Thành ngữ Chăm 27

261. Takai glaung takai bier
Chân cao chân thấp.

262. Takai hanuk nhauh amaik takai iw
Chân phải chửi cha chân trái.
X. Takai hanuk cauh takai iw
Chân phải đá chân trái.

263. Tagok gauk yuw, kadun gauk paraik
Tiến thì đụng ách, lui lại chạm càng (xe).
= Tiến thoái lưỡng nan.

264. Tangin takai kadi kadai
Tay chân bộ hạ.

265. Tapak jei tapak sanai
Thẳng mối đúng lễ.

266. Tajuh haluw kluw bimong
Bảy ngôi chùa, ba ngọn tháp.

267. Tatơk tung tatơk tian
Nén bụng nén dạ.
= Bấm bụng bấm gan.

268. Tathak akauk bơng akauk, tathak iku bbơng iku
Chín đầu ăn đầu, chín đuôi xơi đuôi.

269. Tathak tung tathak hatai
Chín bụng chín gan.
~ Chín nẫu ruột gan.

270. Tapak đak raung
Thẳng cong lưng.
= Thẳng ruột ngựa.

*
265. Jei: mối; sanai: lễ vật dâng thần. Lời cầu khấn của đối tượng có vấn đề với thầy tế để tìm manh mối món nợ với thần linh mà mình đang vướng mắc. Tìm đúng mối thì dựng đúng lễ, từ đó nợ thần mới được giải quyết thỏa đáng.
266. Bảy ngôi chùa là các chùa ở Phước Nhơn, An Nhơn, Thành Tín, Tuấn Tú, Văn Lâm, Lương Cang, và Phú Nhuận do người Chăm Bàni cúng tế; ba ngọn tháp là tháp Ppo Klaung Girai, Ppo Rome, Đền Ppo Inư Nưgar (thay tháp Ppo Inư Nưgar ở Nha Trang) do người Chăm Bàlamôn thờ phụng. Thành ngữ được dùng chỉ các điểm linh thiêng biểu trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng của người Chăm ở Ninh Thuận.

2 thoughts on “Thành ngữ Chăm 27

  1. Salam yut Chăm,
    Hulin hu snưngkhe yau ni dalam phun Thành ngữ Chăm 27
    (Tôi có suy nghĩ như sau đây trong bài (phun) Thành ngữ Chăm 27)
    Kajap karo
    YC

    261. Takai glaung takai bier/ Chân cao chân thấp.
    YC: Từ “glaung” có nghĩa là “cao” cũng được thấy nhiều người viết trật là “klaung” do chữ “g” đọc “kh” trong tiếng Chăm. Thí dụ như từ Nagar nghĩa là “đất nước” người CĐ đọc là “Nân khơ”. Còn người PR thì đọc như thế nào? Chữ Panduranga chẳng hạn, CĐ đọc “Pan du ran kha”? Có cách nào để cho các bạn Chăm nhìn chữ Chăm chuyển tự mà biết/đoán ra được cách đọc của chữ “g” là “gờ” hay “kh” hay ko? Chúng ta nên nhắc và ko nên ngại ngùng sửa sai cho nhau trong cách viết tiếng Chăm chuyển tự. Phải từ từ tập cho Chăm mình có thói quen viết đúng tiếng Chăm chuyển tự trước, đọc đúng rồi hãy nghĩ đến chuyện học Akhar Thrah. Khi các vùng đã thống nhất cách viết và cách phát âm rồi thì chuyện viết cho nhau sẽ dễ dàng hơn. Tôi rất hổ thẹn khi không giao thiệp được với người đồng tộc Chăm mình bằng tiếng mẹ đẻ.
    262. Takai hanuk nhauh amaik takai iw/ Chân phải chửi cha chân trái.
    YC: Ko hiểu là Sara muốn làm nhẹ bớt nghĩa của từ này hay ko chứ từ nhauh amaik có nghĩa là Đ.M của Chăm CD. Tôi nghĩ Sara phải dịch sát nghĩa, hoặc chú thich để chúng ta cùng hiểu và ko thắc mắc.
    265. Tapak jei tapak sanai/ Thẳng mối đúng lễ.
    YC: Thêm 1 từ mới cho CD. Từ trước đến nay người CD chỉ biết dùng từ “rasâm” để chỉ tục lệ
    266. Tajuh haluw kluw bimong/ Bảy ngôi chùa, ba ngọn tháp.
    YC: Baha = chùa chiền nói chung (Phat Giao/An giáo)
    267. Tatơk tung tatơk tian/ Nén bụng nén dạ = Bấm bụng bấm gan.
    YC: Tatơk = Run rẩy; Katơk= đè, nén (Cham CD)

  2. YC thân mến
    Có mấy điều cần làm rõ, anh nhé:
    – Tatơk tung tatơk tian. Viết “tatơk” là sai chính tả đó. Từ điển Moussay viết “tatơk”, tôi viết theo. Đúng ra là “katơk” như anh nói. Không phân biệt Chăm CĐ hay Chăm PR đâu. Tôi sẽ sửa lại.
    – Tajuh haluw: dịch là “ba ngôi chùa”. Đó chỉ là cách dịch tạm thôi. “Haluw” nghĩa gốc là “nguồn”, “đầu”. Người Chăm ở Ninh Thuận dùng từ này tượng trưng cho “Sang mưgik” của Chăm Awal Bàni. Người Việt lâu nay quen gọi là nhà chùa hay thánh đường Hồi giáo Bàni. Cả 2 lối dịch này cũng không được chuẩn lắm, nên chỉ “tạm ” xài thôi.
    – Câu 262 anh nói vậy là đúng. Tôi muốn tránh nghĩa tục đi.
    – “Sanai” đúng nghĩa là “mâm lễ”. “Tapak sanai” nghĩa đen là “một mâm lễ đủ tiêu chuẩn”.
    Tôi sẽ chú ý về nghĩa đen hơn khi tái bản.
    – Cuối cùng là chuyển tự hay phiên âm. Chăm có 2 cách phiên âm và 3 cách chuyển tự chính. Tagalau 12 sẽ đưa ra hết cho bà con rõ dùng, khi cần thiết. Riêng chữ G chuyển tự là G, đọc là “Kằk”. Khác với chữ K, đọc là “kăk”. Nưgar đọc là “nưkằn”. Panduranga, đọc là Pang-tù-rang-kà.

    Đwa karun xa-ai
    Sara

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *