Hậu hiện đại và hư vô chủ nghĩa phân cách rất mong manh tơ trời. Chối bỏ lề thói tiệm tiến rù rì nhích từng bước sang bờ bên kia – quá diệu vợi, mơ hồ và siêu hình, hậu hiện đại sử dụng mọi chất liệu cận tay có sẵn trong sinh hoạt thường nhật, như là một lối đi tắt, thẳng để đạt đến thực tại như thực, siêu vượt nỗi vong thân. Hậu hiện đại trong văn học – nghệ thuật có thể ví như Thiền trong truyền thống Phật giáo. Thiền sư vận dụng mọi phương tiện thiện xảo: la hét, chẹt cửa, đánh bằng hèo, nói tục nói phét,… với mục đích tối hậu là đưa kẻ mê sang bến giác, ngay tức thì. Nhưng muốn chạm mặt cái sát-na ngay tức thì ấy, người tu tập cần kinh qua mấy tầng khổ luyện. Còn Thiền “giả” vẫn có thể kêu yếu chỉ của đạo Phật là cọc phân khô (càn thỉ quyết – Vân Môn), nhưng loại phân đó khô vẫn hoàn khô! Hậu hiện đại cho phép nghệ sĩ sáng tạo sử dụng mọi chất liệu, xáo trộn mọi phong cách, lắp ghép mọi vật làm sẵn. Thế nhưng nếu sản phẩm của bạn không đạt mục tiêu cuối cùng là hiệu quả nghệ thuật, chúng chỉ là trò chơi vô tăm tích của hư vô chủ nghĩa, không hơn
Inrasara, “Khủng hoảng là tín hiệu tốt lành”.
Như vậy thật khó phân định cái ranh giới mong manh giữa hư vô chủ nghĩa và tinh thần Hậu hiện đại?
Làm thế nào để phân biệt nó, thưa anh Inra?
Minh thân
Muốn phân biệt thì phải viết cả công trình, có khi công trình đó cũng không làm nổi việc đó nữa. Bất khả tư nghì là vậy. Tốt hơn nên đọc lại các tiểu luận về thơ và 2 tập tiểu luận – phê bình của Inrasara đã xuất bản! Tự chào hàng đấy nhé!!!
Cám ơn anh Inra đã trả lời Minh. Minh thường đọc thơ cũng như các tiểu luận rất hay của anh nhưng vẫn cảm thấy tinh thần hậu hiện đại vẫn mang nặng tính phản kháng, nhằm tìm sự vượt thoát bế tắc của văn học nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng.
Và, nó chưa vượt qua chủ nghĩa hư vô. Nếu không muốn nói nó đang khoác chiếc áo hư vô chủ nghĩa?