Bạo động không chỉ là sát hại nhau. Bạo động, khi ta dùng lời lẽ cay nghiệt, khi ta có hành vi gạt bỏ một ai đó, hay khi ta tuân phục vì hãi sợ. Bạo động, không chỉ khi ta giết con người một cách có tổ chức nhân danh Thượng đế, nhân danh xã hội hay tổ quốc. Bạo động ẩn trú ở bề sâu kín, tế vi hơn nữa đòi hỏi ta truy cứu tận chiều sâu thẳm của nó.
Khi ta tự gọi ta là Ấn Độ hay Hồi giáo, khi ta gọi ta là tín đồ Công giáo hay dân Âu châu, hay gì gì khác, là ta bạo động. Bạn không nhận ra đó là bạo động ư? Đơn giản lắm, bởi bạn đang tự cách li khỏi phần còn lại của nhân loại. Khi bạn tự tách biệt do niềm tin, do quốc tịch hay do truyền thống, là bạn tạo ra bạo động. Như vậy, kẻ tìm biết sự bạo động dưới nhiều hình thái thì không thuộc bất kì quốc gia nào, bất kì tôn giáo nào, không là bộ phận của hệ thống đảng phái chính trị hay hệ thống tổ chức đặc thù nào; điều hắn quan tâm là sự thấu hiểu toàn triệt về nhân loại.
Violence is not merely killing another. It is violence when we use a sharp word, when we make a gesture to brush away a person, when we obey because there is fear. So violence isn’t merely organized butchery in the name of God, in the name of society or country. Violence is much more subtle, much deeper, and we are inquiring into the very depths of violence.
When you call yourself an Indian or a Muslim or a Christian or a European, or anything else, you are being violent. Do you see why it is violent? Because you are separating yourself from the rest of mankind. When you separate yourself by belief, by nationality, by tradition, it breeds violence. So a man who is seeking to understand violence does not belong to any country, to any religion, to any political party or partial system; he is concerned with the total understanding of mankind.
Jiddu Krishnamurti, Freedom from the known
Khi ông sanh tâm phân biệt là ông đã bạo động. Khi ông cứ một mực bênh dân tộc mình là ông đã bạo động. Khi ông không chịu lắng nghe người khác nói là ông đã bạo động. Khi ông không công bằng với người sống xung quanh ông là ông đã bạo động. Khi ông cắm đầu bênh người anh em mình mà không cần xuy xét đúng sai là ông bạo động…
Cuộc sống:
Nguyên lý cân bằng:
Tư tưởng càng siêu vượt, hành động càng cụ thể.
“Suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương”!?