Văn chương & Tư tưởng III-58

“Khi Tư tưởng rời xa tố chất của mình từ đó khởi sự suy đồi, thì Tư tưởng bù đắp sự mất mát ấy bằng cách kiếm chác cho mình một giá trị như là techne, như là một công cụ giáo dục để rồi trở thành bộ môn của học đường… Dần dà triết học trở thành một kĩ thuật giải thích bằng các nguyên nhân tối hậu. Người ta không tư tưởng; họ chỉ bận tâm tới “triết học”….
Từ đó, “triết học” thường trực thấy cần thiết phải tự biện minh sự có mặt của nó trước những “khoa học”. Triết học tin rằng mình chắc chắn đạt đến mục tiêu đó bằng cách nâng mình lên hàng ngũ một khoa học. Thế nhưng một nỗ lực như thế là sự bỏ rơi thể tính của Tư tưởng. Triết học bị săn đuổi bởi nỗi sợ hãi mình sẽ bị mất đi sự kính trọng và giá trị, nếu không là một khoa học. Tính thể, như là tố chất của Tư tưởng, đã bị bỏ rơi bởi lối giải thích đầy kĩ thuật về Tư tưởng.
When thingking comes to an end by slipping out of its eliment it replaces this loss by procuring a validity for itself as techne, as an instrument of education and therefore as a classroom matter,… By and by philosophy becomes a technique for explaining from highgest causes. One no longer thinks; one occupies himself with “philosophy”…
Since then “philosophy” has been in the constant predicament of having to justify its existence before the “sciences”. It believes it can do that most effectively by elevating itself to the rank of a science. But such an effort is the abandonment of the essence of thingking. Philosophy is hounded by the fear that it loses prestige and validity if it is not a science. Being, as the element of thingking, is abandoned by the technical interpretation of thingking
.
M. Heidegger, Letter on Humanism, bản dịch của Frank A.Capuzzi, trong Basic Writings, Harper San Francisco, USA, 1977, p. 195-197.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *