bài đăng website Hội Nhà văn TP.
Người đòi chôn mình ở Mỹ Sơn khi chết
Có lẽ tôi bắt đầu hiểu ra, vì sao bao đời nay người đời đang cố gắng bằng mọi giá để giữ lấy cái hồn cốt đầy bí ẩn của những toà tháp Chăm rêu phong và đang đổ nát với thời gian. Người đầu tiên được nêu danh, đó là Kazic, một một kiến trúc sư Ba Lan nổi tiếng thế giới. Ông đã làm tất cả vì Mỹ Sơn, mặc cho bom đạn từ thời chiến tranh còn sót lại rắn rết và nước độc. Ông thực hiện đúng những điều xuất phát từ con tim nồng nhiệt của mình, suốt 16 năm, từ 1980 cho đến khi mất tại Huế năm1997.
Điều kỳ lạ trong thời gian này, có một cô bé câm chăn bò, người Chăm đã trở nên thân quen với ông. Cô bé lên mười này đã học nói tiếng Việt với ông và sau đó gánh nước ăn cho đoàn khảo sát. Cô bé gầy guộc luôn sống trong cảnh đói rét này dường như sinh ra trong câm lặng, cô đơn và xuất hiện như trên trời xuống đúng như câu chuyện cổ về nàng Apsara được ông trời cử xuống để dạy mọi người múa hát.
Cô bé lọ lem này đã âm thầm múa theo những bức tượng Apsara cổ, với những đường cong cơ thể uyển chuyển, hoàn toàn theo trí tưởng tượng. Cô bé Chăm ấy hồn nhiên như cỏ cây hoa lá bên con suối của thung lũng này. Và ông Kazic đã vẽ cô bé ấy đang múa trong những buổi sáng nắng vàng như mật ngọt chảy từ ngọn tháp màu đỏ au làm bừng sáng cả khu rừng xanh.
Đó là giây phút thăng hoa nhất trong những ngày gian khó khi ông còn ngủ trong lòng tháp và mơ thấy những vũ nữ Chăm ngực trần từ trong đá bước ra múa hát dưới trăng. Ông ước một ngày nào đó cô bé gầy đen xấu xí kia sẽ trở thành một con thiên nga trắng với đôi cánh mở to bay bổng uyển chuyển trong điệu múa Apsara kỳ diệu bên chân tháp.
Ông đã treo bức tranh cô bé trên vách lán. Một cô bé với hình ảnh áo quần sờn rách múa cùng ngọn cỏ, có đôi mắt buồn và hơi lạnh đúng như gương mặt chăm của Apsara, hoang dại. Rồi nhiều hôm cô bé Chăm cũng đến ngắm bức tranh rồi im lặng bỏ đi. Mỗi lần như thế, cô bé lại ra bãi cỏ múa, mỗi động tác ngày một khác, liên tục kết nối nhưng đầy hoang dại. Có một buổi chiều cuối cùng cô bé múa rồi mỉm cười bỏ vào rừng mất hút.
Và, sau này có người đã nhận ra cô bé ấy nay đã trở thành một vũ nữ thật sự, một Apsara về múa cho quê mình. Đúng như Kazic đã hình dung trong giấc mơ, cô bé câm ấy giờ đây đã hát và múa tại nơi đây, với bộ ngực trần và bầu vú tròn căng làm ngẩn ngơ bao người, trong tiếng trống paranưng rộn ràng. Nhưng chỉ có khác, Kazic không còn nữa, một khát vọng về Mỹ Sơn đã ra đi. Hồn ông vẫn quanh quất đâu đây. Người ta đã làm bia khắc cho ông ở Mỹ Sơn với cái tên Việt thân quen là “Duy tháp Chăm”.
Nghe kể, tôi thấy câu chuyện có thật mà như huyền thoại vậy. Đẹp. Buồn. Kazic là một nghệ sĩ, ông đã không đợi được cái ngày con thiên nga trong giấc mơ của ông trưởng thành. Trong tâm trí tôi câu thơ của Chế bỗng hiện về đúng như sự trông ngóng của Kazic ngày nào:
Bên cửa tháp ngóng trông người Chiêm nữ
Ta vẩn vơ nhìn không khí bâng khuâng
Vài ngôi sao lẻ loi hồi hộp thở
Một đôi cành tơ liễu nhúng trong trăng!
Nàng không lại, và nàng không lại nữa!
Cả thân ta dần tan trong hơi thở
Ôi đêm nay, lòng hỡi, biết bao sầu!…”
(“Đợi người Chiêm nữ” – Chế Lan Viên)
Người trọn đời làm tượng Apsara
Đó cũng là một người câm như cô bé hoang dại người Chăm thuở nào. Anh là Phạm Ngọc Xuân, ở thôn Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Từ bé anh cũng là người chăn bò và hay chơi tha thẩn ở quanh cụm tháp Mỹ Sơn. Không diễn tả được bằng lời và cũng không học hỏi được ai về tượng vũ nữ Apsara và bệ thờ Linga-Yoni.
Nhiều lần cậu bé Xuân đã khóc vì một mẩu gạch trên hình vũ nữ bị vỡ ra vì mưa gió, bão táp. Cậu bé bao ngày đã trò chuyện thầm trong lòng với các cô gái bằng đá khắc trên tháp. Cậu đã chui vào trong tháp ngủ mỗi khi mưa gió không trở về nhà được. Người ta đã tìm cậu và lôi về cùng với những làn roi giận dữ của người cha vì ai cũng sợ cậu giẫm phải bom hay mìn còn sót lại trong thời kỳ chiến tranh.
May sao, cậu còn mẹ để chia sẻ và cũng là người có thể trò chuyện với cậu bằng ngôn ngữ riêng biệt, bằng bàn tay. Cậu đã “nghe” mẹ kể lại những câu chuyện cổ về dân tộc Chăm, gốc gác dòng máu đang chảy trong trái tim cậu. Rồi bà còn kể vì sao và từ đâu có thánh đường Mỹ Sơn ngày nay, cùng với vẻ đẹp quyến rũ của vũ nữ Chăm.
Bà kể sơ lược vắn tắt vì chính bà cũng không thể biết nhiều về quá khứ của dân tộc mình. Nhưng về tôn giáo và tín ngưỡng của người Chăm nơi thánh địa này thì bà biết phần nào để kể những câu chuyện thần tiên thường xảy ra trong những đêm Mỹ Sơn dày đặc sương mù. Xuân lớn lên trong những câu chuyện yêu đương thần bí và thường mơ một ngày nào đó mình sẽ tạc được những bức tượng vũ nữ Apsara bằng đá.
Thế rồi, chính bố anh đã đi gánh đá về, rồi còn dựng một cái quán nhỏ bên đường để cho con trai bán tượng. Ban đầu ông tưởng chỉ để cho con trai tật nguyền của mình vui, không sinh hư vì rảnh rỗi.
Nhưng không ngờ khách đến mua nhiều vì thấy tượng vũ nữ của anh chàng người Chăm kia đẹp đến mê hồn và đầy ẩn ức với đôi mắt buồn như sương khói. Anh im lặng, thỉnh thoảng mỉm cười, không hề quan tâm đến khách lạ, và như chỉ nói chuyện với tác phẩm của mình. Khách không hề mặc cả, chỉ xuýt xoa khen đẹp, rồi trả tiền cho anh.
Đúng thế một nét đẹp lặng câm của tượng đá nhưng lại đầy biểu cảm nét kiêu sa dịu dàng của những vũ nữ Apsara, xinh đẹp, với bộ ngực căng tròn, gợi cảm. Đặc biệt bố anh đã tìm được loại đá mà chỉ ở Mỹ Sơn mới có. Chúng được làm và khắc trên tháp của người cổ xưa.
Nay những tảng đá nhỏ ấy được hiện lên trên bàn tay anh, một người khiếm thính, và đã biến thành các vũ công đầy quyến rũ, với đôi mắt nhìn vào cõi xa, làn môi hé nở nụ cười, tạo nên cái động trong cái tĩnh và ngược lại thật kỳ thú. Dường như anh đã tìm ra cái bí quyết của nghệ thuật múa cùng những cặp Linga và Yoni biểu tượng cho thần thánh ngàn năm của lịch sử người Chăm.
Múa trong “Mưa bay tháp cổ”
Rồi cái đêm các nàng Apsara xuất hiện đã đến trong buổi trình diễn ca múa nhạc, sau khi tôi mải miết suốt ngày trong thung lũng. Nghe giọng của một nam ca sĩ người Chăm, hát bài “Mưa bay tháp cổ” của Trần Tiến ở chính nơi đây, mới thấy cái hơi hoang dại và ám ảnh lòng người. Hình ảnh người vũ nữ hiện lên qua giai điệu da diết:
Cong cong năm ngón ngũ hành
Trăm năm vũ điệu
Nammô nam mô nam mô Shiva
Một vòng thôi miên, thôi miên Apsara
Và quả thật tôi giật mình đúng lúc những cô gái với bộ ngực căng tròn bước ra từ hai bên cánh gà cùng cánh tay nõn nà đưa lên cao. Những ngón tay búp măng cong mềm lấp lánh trong ánh đèn màu lan toả. Tiếng kèn saranai rung lên như muốn miêu tả nỗi khát vọng của tình yêu trong nhịp trống dồn dập. Người xem có cảm tưởng như hồn đá Apsara từ nghìn năm đang rung chuyển, lay động và nhập vào hồn người, làm nên vũ điệu đầy mê hoặc.
Tôi ngờ rằng trong bốn vũ nữ đang múa kia, ắt hẳn có cô bé lọ lem của Kazic ngày nào. Đó có thể là cô bé Trà SaNi, và có thể là Thuý Vân tươi trẻ, những con thiên nga biến hoá trong vũ điệu thần bí, mà Kazic mơ trong tháp cổ vào những đêm giá buốt. Gặp lão nghệ nhân Trượng Tốn, linh hồn của Đội Nhạc múa Chăm thuộc xã Mỹ Sơn, tôi thấy ông tỏ ra buồn vì nghệ thuật dân gian Chăm rất phong phú, dễ đi vào lòng người nhưng các nghệ sĩ vẫn chưa làm được bao nhiêu. Sau khi thổi kèn Saranai, ông hát riêng cho tôi nghe, bài “Vũ nữ Apsara”, bằng một giọng trầm mặc, nồng nàn. Lời ca có đoạn:
“Ngủ quên trong ký ức Apsara, ngàn năm người vũ nữ hoá thiên thần, trăm năm làm một cõi, nghìn năm mang bóng hình hài…”
Ông còn giải thích điệu múa Apsara thường do 4 vũ nữ thể hiện làm sao cho người xem tưởng như từ những bức phù điêu bước ra. Điệu múa chậm uyển chuyển, với động tác tay và chân thể hiện qua đường cong duyên dáng nhưng lấp lánh nét buồn man mác. Khi kết thúc các vũ nữ lại trở nên bất động như những bức tượng, với ý nghĩa trở về với đá. Đó là những nhịp điệu của đá. Vũ nữ Trà Sani đã có lý khi nói, Apsara được sinh ra từ đá và khi hoá kiếp lại trở về với đá. Chính vì lẽ này chăng mà nhà thơ người Chăm Inasara đã từng viết trong bài Vũ nữ Chàm:
Rung vòm ngực căng phồng ban mai
Vỡ đường cong cuộn trào suy tưởng
Thay lời kết
Kiến trúc sư Kazic đã từng đánh giá: “Người Chăm cổ đã biết thổi hồn vào đất đá; biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn tráng lệ, thâm nghiêm và hùng vĩ. Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá của nhân loại mà chúng ta còn lâu mới hiểu hết”.
Mọi chuyện đối với các thiên thần Apsara, giờ đây không chỉ là khắc chạm, tìm ra những điều bí ẩn của viên gạch xây tháp, chất kết dính của chúng, ngay từ khi được công nhận là di sản văn hoá thế giới năm 1999, mà còn biết bao việc phải làm. Vậy đó, nghe đâu đây có tiếng thở dài của các nàng vũ công khi hoa đá trở về với hình tượng Apsara với những bầu vú Chăm quanh bệ thờ Linga. Tôi thẫn thờ…
Tam hon nguoi Cham tham dam trong mot bau van hoa duoc chung cat boi nhung tinh hoa nghe thuat nhu vu dieu Apsara va thap co, lai vua ban nga, dep va nhan van nhu… bau vu Cham.
Khac han voi nhung nen van hoa bi bao trum boi Nho giao day khat khe. Tinh yeu, khat vong tu do, ve dep cua nguoi phu nu deu bi troi chat trong nhung xieng xich phet mau son dao duc.
Hay mua di cac vu nu, de Inrasara phai hat rang:
Rung vòm ngực căng phồng ban mai
Vỡ đường cong cuộn trào suy tưởng
Bài viết nói được vấn đề. Tính linh thánh của điệu vũ, vẻ đẹp thánh thiện của thân thể người nữ. Nhưng đọc cái đề bài tôi cứ tưởng tác giả đang tiếp thị cho… vú Chăm! Hãy xem tác giả dùng từ “nõn nà”…
Tôi cũng nghĩ như Nguyễn Anh Thy vậy. Đọc tít bài mà nghe như là quảng cáo vú thế chớ?
Còn cái đoạn này nữa nè:
“Ngủ quên trong ký ức Apsara, ngàn năm người vũ nữ hoá thiên thần, trăm năm làm một cõi, nghìn năm mang bóng hình hài…”
so với thơ Inrasara thì rất lạc đề. Inrasara viết:
“Ngủ quên trong kiếp đá
Bàn tay nghệ sĩ hoài thai
trăm năm làm một thuở
Nỗi mơ nung nấu ngàn đời khôn nguôi”
Thơ siêu thoát như thế mà mình chế tác thành như trên thế đó, kém hẳn đi. Không còn là thơ nữa.
Còn câu thơ Inrasara là: Nụ cười phiêu lãng trên môi
thì nhạc sĩ Amư Nhân chế biến rất thô như sau:
Trên môi cười điệu nghệ…
Hết biết luôn!!!