1. Khi Tagalau 12 đang kì gấp rút chuẩn bị kết thúc bản thảo, BBT nhận được tin vui:
Một Mạnh thường quân (giấu tên) vừa ủng hộ 500 USD
Như vậy, đến hôm nay: Tagalau đã nhận được 11 triệu đồng và 500 USD (+ 100 USD trước đó), có thể bổ sung phần lớn cho in ấn & trả nhuận bút tác giả.
2. Thông tin tuyển thủ quỹ
Từ Tagalau đầu tiên đến Tagalau 7, Inrasara với tư cách là chủ biên, có quyết toán thu chi tài chính và đều có gởi cho mọi người. Nhưng kể từ Tagalau 8, vì Tagalau không có quỹ, chủ biên bù chi là chính, nên nhận thấy công đoạn đó không cần thiết nữa.
Nay, tình hình tài chính Tagalau có vẻ sáng sủa. Và nhất là – từ Tagalau 16 trở đi, để chuẩn bị cho cuộc chuyển giao thế hệ, Tagalau cần hoạt động có bài bản hơn.
Nên thông báo tuyển:
– 01 nhân viên nữ – tuổi 20-40 – có năng lực tiếp xúc cộng đồng
– Mở tài khoản Tagalau giữ thu chi quỹ
– Chăm sóc khâu phát hành.
+ Lương 500.000 đ/ tháng, do tiền túi chủ biên chi trả.
(vì Tagalau ra mỗi năm 1-2 kì, hoạt động ít, không mang tính kinh doanh mà để phổ biến văn hóa vào cộng đồng là chính, nên quỹ lương ban đầu tạm như vậy. Khi Tagalau phát triển mạnh – hi vọng ở thế hệ trẻ – sẽ “nâng bậc” sau!)
– Nhận việc từ khi Tagalau 12 xuất xưởng in (tháng 9-2011).
Mọi chi tiết xin liên hệ với các địa chỉ TAGALAU
BBT – chủ biên Inrasara
Sao chẳng thấy ai vỗ tay vậy cà? Vậy thì tui vỗ tay một mình vậy! Hay hay wá! Tagalau ngày càng chuyên nghiệp lên thì vui biết mấy.
Chuc năm mới cho Tagalau!
Từ khi tiếp xúc với Tagalau kaka đã mở rộng sự hiểu biết của mình, đến nay đã bổ sung kiến thức về văn học cũng như về văn hóa Chăm nhiều hơn, các bài của bác INRASARA trong thư viện của trường đại học mà con đang theo học rất nhiều và kaka đã sưu tầm lại để làm tư liệu. Mới đây Kaka cũng biết được trong tổng tập văn học dân tộc đã có truyện cười và truyện ngụ ngôn Chăm mà bác SARA cũng góp mặt trong sách ấy. Tagalau sẽ phát triển rực rỡ hơn trong tương lai không xa, mọi thế hệ trẻ chúng con đang quyết tâm gìn giữ, phát huy truyền thống của tộc người Chăm mình.
Viết vậy tôi biết Kaka mới chỉ đọc nhà thơ Inrasara sơ sơ thôi.
Sara thì ghê lắm.
Các sinh viên Chăm thì ít biết về Sara, hay có biết nhưng chưa đi sâu. Theo tình hình tôi được biết là các luận văn về Chăm dùng tác phẩm nghiên cứu của Sara rất nhiều. Riêng về thơ ca thôi đã có 6 luận văn thạc sĩ về thơ Sara, rồi 1 luận văn thạc sĩ về phê bình của Sara nữa, một luận văn thạc sĩ về tiểu thuyết Sara. Còn khóa luận ra trường thì đếm không hết. Kaka muốn biết thì hỏi các trường Đại học để đọc tham khảo thêm. Tôi nghĩ tại sao sinh viên Chăm không làm thạc sĩ về thơ Inrasara nhỉ. Hay sinh viên Chăm chưa đủ trình độ hiểu nhà thơ dân tộc mình?
Chúc mừng TAGALAU