Chúng ta cần xác định: người Chăm thông minh.
Bởi đơn giản, ai bảo dân tộc mình không thông minh thì kẻ đó sẽ bị cho là bôi nhọ dân tộc, nói xấu hay miệt thị dân tộc mình. – Không gì dại hơn. Chỉ nên đặt câu hỏi: Chăm thông minh như thế nào? Thông minh tới đâu?
Muốn trả lời được câu hỏi này, ta thử so sánh Chăm với dân tộc Do Thái.
1. Tại sao lấy dân tộc Do Thái ra so sánh, như vậy có quá cao ngạo hay khiên cưỡng không? – Không.
– Hãy chấp nhận định đề: Không có sự ưu việt giữa các chủng tộc. Nghĩa là dân tộc nào cũng có chỉ số thông minh như nhau, trồi sụt chỉ là ở mỗi cá thể. Nên so sánh Chăm với Do Thái hay bất kì dân tộc nào cũng không vấn đề gì cả.
– Do Thái và Chăm có hoàn cảnh lịch sử gần như nhau: mất nước, lưu vong… So sánh với Do Thái, vấn đề dễ được sáng tỏ hơn.
2. Do Thái và Chăm đã làm được gì? Có mấy điểm khác biệt chính:
– Gần 2000 năm lưu vong, Do Thái bị đối xử phân biệt, ngược đãi khắp nơi trên thế giới; Chăm thì không. Hoặc nếu có, nhưng không nghiêm trọng như Do Thái. Đó là khác biệt rất căn bản.
– Do Thái đạt bao nhiêu thành tích chói lọi, thuộc hàng đầu thế giới và đủ lãnh vực – họ cạnh tranh với cả thế giới; Chăm thì tuyệt đối không. Chớ kể cá nhân Chăm nào đạt được thành tích nào đó về Chăm: sử học, dân tộc học, ngôn ngữ học… dù có cao đến đâu cũng chỉ bó hẹp trong phạm vi Chăm. Mà chỉ thành tích khi cạnh tranh sòng phẳng với thế giới bên ngoài mới đáng kể. Với đất nước đó, hay cao hơn – với thế giới. Nhìn từ góc độ này, có Chăm nào đạt được chưa?!
Khác biệt này bất kì ai cũng có thể nhận ra rõ ràng.
– Qua 2000 năm, dân Do Thái vẫn giữ được liên hệ với nguồn cội, luôn luôn hướng về và khi có điều kiện – họ hành hương về đất Thánh; còn Chăm chỉ mới 2-3 thế kỉ thôi, rất hiếm người trở lại Panduranga hay xa hơn – Mĩ Sơn. Đây là khác biệt rất lạ.
3. Câu hỏi
– Về 1. Chăm có tinh thần quật khởi không?
– Về 2. Chăm có thông minh không?
– Về 3. Chăm có thực sự yêu dân tộc và văn hóa dân tộc không?
4. Tìm giải đáp
– Nếu không, thì tại sao?
– Nếu CÓ, thì thế nào?
Rất mong nhận được câu trả lời.
Vài đóng góp về người Do Thái:
1/Ở người Do Thái, dân tộc & tôn giáo là MỘT. Do Thái Giáo tưởng là khép nhưng rất mở. Ai theo Do Thái Giáo đều được xem là người Do Thái.
2/Do Thái Giáo rất đề cao trí tuệ và tiền bạc: “Người có trí tuệ mới có tiền bạc”. Chính nhờ niềm tin tôn giáo mà họ sản sinh ra rất nhiều cá nhân kiệt xuất về trí tuệ hoặc cực kỳ giàu có.
3/Người Do Thái không cần so sánh với dân tộc nào khác. Họ luôn tin rằng mình là dân tộc duy nhất được Thiên Chúa chọn. Có lẽ chính niềm tin siêu nhiên này đã làm họ trở thành vượt trội so với tất cả các dân tộc khác trên trái đất.
@ nick Một bạn đọc:
Nếu không có Mỹ, người Do Thái dù giỏi mấy cũng không thể thành lập quốc gia Israel.
Mà Isarael được thành lập cũng vì quyền lợi của Mỹ, nhằm dùng Israel khống chế và tạo bất ổn cho thế giới Arab.
Khai thác dầu mỏ và bán vũ khí là 2 nguồn lợi khổng lồ của Mỹ nơi này.
(Ngày xưa khi Lê Thánh Tôn xâm chiếm Vijaya, sử Minh còn ghi rõ sứ Champa qua cầu cứu nhiều lần nhưng nhà Minh đã không can thiệp.
– Bởi họ chẳng được lợi gì!)
Không riêng gì Chăm. Lịch sử loài người là một câu chuyện tàn nhẫn mà phần thua thiệt bao giờ cũng thuộc về những đất nước, dân tộc nhỏ bé và yếu thế hơn.
Phản hồi của bạn cho thấy bạn hiểu biết rất ít về Do Thái và đất nước Israel.
Israel khi được Hội Quốc liên sắp xếp cho ở vùng đất Jerusalem thì nơi đây vẫn chỉ là sa mạc. Cho đến tận bây giờ thì Israel không hề có dầu mỏ. Người ta chỉ mới tìm thấy ở Israel một trữ lượng lớn đá phiến dầu (một loại đá khoáng giàu kerogen có thể chiết xuất ra dầu thô) nhưng để khai thác được nó thì rất tốn kém vì nằm sâu dưới tầng đá rắn và chi phí chiết xuất cực cao. Đất nước Israel vốn dĩ rất nghèo tài nguyên. Chỉ có tinh thần của người Do Thái mới có thể biến cả một vùng hoang mạc thành một đất nước trù phú với nền nông nghiệp cực kỳ phát triển như hiện nay.
Các tháp Chăm đã khẳng định được vấn đề này.
Tôi rất quan tâm đến dừa trong văn hóa Chăm, nhưng hầu như k được nghe tới, ngoài 1 khái quát rất mỏng về “Bộ tộc Dừa”.
Xin được làm quen với anh để tìm hiểu thêm về cây dừa trong văn hóa Champa.
Trân trọng
ĐT liên lạc: 0903940982
Kim Thanh quý mến
Hay lắm. Hoan hô tinh thần bạn.
1. Dừa tiếng Chăm là li-u. Dừa là một lễ vật quan trọng trong các lễ của người Chăm. Miền Trung trrồng nhiều dừa. Dừa cũng là khẩu phần ăn của Cei Xit trong chiến đấu…
2. Người Chăm thông minh, vì tài nghệ xây tháp. Vậy thì Khmer cũng thông mình, vân vân…
Nhưng ở đây chúng ta muốn nhìn xuyết thấu và toàn diện hơn về “thông minh”.
Qua vài ngày xảy ra thiên tai ở Nhật, nhìn người Nhật đối phó với tai họa, Vương Hy Văn – kí giả Hoàn Cầu Thời Báo Trung Quốc cho rằng: “50 năm nữa , kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ đứng đầu thế giới, nhưng vĩnh viễn Trung Quốc không thể được gọi là cường quốc vì 50 năm nữa người Trung Quốc cũng chưa thể có trình độ dân trí và ý thức đạo đức công dân cao như người Nhật hiện tại”.
http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Luan-Ly/Tu_mot_la_thu_cam_dong/
Vậy mới là thông minh nghĩa mạnh nhất của từ này.
Thân mến