201. Cang ba talang tamư kut
Đợi mang hài cốt vào kut.
= Đến đời đến tiểu.
202. Cih bingu cih hala.
Vẽ hoa vẽ văn.
= Hoa hòe hoa sói.
203. Cuk tangi brei angan.
Xỏ tai đặt tên.
204. Cuh ơm galơm wơh.
Thiêu đốt vác nâng. (Các thao tác trong ngày cuối của đám tang Cam Ahier).
205. Cuh yuw kamang đaih
Bắn như nổ rang.
= Bắn như vãi trấu.
206. Cơk glaung ranaung dalam.
Núi cao lũng sâu.
207. Caih anưk caih tacauw.
Sinh con đẻ cháu.
208. Cauk aih blauh bbơng.
(Không chịu làm thì) bóc cứt mà ăn.
209. Cauk hia tala talah.
Khóc lóc thảm thiết.
210. Caung patwah dwah jamauw.
Ước may cầu hên.
= Cầu được ước thấy.
Yut Sara,
Mình để ý thấy Chăm Châu Đốc hay dùng từ đảo ngựơc với Chăm Pandarunga thí dụ từ CAUK HIA thì Chăm CĐ họ nói HIA CAUK hoặc HIA TACAUK và còn nhiều từ đảo ngược khác nữa. Nếu bắt gawjp mình sẽ gởi tới Sara nhé.
Và cách đọc của từ “Cauk” trong 2 câu 208 và 209 bạn đọc như thế nào? Chăm CĐ thì đọc là “CHAUK” và có nghĩa là MÚC trong 208 và cũng đọc như thế trong 209 nhưng lại có nghia là “khóc tharm thiết”.
Câu “207 Caih anưk caih tacauw”, từ Caih người CĐ cũng dùng nhưng để nói về sự sinh sản của súc vật. Còn cho con người họ dùng từ Dih Tapui. Lúc trước ko nghĩ đến nhưng sau nầy biết từ “Pui” (lữa) còn đọc là Apui cho nên mình đóan là do chuyện người Chăm xưa bắt đàn bà mới đẽ phải nằm trên giường có bếp than cho nên có từ đó phải ko? Nếu như thế thì người CĐ xữ dụng từ trật lất. Một thí dụ điển hình là từ “đom”. Ở Panduranga thì có ngĩa là “ĐỌC” còn CĐ thì là “THUỘC LÒNG”. Mình đang cố gắng sửa sai nếu nghe ai đó dùng trật chử.
Thôi xin dứt ở đây. Tom grup hadei! (Hẹn Gặp lại nhau lần sau! Đúng ko?)
Ysa
Chào anh Ysa, em là một Cham Panduranga. Em xin được comment theo cách hiểu của em nhé!
-“Hia cauk”, “cauk hia” cùng mang nghĩa ngang nhau. Theo em thấy, từ “Hia cauk” được sử dụng trong văn nói thường xuyên hơn, vd: “Anưk ni, hagait hia cauk khơng lo ni?” (Con này, sao khóc lóc lắm thế không biết?) . Đôi khi phối hợp cả 2. Vd: “Hư dauk hia cauk cauk hia hagait nan?” (Mày còn than khóc [khóc than thêm] cái gì nữa?) – ý nhấn mạnh.
– “Cauk” trong câu 208 thì đọc là ‘CHÓC’, nghĩa là BÓC trong tiếng Việt, vd: Hwak cauk (Ăn bóc). “Cauk” trong câu 209 đọc giống như từ “Cauk” trong “Hia Cauk”.
“Cauk” trong 2 câu 208 và 209 tuy rằng viết giống nhau nhưng lại đọc khác nhau. Đây là 1 trong những từ bất quy tắc trong cách đọc của chữ Cham – Akhar Thrah. (Đọc nhiều bài viết bằng Akhar Thrah thì quen rồi nên phân biệt dễ lắm)
“Jhauk” nghĩa là ‘Múc’, vd: Jhauk Ia (Múc nước); Jhauk lithei (Múc cơm) . Theo em hiểu, anh Ysa viết “CHAUK” ở phía trên, nếu viết đúng theo lối chuyển tự được áp dụng trong Từ điển Chăm – Việt (NXB Khoa học Xã hội, 1995) thì phải là “Jhauk”.
– Thông thường từ “Caih” được dùng cho các động vật đẻ trứng, vd: Mưnuk [dauk] caih anưk (Gà [đang] ấp trứng); Anưk chep biruw caih (Gà con mới nở). Từ “Mưnưk” được dùng cho các động vật đẻ con (trong đó có con người). Nhưng đôi khi từ “Caih” cũng được dùng cho con người như trong câu thành ngữ trên, ý trung tính, thường ám chỉ những người đi định cư ở một nơi khác, hoặc mới đến định cư rồi sinh con đẻ cái tại nơi mới đến, hoặc chỉ những người cùng chung một làng nhưng sức sinh sản cực kỳ “mắn”…
“Đih tapuei” mang nghĩa chủ động, nghĩa “sinh, đẻ”, “Đih di apuei” thì mang nghĩa bị động, nghĩa “Được sinh ra”. Cả 2 chỉ áp dụng cho con người, vd: ‘Nhu đih di apwei dalam thun takuh’ (Nó [được] sinh ra vào năm Tý); ‘Nhu đih tapwei hu sa urang likei’ (Chị ấy sinh được một thằng con trai); ‘Nhu dauk đih tapuei’ (Chị ấy đang sinh) (- Câu này cũng có thể hiểu là Chị ấy đã sinh rồi nhưng đang trong giai đoạn nghỉ ngơi sau khi sinh và đang chăm sóc đứa con mới chào đời)
– “Đom” – đọc là ĐÔM, nghĩa là “Đọc”.
còn “ĐAUM” – đọc là ĐOM nghĩa là “Thuộc lòng, nằm lòng”.
Em thấy giữa Cham Panduranga và Cham Châu Đốc cũng như Cham các miền khác sử dụng các từ hoặc câu nói Cham với trật tự như nhau, nếu có khác thì khác ở chỗ câu từ ở vùng đó họ thường sử dụng mà vùng này lại không. Vd, cùng một nghĩa “SAI” nhưng Cham Panduranga nói “Suail”, Cham Châu Đốc nói “Chung”…
Em rất mong được học hỏi thêm, xin kính chúc anh sức khỏe!
Xalam.
Anh Ysa thân
Ikan di Ram giải thích như vậy là tương đối ổn rồi. Karun bạn!
Sara sẽ đưa bài “Từ ghép Chăm” lên trong ngày gần đây. 2 thế kỉ ngăn sông cách núi, nhưng ngôn từ ít thay đổi lắm. Anh em hai vùng gặp nhau, ta “chịu” nói tiếng mẹ đẻ với nhau là được. Sara vừa đi Tây Ninh về, gặp bà con, cứ nói “bừa” là bà con hiểu nhau được cả.
Chúc anh và gia đình tốt lành.
Thân
S.