lần gặp mặt ít ỏi nhưng sâu sắc với đại biểu.
      Thân!

  16. Nhà báo viết:
    “Hy vọng rằng, với sự tín nhiệm của cử tri, vị nữ Đại biểu duy nhất của tỉnh Ninh Thuận tiếp tục có những cống hiến, đóng góp trí tuệ của mình vào sự phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Ninh Thuận nói riêng, sự phát triển và tiến bộ của tộc người thiểu số nói chung.”

    Thế là trí tuệ đó à?
    Thế mới là phát triển và tiến bộ đấy à?
    Chăm “lúi púi lúi gằn” rồi…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *