Bà con và bạn đọc thân mến!
Vài ngày qua, bài viết “Khủng hoảng giao tiếp trong xã hội Chăm đương đại” của Jalau Anưk đã gây được luồng dư luận đáng kể. Đó là điều tốt. Có một ý kiến rất đáng chú ý là: Chuyện cũ rồi, người Chăm đã biết đâu là sai đâu là đúng, nên đừng khơi gợi lại. BBT rất đồng ý với bạn Ikan di Ram, là vậy.
Vài điểm cần nói lại:
1. Inrasara.com là website dù mang tên riêng nhưng lại là diễn đàn chung dành cho bà con, anh chị em Chăm; thêm tộc người khác nữa. Đến nay đã có 20 tác giả có mặt trong mục TÁC GIẢ, và hơn 200 tác giả khác có bài tham gia. Nên chúng không là quan điểm của nhà thơ Inrasara. BBT chấp nhận tất cả quan điểm khác nhau, trái chiều nhau, miễn chúng được thể hiện bằng lời lẽ ôn hòa, minh chứng thuyết phục, và nhất là – được viết với tinh thần thiện chí.
2. Bài viết của Jalau Anưk ở trong tinh thần chung đó.
Nó không thuần nêu lên chuyện đã rồi, “nhảm” không cần nói mọi người Chăm cũng đã biết, và không còn ai muốn nghe nữa (cá nhân Inrasara rât hoan nghênh tinh thần này – cám ơn các bạn); mà chuyện cũ đó chỉ là một trong những ví dụ được nêu ra chứng minh cho đề tài trung tâm: “khủng hoảng giao tiếp”.
3. Lời lẽ của bài viết không thể hiện sự quá khích, không tấn công cá nhân và nổi bật lên là nó mang tính xây dựng. Dù sao lối viết này phần nào đã gây phản cảm, nên có nhiều đề nghị Jalau Anưk xem lại.
4. Cá nhân Inrasara cũng tránh rất xa chuyện nhạy cảm trong xã hội Chăm. Vụ “ngôn ngữ chữ viết” chẳng hạn, dù chúng tôi nhận được nhiều bài phản hồi từ cộng tác viên lẫn bà con Chăm, nhưng BBT đã không đăng trên website này, cả ở đặc san Tagalau cũng thế. Hôm nói chuyện với Lớp tiếng Chăm cho sinh viên TP Hồ Chí Minh ngày 18-11-2010, có một câu hỏi đề cập đề tài này, Inrasara đã tỏ rõ quan điểm: “Đây không là diễn đàn ngôn ngữ, nên các bạn miễn cho Sara nhé”.
Rất mong nhận được ý kiến của bà con và các bạn.
BBT.
* Lưu ý: Có vài “Phản hồi”, BBT không “OK” trực tiếp được, nên đã phải chép lại để post lên. Do đó đôi khi xảy ra vài lỗi nhỏ về kĩ thuật. Mong các bạn cảm thông và chỉ ra sơ suất.
Theo tôi chớ Diễm đừng có lo chuyện cũ. Vài bạn khác cũng vậy. Các bạn nói đúng lắm chớ không sai. Ý tôi hiểu là Jalau Anưk chấp nhân phản cảm một lần rồi thôi. Thế hệ trẻ chúng ta có cái may là có vài người thuộc thế hệ đi trước để lại mấy công trình giá trị, đáng cho chúng ta học tập lắm. Hãnh diện lắm. Bên cạnh đó cũng có vài nhân vật làm chúng ta chán ngắt, bởi lời nói và đạo đức của họ. Chúng ta nêu lên rồi quyết quên nó đi. Quên vĩnh viễn. Tôi ủng hộ JA chuyện này.
Đúng là chuyện đã rồi, Jalau Anưk cần nhắc lại một cách chính thống. Nhắc lại để rút kinh nghiệm “giao tiếp” để VƯỢT BỎ “đại khủng hoảng”: Đúng quá chứ!!! Bởi tôi nghe nói mãi đến bây giờ rồi “cuộc chiến ảo” kia vẫn còn căng lắm. Mặc dù không có ai thèm đến xem. Không ảnh hưởng gì đến ai cả. Hoan hô Jalau Anưk!
Anưk Jalau mến !
Có thể sẽ có phần 4, 5, 6… nữa trong chuỗi “khủng hoảng giao tiếp trong xã hội Chăm đương đại” được tung ra. Tôi đã cố gắng ngâm nghĩ loạt bài này, và xin có đôi lời chủ quan thế…
* Nhất – tôi đồng cảm với nội tâm Xa-ai. Là người trong cuộc, ta thấu hiểu được vấn đề đang trôi hướng nào. Là người tâm huyết, ta biết nhục vinh khi sự việc đã/đang diễn ra trước mắt. Tôi đã từng nhập cuộc và cũng đã nhập tâm trạng để cảm nhận với nỗi lòng bài viết xa-ai, đắng cay và vinh hạnh lắm chứ !!! Nhớ năm 2006, bọn tôi tự phát để tổ chức cuộc “THIẾU NHI TÀI SẮC CHĂM PLEI RƠM” – thành công vô cùng thành công, thất bại thảm hại thất bại. Đối mặt với đủ loại hạng người; lớn, nhỏ, già, trẻ, tri thức, nông dân, đoàn thể, chính quyền… Thành quả thu được là gì thì trong Web Gilaipraung.com (và hơn thế) cũng đã nêu. Từ đấy bọn này mất đi cũng lắm thứ và gom góp về cũng nhiều thứ cho riêng bản thân.
* Hai – Khủng hoảng trong giao tiếp – Đúng, có khi cả mâu thuẫn nghiêm trọng nữa ấy chứ! Nhưng cũng vô thức chấp nhận vậy, riêng ta có làm được gì khi không ai đồng thuận. Ta đã nói/đang làm thì… lớp lớp người hô hào hoan hỉ adua đại loại như: mày được lắm, làm hay lắm, ủng hộ mày, sẽ làm với mày… Đến khi sự việc đã rồi thì lại nhận được thái độ/lời lẽ kiểu khác. Điều này xảy ra trong Cham nhiều lắm (Kinh thì tôi không biết).
– Tóm lại, Cham ta là vậy đó! Cũng vì lẽ ấy mà khối người không làm được việc. Cụ thể hơn là về phát triển kinh tế. Tôi thấy Cham cũng có triệu/tỉ phú đấy chứ, ít nhất thì Plei nào cũng có một vài Đại gia, tiền nhiều mà không biết chi tiêu vào đâu cho hiệu quả, quanh đi quẩn lại cũng dậm chân trong cánh đồng lúa, rẫy nương của Plei, trong huyện là cùng. Có vài ba con dê, cừu, bò, đôi ba ruộng đất đang hoang mạc hóa… có làm được gì cho Cham nói chung Và rồi cứ vỗ ngực ta giàu có, ta đã có… mặc cho thế hệ trẻ thất nghiệp bu lu bu loa bỏ nhà nhập cuộc thị thành đầy cạnh tranh/nguy hiểm đang chực chờ (tất nhiên tôi chỉ nhìn theo cách chủ quan tôi). Đời người là của người, ta là ta chứ có liên quan gì nhau!
– Việc gì đã xảy ra rồi, nói cũng đã rồi, tranh cãi cũng lắm rồi, mâu thuẫn nối tiếp mâu thuẫn chứ có ai chịu ra sức/của mà dàn sếp. Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Dù sự việc đã trôi theo chiều nghịch, gây ra nhiều tranh luận ngắn/dài hạn trong Cham và giờ đã lắng xuống/qua đi trong tâm thức, nhưng đôi khi cũng phải nhắc lại để lấy sự trước soi lại việc sau để rút kinh nghiệm tốt hơn. Nhắc lại không hẳn là thù dai, ganh tỵ, oán hờn, trách móc vu vơ mà là soi xét, nghiền ngẫm thấu đáo để hành xử, đối đáp cho ra hồn. Thế thôi! (thất bại là mẹ thành công)
Tadhaw thuk siam abih adei xa-ai !
“Ai sẽ hát thay chúng ta khi ai ai cũng không thuộc lời bài hát. Và cũng chẳng có ai đàn cho ta hát cả vì họ có chịu biết về bài hát đó đâu”.
Mới xem tập 3 của bộ “phim” thôi mà nhiều anh (chị), em muốn làm ầm ào lên, còn gì là “phim” về Chăm nữa (như tôi có chủ í ở tập đầu)! Jalau Anưk hoài công lắm chứ để có được “phim bộ” này. Như Trà Vigia nói: “Chàm tôi làm thì làm chơi, mà chơi thì chơi thiệt”, Sara hào hứng: “làm tới luôn…” đó sao. Vậy thì chơi luôn, sợ gì. Ai chơi xấu sẽ chịu lãnh thẻ đỏ, có hề chi!
JA viết tâm huyết, xuất phát từ tinh thần xây dựng.
Bạn thơ này không to tát đâu khi dùng chữ là “khủng hoảng”.
Chuyện tưởng là nhỏ nhưng nó mang mầm khủng hoảng, hay nó đã từng gây khủng hoảng. Tôi thử lấy ra 3 Ví dụ:
– Viết email tố cáo nhau thì đã gây khủng hoảng, ai cũng thấy rồi.
– Phân biệt Yuon Cham, dù là biểu hiện nhỏ nhất, cũng dễ dẫn đến khủng hoảng.
– Không biết, chưa đọc mà đã khen “hay lắm, giỏi lắm”. Điều này nói lên tâm lí lệ thuộc bằng cấp, lệ thuộc dư luận. Khi lệ thuọc dư luận thì dễ bị dư luận thao túng, từ đó khó tránh khỏi sự khủng hoảng.
JA dùng từ chính xác. Bạn thơ này viết khéo xíu là được. Pha trò xíu, như nhà thơ Sara càng tốt.
Chúc vui.
Tôi thấy Jalau Anưk là một nhà thơ trẻ có tài và có tâm huyết. Tôi ủng hộ JA. dù biết câu chuyện anh đưa ra sẽ gây tranh cãi.
JA. muốn tìm lối thoát cho những bế tắc, rất đáng hoan nghênh!