Trong tiếng Chăm, có ba dạng ghép chính: ghép song song, ghép chính phụ và ghép phụ nghĩa.
1. Ghép song song: là từ ghép trong đó các thành tố liên kết với nhau bằng quan hệ song song, bình đẳng với nhau về ý nghĩa
Bbơng hwak: ăn uống
Hia cauk: than khóc
Đom pwơc: nói năng
Pangin jaluk: chén bát
Từ ghép loại này thương mang nghĩa khái quát hóa.
Pangin jaluk: chén bát
không chỉ có chén và bát, mà còn cả đũa, muỗng….
Về trật tự, thì có thể hoán đổi cho nhau: hia cauk hay cauk hia, bbơng hwak hay hwak bbơng cũng đúng. Nhưng do thói quen, nhiều từ ghép vẫn cố định. Không ai nói jaluk pangin, hay pwơc đom.
2. Ghép chính phụ: là từ ghép trong đó các thành tố liên kết với nhau bằng quan hệ chính phụ:
Ikan thatik: cá biển
Rideh asaih: xe ngựa
Loại ghép này, trật tự từ chính và phụ không hoán đổi với nhau được.
3. Ghép phụ nghĩa: là từ ghép trong đó thành tố thứ nhất được bổ sung hoặc tác động vào thành tố thứ hai, hay ngược lại:
Siam likei: đẹp trai
Praung inư: to con
Sang kiak: nhà ngói