Người Chăm có thông minh không? – Thử đặt vấn đề 01

Vấn đề sáng tạo đang là trọng tâm của xã hội hiện đại. Sáng tạo trước tiên đòi hỏi đến trí thông minh xuất chúng, sau đó mới đến các yếu tố khác.
Sắp tới có Hội thảo Minh triết Chăm, minh triết của truyền thống quá khứ. Cho nên việc đặt câu hỏi: “Người Chăm có thông minh không? Thông minh tới đâu? Tại sao? Và làm gì để phát triển trí thông minh sáng tạo? là điều vô cùng cần thiết. Như là bước đầu hội nhập vào thế giới mới trong thời đại toàn cầu hóa.
Nhận thấy tầm quan trọng của trí thông minh và khả năng sáng tạo, tôi xin trích đoạn bài viết rất đáng đọc của Phạm Phú Đức, “Khả năng sáng tạo và ước mơ Nobel”, để bạn đọc Inrasara.com cùng suy gẫm. Và nhất là – THẢO LUẬN
.
Inrasara.

*
Thử đặt vấn đề 01

Theo học giả Dacey và Lennon, nếu như trí thông minh (được xem là khả năng để học hỏi và sử dụng kiến thức sẵn có) được đánh giá cao nhất trong suốt lịch sử nhân loại, thì trong thiên niên kỷ mới này, tính sáng tạo (được xem là khả năng để tạo ra những kiến thức mới) sẽ trở thành đức tính trân quý nhất của con người.
Có thể nói rằng ngày nay khả năng sáng tạo không chỉ là phương tiện mà còn là cứu cánh, không chỉ trong lãnh vực nghệ thuật mà còn trong khoa học và mọi mặt đời sống.

Nếu sáng tạo là cứu cánh, vậy thì làm sao có thể phát huy khả năng sáng tạo?
Thật vậy, khả năng sáng tạo (creativity) và tiến trình sáng tạo đó (creative processes) là nền tảng cốt lõi để các cá nhân, tập thể hay dân tộc vươn lên đến đỉnh cao của trí tuệ trong thời đại hiện nay.

D. K. Simonton đưa ra những yếu tố được xem là góp phần hình thành nên sự kiệt xuất đó. Nó bao gồm:
1. các yếu tố tâm lý và sinh vật (như tính di truyền “gien” và tính sắc tộc);
2. cách học và nhận thức;
3. phương pháp giải quyết vấn đề;
4. động cơ;
5. kinh nghiệm từ bé và ảnh hưởng của tuổi tác;
6. trí thông minh;
7. cá tính;
8. bệnh học tâm lý (psychopathology);
9. kinh nghiệm bản thân về bạo lực và chấn thương;
10. ý kiến quần chúng;
11. thái độ và niềm tin;
12. sự noi theo, sự xác định tư cách của mình (affiliation), kỹ năng linh hoạt trong nhóm và khả năng lãnh đạo.

(theo Phạm Phú Đức, “Khả năng sáng tạo và ước mơ Nobel”, Tienve.org, 9-12-2008)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *