Câu hỏi về sự xuất sắc của Do Thái
Do Thái xuất sắc thì đúng rồi. Nhưng đâu là nguyên nhân?
– Hãnh diện về nguồn gốc “dân tộc được Thượng đế chọn” ư? Thì dân tộc nào mà chả hãnh diện! Đại đa số người Hoa cho Trung Quốc là đất nước trung tâm thế giới; Nhật tự phong đất nước Mặt trời mọc; Việt Nam tuyên bố mình con Rồng cháu Tiên; Pháp tự hào là con Gà trống gáy báo sáng cho cả nhân loại…
– Đề cao trí tuệ và tiền bạc, dân tộc nào mà không thích trí tuệ và tiền bạc?
– Bị đàn áp bất công, bị miệt thị, bị khủng bố… Trong lịch sử nhân loại không ít dân tộc cũng có trải qua thảm trạng đó, nhưng tại sao chỉ có Do Thái là sống sót và vượt trội lên?
– Sức mạnh tôn giáo ư? Chắc gì đức tin Do Thái mạnh hơn đức tin Islam? Nhưng lại phải đặt câu hỏi: Tại sao dân tộc Do Thái lại xuất sắc như thế?
+ Trả lời: Dân tộc nào cũng có các phẩm chất đó, nhưng có lẽ chỉ có Do Thái vượt trội.
Câu hỏi dành cho Chăm
1. Tự hào
Chăm có đủ tự hào về nguồn gốc mình không? – Có! Nhưng tại sao không ít người chối Chăm? Vì mặc cảm mình kém ư? – Thế khi Do Thái bắt đầu khởi nghiệp, họ đâu giàu có hay giỏi giang ngay, sao họ không từ chối mình là Do Thái? Hay khi lai giống (chuyện khó tránh) Do Thái vẫn là Do Thái, sao Chăm thì không (hoặc rất hiếm)?
2. Đề cao trí tuệ và tiền bạc
Chăm có thích như thế, nhưng đã đủ chưa? Tiền bạc – ta có phấn đấu thành tỉ phú không? Hay khi được triệu phú rồi là khoe khoang hay bắt đầu tiêu phá? Trí tuệ – ta có nỗ lực cạnh tranh với cả thế giới không? Hay chỉ được thạc sĩ hay tiến sĩ, rồi… thôi học. Hoặc chỉ quanh quẩn Chăm mình khoe khoang với nhau?
3. Tinh thần quật khởi
Chăm có đủ chưa? Hay khi bị đối xử bất công, ta mặc cảm bỏ cuộc? Hay khi bị đàn áp, hoặc ta đầu hàng hoặc ta bạo động ngu ngốc để rồi… chết oan uổng?
4. Sức mạnh đức tin
Chăm mạnh đến mức độ nào? Khi ta theo Ấn giáo, Islam, Công giáo, Tin lành, Cộng sản,… hay bất kì tôn giáo nào khác (là điều khó tránh ở thế giới hiện đại) ta có còn nguyên gốc VĂN HÓA DÂN TỘC để có thể hành hương về miền đất hứa, như Do Thái không? Hay ta mất gốc, mà chỉ biết có tôn giáo mình, Đảng phái mình?
Trên đây không phải là lời giải đáp. Tôi chỉ trả lời bằng cách đặt câu hỏi (cũng là cách của người Do Thái hay dùng – Eran Katz, Trí tuệ Do Thái), để các bạn tự tìm câu trả lời.
Anh Inra nêu ra nhiều câu hỏi kinh khủng quá!
Hãy nhìn vào vài chị mẫu hệ Chăm ở trong gia đình mà mẹ con nói với nhau tiếng Việt đi, là đủ trả lời rồi. Tôi biết chắc 1 chị khá nổi tiếng ở Phan Rang làm như thế, và của chị cũng có học hành hẳn hoi ở quê Chakleng anh Inra nữa!
Còn Chăm ở Hoa kì, ở Pháp, ở Mã Lai có nhiêu đâu, mà chỉ vì chuyện nhỏ như con thỏ mà chửi nhau tung bụi cho thiên hạ cười.
Nhưng không phải vì thế mà các câu hỏi trên không được đặt ra, phải không các bạn Chăm tôi.
Chuyện về ngôn ngữ Chăm mình dù không phải chuyên gia mà cũng tham gia cãi nhau rất hăng. Hay chuyện nhân vật nào đó khiêm tốn hay kiêu ngạo ta cũng bàn chí chóe. Vậy mà vấn đề nhà thơ Inrasara nêu ra rất hữu ích: Chăm có thông mình không? Làm sao Chăm sáng tạo, thì ít ai góp lời bàn…
Chuyện đó đủ thấy Chăm hơi… ít thông minh rồi.
Phải không?
Jalo Jalai nói vậy chưa hẳn là đúng, nếu bàn nhiều quá bạn lại nói cãi nhau chí chóe thì không nên.
Theo tôi chúng ta chưa đủ tư cách bàn về vấn đề này. Đừng so sánh người Chăm với người Do Thái, quá khập khiễng cả mọi mặt…
Thời thế đã đổi khác. Không ai trong chúng ta sống như người Do Thái nên không thể hiểu hết hoàn cảnh của họ. Chúng ta đang sống trong XH Việt Nam…
1. Tự hào?
Là con trai thì tôi không bàn. Nếu bạn là phụ nữ Chăm (bạn phải mặc váy) vào chợ PR bạn sẽ không được cái nhìn thân thiệt của người bán hàng, sẽ được nghe những lời miệt thị, khinh khi… Có nên tự hào tôi là Chăm?
2. Đề cao trí tuệ và tiền bạc?
Không riêng gì người Chăm mà người cũng vậy cả thôi. theo tôi có rất ít người Chăm có điều kiện hoặc trí tuệ hoặc tiền bạc hoặc cả hai để có thể khoe khoang. Hãy hiện thực! Người Chăm đang chạy bữa ăn hàng ngày,đang chạy từng đồng để gửi cho con đi học thì cạnh tranh bằng “niềm tin”? với ai?
3. Tinh thần quật khởi!
“Chăm có đủ chưa? Hay khi bị đối xử bất công, ta mặc cảm bỏ cuộc? Hay khi bị đàn áp, hoặc ta đầu hàng hoặc ta bạo động ngu ngốc để rồi… chết oan uổng?”.
Chữ “đủ chưa” mà nhà thơ Sara muốn nói ở đây là gì? và theo nhà thơ nếu như trong vai trò bị đối xử bất công hay bị đàn áp “thật sự” thì nhà thơ sẽ làm gì? Là tri thức chúng ta phải làm “đủ” để bà con Chăm lấy gương mà soi theo.
4. Sức mạnh đức tin
“Giàu sang sinh lễ nghĩa”
Chúng ta tạm thời vẫn nghèo đói thì nên chỉ tin vào “đạo” ông bà, cha mẹ thôi… Văn hóa dân tộc có còn tồn tại?
Tôi đồng ý với Mạc Phong Linh. Tôi cũng hiểu ý Jalo Jalai. Chúng ta không nên cãi vã nhau mà góp lời bàn để ra vấn đề.
Tôi mạo muội góp vài lời như sau:
+ Vẫn có thể so sánh với Do Thái được. Do Thái sống nhiều đất nước khác nhau, vậy mà họ vẫn phát triển. Lẽ nào không có nơi nào trùng hợp với Chăm?
+ Tôi muốn bàn về chuyện tự hào.
Người nam tự hào về nền văn hóa dân tộc. Tôi nghe kể nhà thơ Inrasara luôn nhận mình là Chăm trước diễn đàn lớn. Anh tự nhận khi anh còn vô danh và cả khi đã nổi tiếng. Nếu anh MPL chú ý: không ít người có chút trí thức, không dám nhận mình là Chăm.
Còn người nữ Chăm, tại sao không dám tự hào? Chính kẻ nào “miệt thị khinh khi” dân tộc khác mới là kém chứ, phải không anh? Tôi biết nhiều bà mẹ nhà quê tự hào về dân tộc mình, nhưng lại biết có một nữ giáo viên cấp Ba thì chối Chăm. Như vậy là do tinh thần ta chứ đâu do địa vị, phải không?
+ Còn về “tinh thần quật khởi”. Theo ý tôi nhà thơ Inrasara muốn chúng ta phải dám đấu tranh và biết đấu tranh có lý có tình. Anh có nói về chuyện anh lên tiếng về nhiều sự kiện xã hội Chăm ta vừa qua, chuyện cái chết KMV, đất đai Văn Lâm, hay ô NTT tố cáo trí thức Chăm… MPL thấy đó, có rất nhiều anh đã không lên tiếng. Sự lên tiếng này đã được giải quyết, hay ít ra chính quyền cũng có lắng nghe. Lên tiếng mà không cần bạo động. Theo tôi hiểu như vậy là “đủ”.
+ Về chuyện tiền bạc hay chuyện trí thức, nêu lên là để khích lệ động viên mọi người. Học thì phải là giỏi hơn, cao hơn so với dân tộc khác, chứ không nên so với Chăm ta.
Lâu quá tôi mới ghé lại thăm trang web của anh Sara.
Phải công nhận là đặt vấn đề như thế này là hay và có nhãn quan tổng quát.
– Chăm khổ nhiều, yếu nhiều – phải nỗ lực để có TIỀN và TÀI.
– Có tiền và có tài, nhưng nếu quên DÂN TỘC mình thì bỏ đi.
– Còn tự hào mà không BIẾT tự hào thì nguy hại.
– Ngoài ra còn phải có NIỀM TIN nữa. Không có niềm tin thì khi thất vọng ta hay bỏ cuộc. Nhưng ở đây tôi xin lưu ý anh Sara và mọi người là nên nhấn mạnh vào VĂN HÓA DÂN TỘC, còn niềm tin tôn giáo thì ta sẽ cãi nhau suốt đó.
Cần gì phải tranh đấu đòi “đất nước” như vài người kêu cho oai thế (mà đòi cũng đâu được). Hãy là Chăm tài năng, tự hào và niềm tin vào tương lai là tốt nhất rồi. Chăm tồn tại mãi mãi!!!
“Ở đâu cũng có anh hùng
Ở đâu cũng có thằng khùng thằng điên”
Nói như Vô Danh, thế là hòa cả làng à?
Người ta thống kê 20% số giáo sư tại các trường Đại học hàng đầu của Mỹ là người Do Thái. 1/3 triệu phú Hoa Kì là Do Thái.
Dân Do Thái cũng có thằng khùng thằng điên. Nhưng họ có nhà đoạt Giải Nobel gấp 28 lần dân tộc khác, trong khi Pháp có đất nước hẳn hoi, có thủ đô ánh sáng nhân loại hẳn hoi, mà chỉ gấp 6 lần thôi. Vậy là sao???
Website này nêu vấn đề “bộ óc Do Thái” là để chúng ta bàn luận, tìm nguyên do, và phấn đấu.
Không ai có thể phủ nhận 1 điều rằng: Người Do Thái là tộc người thông minh nhất hành tinh. Điều đó đã được minh chứng rất rõ và được thế giới công nhận.
Người Chăm có thông minh?
Theo ý kiến của tôi. Câu trả lời là “không”. Bản thân tôi cũng là người Chăm, tôi ý thức được mình mang dòng máu Chăm.
Nếu có câu hỏi: người VN có thông minh không? thì đa số người Việt sẽ trả lời là có bởi lẽ lòng tự tôn dân tộc.
– Người Chăm có thông minh ?
– Chính trị:
+ Nếu thông minh thì cha ông ta phải lường trước mối nguy hiểm đến từ nước Việt, từ đó con cháu sau này sống cảnh bần cùng nghèo khổ.
Hỏi tôi có tự hào không? câu trả lời là “không”.
– Văn hóa:
+ Tri thức Chăm (nếu có) thì cũng chỉ biết làm “dáng” ra vẻ ta đây là trí thức. Thử hỏi họ giúp được gì cho làng xóm của mình. Hoặc tự cho mình là tri thức trong túi gắn 2,3 cây viết đủ màu mà trong đầu không biết chữ Y. Nếu làm việc trong thôn, xã hành xử đối với người Chăm thì vênh mặt cho rằng “người ta phải cung kính mình” mà không biết mình là nô bọc của dân còn với người kinh khúm núm không dám gây phiền hà.
– An ninh:
+ Thanh niên quậy phá gây náo loạn thôn xóm nhưng khi bước ra ngoài gặp “thứ thiệt” thì… cực kỳ ngoan ngoãn.
– Khoa học kỹ thuật: Vắng bóng.
– Văn học,nghệ thuật: Tuấn kiệt như sao buổi sớm!
Kết luận:
So với nhân loại cũng chỉ là tộc người bình thường. Thông minh của người Chăm chỉ quanh quẩn ao làng, đủ để đấu đá anh, em, chú, bác trong gia đình, thôn xóm không đủ tầm vóc ra thế giới.
Chúng ta lấy tư cách gì so với bề dày thành tích của người Do Thái.
Theo tôi người thông minh sẽ phát triển mạnh mẽ. Người không thông minh sẽ tự khắc bị đào thải và tương lai không xa nếu không có hành động cụ thể chúng ta đừng nằm mơ mà nghĩ về tự hào dân tộc, Văn hóa dân tộc…
Xì! Ông Linh chủ quan rồi đó.
So sánh là so sánh với cộng đồng gần gũi, chớ có lấy làng Chăm nào đó so với người thành phố. Ví dụ làng tôi Tanran gần làng Hamu Ram người Kinh (xin lỗi), nhưng Chăm làng tôi có người giỏi rất nhiều. Chứng to Chăm hiếu học, thông minh ít ra là với làng bên cạnh. Còn việc sau đó họ tiến tới đâu thì chuyện khác.
Do Thái là số dzách rồi. Nhưng so với người Kinh thì Chăm không kém đâu. Đặt vấn đề này ra không phải để ta mặc cảm hay ôn lại lịch sử cũ, mà để tìm cách vươn lên cao hơn, góp phần cải tiến trí thông minh dân tộc và làm nở mặt đất nước VN.
Sài Gòn về,4h sáng xuống bến xe Phan rang ghé quán cốc uống cafê. Bà bán cafê có hỏi tôi: Quê cháu ở đâu? Dạ Phước Nhơn (Play Blap)! Tôi trả lời. Bà ấy nói Phước Nhơn nuôi con đi học Sài Gòn rất nhiều. Trong lòng tôi tràn đầy tự hào và sự thật là vậy quê tôi năm nào cũng luôn đứng đầu xã về tinh thần hiếu học, đức tính hy sinh của bậc sinh thành. Nhưng không phải vậy có thể khẳng định người Chăm quê tôi đều thông minh, nhìn vào bộ mặt hiện tại thì biết rõ.
Và làng quê của “JANTANRAN” cũng vậy thôi, ăn bữa sáng lo bữa chiều, điệp khúc hát mãi.
Thông minh theo tôi là hiểu rộng, biết nhiều và sự lý nhanh hiểu biết của mình trong XH.
Xã hội nào cũng vậy. Người thông minh không nhiều và trong quả đất mà chúng ta đang sống, người Do Thái có trí thông minh đa số nhất.
Người Chăm không thể như người Kinh và càng không bằng người Do Thái về trí thông minh.
Đừng hãnh diện mà hãy nhìn vào sự thật.
Về câu hỏi người Chăm có thông minh? xin trả lời:
Tương lai là câu hỏi, hiện tại là bộ mặt và quá khứ là câu trả lời.
Xã hội Chăm không khác xưa là bao. Hiện tại vẫn đói nghèo, tương lai Người Chăm sẽ đi về đâu???????….
Qua diễn đàn này cùng nhau tìm ra hướng đi thích hợp. Mong chúng ta đừng mãi nhìn về quá khứ mà quên đi hiện tại để nhìn về tương lai trước hết là bản thân chúng ta rồi mới đến sự thay đổi của cả cộng đồng.
Cuoi tuan truoc khi roi co quan ve nha, toi nan lai vai phut luot vai trang web cua Cham minh tinh co vao trang nay, moi doc thay cung ly thu voi may van de chu Inra dat ra de chung ta cung tra loi theo tinh cach xay dung va tim ra cau tra loi xac dang, tuy nhien van de danh gia thong minh cho mot dan toc khong phai la chuyen don gian va nhat la dem so sanh voi dan toc khac cang kho hon boi vi can cai gi de lam thuoc do de danh gia gia tri do. Theo toi duoc doc va duoc biet va cung cac ban chia se nhé :
– Trước tiên toi xin cung cap thong tin ve chi so thong minh hay IQ (Intellingence quotiet ) trung binh của the gioi la 100, Do Thai 107,5 – 115, Viet Nam la 94.
– Ngoai ra tri thong minh con chiu tac dong cua cac yeu to nhu: Di truyen, moi truong song, phat trien kinh te xa hoi, giao duc, the che chinh tri, suc khoe .v.v..
…..
– Nguoi Do Thai dat duoc thanh qua nhu tren khong phai ho chi co chi so IQ cao ma cot loi la ho rat can man, chiu kho tim toi va chiu nhieu thiet thoi khac de vuon len de thanh cong trong su nghiep va cong viec phuc vu khong chi cho dan toc ho ma cho ca nhan loai.
Vi vay van de chu Inra dat ra khong phai don gian de ma ngay mot ngay hai chung ta tra loi duoc nhat la trong hoan canh song cua cong dong Cham hau the chung ta ngay nay. Neu ai co nhung cau tra loi hay thi cung ban luan chu dung boi xau nguoi Cham minh nhu mot so ban da comment vi o doi dan toc nao cung co nguoi tot va nguoi xau ca.
Mình nghĩ vần đề đặt ra ở đây có lẽ chưa thuyết phục, khó hình dung. Vấn đề cần đặt ra để bàn luận nên là “Người Chăm thông minh đến đâu?”, “Trí thông minh của người Chăm đã được thể hiện như thế nào qua suốt quá trình lịch sử? …. chẳng hạn. Có lẽ như thế sẽ dễ hình dung và dẫn luận khi tham gia thảo luận. Một mặt, cũng giúp nhìn thấy những gì mà một dân tộc có bề dày lịch sử, văn hóa, chính trị, xã hội này đã, đang để lại trong tiến trình hòa nhập mới. Mặt khác cũng có thể được xem như là một cuộc “lặp biên bản” (từ của Inrasara) như là một gợi thức, kích thích những ý tưởng sáng tạo mới, kích thích tự hào dân tộc, tự hào để tiếp tục phát huy, nâng tầm những thành tựu đã từng, đang và cũng có thể là sẽ trong tương lai. Câu hỏi “Người Chăm có thông minh không?” quá chung chung. Bất kể một dân tộc nào cũng đề có “trí thông minh”. Thông minh đến đâu?, được thể hiện như thế nào? … mới là điều thực sự cần biết.
Thân mến