Cô đơn là trạng thái nội tại của tâm thức, một tâm thức không lệ thuộc vào một thứ kích thích hay tri thức nào; cũng không phải là thành quả của một kinh nghiệm hay kết luận từ sở tri nào. Ở sâu thẳm tâm hồn, phần đông chúng ta không cô đơn. Đó là khác biệt lớn giữa sự cô độc, cô lập với nỗi cô đơn, tịch lặng. Mọi người chúng ta biết tâm cô lập, tình trạng dựng tường thành vây bọc để tránh bị tổn thương, bị cảm kích; cô độc – khi ta luyện cách dứt áo chỉ là hình thức khác của thống khổ, hoặc rút lui sống trong tháp ngà đầy mộng mị của thuyết lí.
Cô đơn là sự thể hoàn toàn khác.
Bạn không bao giờ cô đơn, bởi trong bạn chất đầy kí ức, tâm bạn vướng bao nhiêu sự quy định triền phược, tràn tiếng rì rầm của ngày hôm qua. Tâm thức bạn chưa hề được tẩy sạch cặn bã quá khứ tích tụ lại. Để cô đơn, bạn phải chết đi với quá khứ. Cô đơn, khi đã hoàn toàn cô đơn, bạn không còn thuộc vào gia đình, đất nước nào bất kì, không thuộc vào nền văn hóa hay vùng đất đặc thù nào bất cứ, bạn ý thức mình là kẻ ngoài cuộc.
Con người hoàn toàn cô đơn thì ngây thơ vô tư lự, niềm ngây thơ giải phóng tâm thức thoát khỏi mọi phiền não, khổ lụy.
This solitude is an inward state of mind which is not dependent on any stimulus or any knowledge and is not the result of any experience or conclusion. Most of us, inwardly, are never alone. There is a difference between isolation, cutting oneself off, and aloneness, solitude. We all know what it is to be isolated – building a wall around oneself in order never to be hurt, never to be vulnerable, or cultivating detachment which is another form of agony, or living in some dreamy ivory tower of ideology.
Aloneness is something quite different.
You are never alone because you are full of all the memories, all the conditioning, all the mutterings of yesterday; your mind is never clear of all the rubbish it has accumulated. To be alone you must die to the past. When you are alone, totally alone, not belonging to any family, any nation, any culture, any particular continent, there is that sense of being an outsider.
The man who is completely alone in this way is innocent and it is this innocency that frees the mind from sorrow.
Jiddu Krishnamurti, Freedom from the known
Lâu lắm mới ghé qua đây thăm. Bác Phú Trạm hình như đã mỏi mệt hơn trước. Em cũng kiệt sức trong cuộc mưu sinh.
Hẹn nhau kiếp sau ta giã từ văn chương.
LTT
Đồng chí Thùy là ai nhỉ, dường như hơi lạc hậu tình hình.
Inrasara ra bắc vào nam, in sách viết báo, chủ trì bàn tròn văn chương rồi lại đi nói chuyện cùng khắp… sao lại bảo mệt mỏi cà? Lạ vậy cà? Đồng chí có kiệt lực thì cho ta biết ta thổi hồn vào cho, chứ ông Sara còn cứng cựa chán!
Ui xời!
Chỗ em ko có cách xưng hô đồng chí với nhau. Em thích cách nói của mẹ Dương Thu Hương trong tiểu thuyết “Đỉnh cao chói lọi” đại khái rằng: khi người ta gọi nhau là đồng chí thì họ sắp giết nhau (sao đó). Bác Phú Trạm gọi em đồng chí có nghĩa bác sẽ giết em thì coi như em ghi thêm vào tiềm thức mình một tội ác mới nhắm vào mình.
Bác ko biết em là ai thì cũng ko sao cả chỉ vì Thùy có nghĩa là ko có ai hết.
Em kiệt sức thật đó vì em bị bọn ma cà rồng vây đánh búa xua. Chúng được tụi Trung Quốc dạy cho thủ đọan là cho những người như em hao tổn trí lực. Mấy lâu nay bận luyện công lại. Bữa ni mới vào đây.
Bye bác
LTT
Thùy thân!
Có lẽ Thùy lên núi luyện công gần năm nay nên không thấy ghé để lại lời vàng ngọc trên Web này.
Và có lẽ công đã thành nên Thùy hôm nay ăn nói hơi bị… hay.
Dù sao vẫn có vài cái cần trao đổi cho nó thơm tho:
– @Thùy, chứ không phải “bác Phú Trạm” đâu.
– “đồng chí” theo nghĩa Thùy nhắc, thiên hạ nói trước DTH nhiều lắm.
– không có ai “vây đánh búa xua” Thùy cả đâu. Tưởng tượng giật gân đó thôi, Thùy nhé.
Sara có người bạn thi sĩ ở quê (có viết cho Tagalau), suốt ngày than vãn chuyện bị thiên hạ “nói xấu” Mình hỏi: – những ai nào? Anh kể ra tên… ba bà nhà quê. Mình bảo: – Dân Chakleng có đến 4.500 khẩu mà mỗi có ba bà nói xấu bạn. Vậy thì ít quá!
Có nhà thơ nữ trẻ Hà Nội nọ cứ phone than phiền với Sara: – Chú giúp cháu với, bây giờ báo chí “đánh” cháu ghê quá. Mình cũng hành xử tương cận. Cuối rốt – chả có báo nào cả!!!
Hồi Sara làm từ điển, thiên hạ cũng đồn thằng Trạm làm sai nhiều quá. Đại học liền photocopy 30 bản gởi đến 30 địa chỉ cho bà con góp ý, sau đó mở hội nghị (tốn tiền thuế của dân hẳn hoi nhé). Cuối cùng chỉ có 24 lỗi sai, trong đó sai kĩ thuật đến 75%!!!
Lời khuyên: Không có ai “vây đánh búa xua” Thùy cả. Dễ thương vậy, ai mà đánh. Đánh yêu thì có.
Thêm: Thùy cũng chớ tin nghe lời mấy cha đại ca thơ ca thổi là “thơ Thùy hây nhất”, “độc đáo nhất”, từ đó mang cái bụng ảo tưởng. Ẹ lắm đó. Họ dùng thơ để quá giang thôi. Chiêu đó Sara này có xài tới, nên rành sáu câu vọng cổ.
Nietzsche nói: Thi sĩ bây giờ dối lừa quá nhiều, họ pha rượu giả vào thơ quá nhiều…
Mai sớm, hứng viết hơi dài, bà con xí tội.
Amen
Inrasara
Ủa!
Em đâu có nói đến thơ văn hoặc kinh pháp,… gì ở đây đâu. Em cũng ko cần ảo tưởng thơ mình hay nhất vì bản thân em mới hay nhất chứ nào phải thơ em đâu (hihi…).
Chuyện luyện công, đánh với ma cà rồng, TQ… là đùa vui thôi vì thiên hạ biểu tình chống TQ đầy ra đó, mình ko nói gì họ tưởng mình vô trách nhiệm với xã tắc sơn hà. Còn ma cà rồng thì nhiều lắm đó.Ở đây mỗi ngày nào em cũng bị mấy con ma cà rồng rỉa, đâm, tấn công, giết,… chúng chơi kiểu Pôn Pốt ấy mà. Nếu PP giết những người trí thức thì bọn ma cà rồng này giết đám con dân văn chương. Có điều để mưu sinh em thường làm những công việc đơn giản như 1 nhân viên văn phòng, quản lý, KCS, công nhân,…. và chúng đánh vào cái con người công chức, cần lao này mà chúng tin chắc chúng hạ sát nhà văn.
Nhà văn thóat khỏi công việc và comment cho bác Phú Trạm.
Kinh Hoa Nghiêm có nhấn mạnh về Tam giải thoát môn.
Em phải qua ba cửa này mới thắng được đòn độc của ma cà rồng đấy bác.
Vui nhóa
LTT
Ui, Thùy nói lạc đề nên mình cũng lây lạc đề đấy. Mình biết Thùy qua văn chương chớ qua cuộc đời đâu. Chưa ngó được tóc tai mặt mũi mắt mi Thùy mà. Hén!
Nhớ năm xưa bạn thơ nhắn mình ghé “nhà” bác Tạo xem người ta sa-pô Thùy. Ghé xem xiu mà kinh, nên nhớ mãi. Ở đó có đại ca hô thơ Lê Thu Thùy là nhất. Nên đã tá hảo tam tinh vội chạy bừa ra, không dám xem tiếp nữa.
Cũng nhớ xưa lắm, có mấy đại ca khen vài em như thế, nên Sara có kinh nghiệm, nín không đặng, đành truyền bá lại để nhắc nhở quý em đừng để mấy đại ca í dụ khỉ.
Nếu có mếch lòng, Thùy cho qua nhé
Thân
Sara
Đọc các bài nghiên cứu về bác PT ác liệt quá:
Các luận văn về văn chương Inrasara
– Lê Thị Tuyết Lan & Nguyễn Thị Thu Hương, Tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Inrasara, Đề tài Nghiên cứu Khoa học, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP Hồ Chí Minh, 2008
– Trần Xuân Quỳnh, Thơ Inrasara, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Ngành văn học Việt Nam, Đại học Đà Lạt, 2008
– Võ Thị Hạnh Thủy, Thế giới nghệ thuật thơ Inrasara, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Ngành văn học Việt Nam hiện đại, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008
– Lê Thị Việt Hà, Hành trình cách tân thơ của Inrasara, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Ngành Lí luận văn học, Đại học Vinh, 2009
– Trần Hoài Nam, Inrasara – Từ quan niệm đến phong cách, Luận văn Thạc sĩ khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2010
– Nguyễn Thị Thủy, Đặc điểm nghệ thuật thơ Inrasara, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Huế, 2010
– Nguyễn Thùy Dung, Tinh thần hậu hiện đại trong thơ Inrasara, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
– Và 20 Khóa luận Tốt nghiệp khác
Nghe nói còn 2 Luận án Tiến sĩ về văn chương bác nữa!
Hỏi nhà thơ hiện đại nào được như bác k? Vậy mà bác đi đố kị với LTT này!
Lê Thu Thùy là ai nhỉ? Đến tôi vô danh thế này còn không biết. Không biết nên tôi có thèm “đố kị” cô đâu. Vậy mà cô nói nhà thơ Inrasara đố kị cô. Có tức cười không? Có ảo tưởng không?
Hay cô nói vậy để được nổi tiếng lây? Như có vài ông Chăm “chống” Inrasara để mọi người biết đến mình đó mà.
Cô nên biết mình biết ta.
Thân
NAT
À, sao có người buồn cười nhỉ!
Chú Sara ui!
Chị Thùy cháu mấy tháng ni cứ mất việc liên tục nên người cứ tròn quay. Chú viết gì chứ viết văn thì đừng hi vọng chị Thùy đọc chú nhóa. Chị ấy chỉ quen giỡn chút xíu thôi. Hỏi ai ở Viết văn Ng. Du ra mà chán văn chương như chị Thùy Ko? Ko có ai hết!
Cháu cứ đi chơi như chị Thùy của cháu vậy. Hai chị em cháu chơi chỗ chút vậy thôi. Chị ngã em nâng. Mười mấy năm nay chị ấy đau nặng nên ko tiền ko bạc, thỉnh thỏang chị ấy làm vài công việc nhẹ nhẹ kiếm chút xíu tiền tiêu.
Có ai viết văn mà giàu chú chỉ giúp để cháu khuyên chị Thùy đến học hỏi kinh nghiệm viết sách kiếm tiền và cháu cùng chị ấy đến tham vấn họ. Chị ấy mà viết sách kiếm được tiền thì sách truyện chị ấy viết ra cũng ko đến nỗi.
Đố kị nhau làm gì. Nhỡ mà cháu dại miệng nói với chú cháu đố kị, có người hiểu ngược lại (vui thôi) là cháu yêu mến chú mà vậy oan cháu quá.
Chú cũng ko nên đòi hỏi chú phải biết cháu là ai vì như vậy chú đau khổ chết.
bye
Thi Thảo