Tom Riordan: Vài ý nghĩ về Thơ Kể

Song ngữ Việt – Anh
Poetry Narrates – Thơ Kể, thơ song ngữ Anh – Việt, Khế Iêm tuyển, nhiều dịch giả – NXB Lao động, H., 2010.

Hầu hết thơ Việt và thơ Việt-Mỹ hiện đại trong tuyển tập song ngữ mới Thơ Kể liên quan tới những câu hỏi, cái gì là thật, “thật” nghĩa là gì, sự vật nào đó thì có ý nghĩa nào. Trước đó, tôi bắt gặp chính mình có suy nghĩ rằng “truyền thống tiếng Anh vẫn có đó, ta đã trải nghiệm nó, và không còn phải bận tâm về nó nữa.” Nhưng đó chỉ là ảo tưởng. Chủ đề về thực tại / ý nghĩa thì hoàn toàn không phải là một chủ đề, mà là một điều cho sẵn, trong thơ Việt, nó chỉ đơn thuần là một khung vải. Thậm chí tôi còn chưa thành công trong việc đọc những bài thơ này!

Tôi trở lại một vài bài thơ tôi thích trong tập sách. Bài “Những Chiếc Ghế” của nhà biên tập Khế Iêm thách thức cái giả định rằng chiếc ghế là chiếc ghế, liệt kê một loạt những gì mà một chiếc ghế có thể là, hoặc có thể không là, hoặc là, hoặc không là, hoặc khác với những chiếc ghế khác, về cơ bản đã kết luận rằng chúng ta không biết gì cả về những chiếc ghế, và không thể biết, không biết chút gì về bất cứ thứ gì, và không thể biết. Vài trang tiếp theo, bài “Thơ Vu Nguyen cho Helena Okavitch Pham” của Lý Đợi liệt kê một loạt những điều mà Helena sẽ không bao giờ biết về người kể truyện, nhưng lại ca tụng cái rào cản này như một động cơ gây ngạc nhiên, chứa đựng những tinh thể kiến thức về người khác, mà sự rõ ràng thì thật sự vượt khỏi những gì chúng ta biết được về chính chúng ta. “Trên Đầu Cỏ Cú” của Đoàn Minh Hải chia sẻ sự thám hiểm đó, bao gồm ẩn dụ về hai con người như một chiếc ghế với một cái bàn; ở đây, những rào cản giữa con người tạo ra không những chỉ là “lòng thù hận” mà còn cả cây cỏ cú – cả sự xấu xí và cái đẹp. Nếu không có những rào cản, thì mọi thứ sẽ chẳng chứa đựng bất cứ hiện thực nào. Cuối cùng, “Trâu Khóc” của Inrasara cho thấy bằng cách nào nỗi đau có thực và nỗi đau tưởng tượng của những con trâu thấm đẫm thời thơ ấu của người kể truyện, như thể có một ô cửa ma thuật giữa tâm hồn của người kể và nỗi đau của những con trâu thuộc sở hữu của gia đình đó – như thể, bằng một cách ma thuật, chúng chính là ghế và ghế. Những sự việc quan trọng rõ ràng là cũng đã xảy ra với và giữa những người trong gia đình đó, nhưng điều đó chỉ được ghi nhận thông qua những con trâu.

Đó là một cách nhìn khác. Thơ Kể, một cách khôi hài, thừa nhận và ca ngợi những giới hạn của truyện kể vượt khỏi những gì thơ Anh chấp nhận. Trong truyền thống Anh, chúng ta thích kể cho chính chúng ta những câu chuyện nào hội nhập được những kinh nghiệm của chúng ta, trong khi truyền thống Việt hướng tới những thoáng nhìn tản lạc, kỳ lạ giữa những thực thể hoàn toàn khác biệt mà sự hội nhập của chúng chẳng phải là điều khả hữu, cũng chẳng phải là điều được mong đợi, vì chính sự cô lập của chúng ta giúp chúng ta có thể thoáng thấy một điều gì khác nữa về thực tại, hơn là về cái chỉ có ý nghĩa với chúng ta trong loại truyện kể nào đó mang tính hội nhập. Thơ tiếng Anh thường vượt quá chủ đề để theo đuổi ý nghĩa; thơ tiếng Việt vươn một ngón tay ra và kể là may mắn nếu có thể chạm tới một góc cạnh của đối tượng, một cách chân thật.

Trong ý nghĩa như vậy, truyền thống Việt chiếm lĩnh một không gian mà truyền thống Anh chưa vươn tới. Chúng ta coi sự hội nhập như một lý tưởng, và viết một cách ưu phiền và bực tức về sự tha hóa. Thơ Việt đánh liều với sự tha hóa, làm hòa với nó và khéo léo sàng lọc nó để có được những đồ quí giá.

Tunisia &PKT chuyển dịch

Chú thích
Tom Riordan là nhà thơ, nhà biên tập thơ (Poetry Editor) cộng tác thường xuyên với một web site lớn của thơ Mỹ, www.poetrycircle.com. Những nhận xét của ông vì thế ngắn gọn và chuyên nghiệp. Những nhà thơ Việt qua đó có thể rút tỉa kinh nghiệm về phương pháp thuật kể, bớt trừu tượng và gần với hiện thực hơn, như quan điểm của thơ Tân hình thức Việt.

‘been there, done that’ trong câu, “The English-language tradition has been there, done that, and moved on.” là một đặc ngữ tiếng Anh có nghĩa là ‘đã trải nghiệm qua rồi, không còn gì mới nữa’. Vì tác giả sơ ý không để trong ngoặc đơn nên dễ đọc thành một câu văn thường. (Ghi chú của tòa soạn).

Thoughts About Poetry Narrates (Thơ Kể)

By Tom Riordan

Much of the contemporary Vietnamese and Vietnamese-American poetry in the new bilingual anthology Poetry Narrates (Thơ Kể) is involved in questions of what is real, what “real” means, what anything means. Early on, I caught myself thinking, “The English-language tradition has been there, done that, and moved on.” But that was an illusion. The reality/meaning theme is not a theme at all, but a given in Vietnamese poetry, simply the canvas. I hadn’t even succeeded in reading the poems yet!

I went back to some of my favorite poems in the book. “Chairs,” by editor Khe Iem, challenges the assumption that a chair is a chair, cataloging a series of things one chair might be, or might not be, or is, or isn’t, or is different from chairs, concluding essentially that we know nothing at all about chairs, and cannot; nothing at all about anything, and cannot. Some pages later, Ly Doi’s “A Vu Nguyen Poem for Helena Okavitch Pham” catalogs a series of things Helena will never know about the narrator, but celebrates this barrier as the engine of surprise, containing crystals of knowledge about other people whose clarity is actually beyond what we can know about ourselves. Doan Minh Hai’s “Above the Nutgrass” shares this exploration, including the metaphor of two people as a chair and a table; here, the barriers between people give birth not only the “the mind of Hatred” but to the nutgrass too—to ugliness and to beauty both. Without barriers, nothing has any reality. Finally, Inrasara’s “The Crying Buffaloes” is about how the real and imagined pain of buffaloes soaked the narrator’s childhood, as if there had been a magical window between the narrator’s soul and the family’s buffaloes’ pain—as if they magically were chair and chair. Important things are clearly happening with and between the people of the family, too, but it only registers via the buffaloes.

It is a different way of seeing. Poetry Narrates, ironically, acknowledges and celebrates limitations of narration beyond what English poetry accepts. In the English tradition, we like to tell ourselves stories that integrate our experience, while the Vietnamese tradition reaches for a stray, odd glimpses between distinct entities whose integration is neither possible nor desirable, since it is our isolation that makes it possible to glimpse something else for what it really is rather than for what it is to us in some integrating narrative. English-language poetry often overruns its subjects in its pursuit of meaning; Vietnamese-language poetry extends a finger and counts itself lucky if it can touch one corner of its object genuinely.

In a sense, then, the Vietnamese tradition occupies space that the English tradition has not reached yet. We presume integration as an ideal, and write sorrowfully and angrily of alienation. The Vietnamese presume alienation, have made peace with it, and are skillfully sifting it for valuables.

2 thoughts on “Tom Riordan: Vài ý nghĩ về Thơ Kể

  1. Khế Iêm trả lời phóng vấn:
    “Thơ tân hình thức Việt không phải là một phong trào, hay nói khác, chỉ mượn cách xuất hiện như một phong trào để tiếp nhận một thể thơ mới cho thơ Việt, phù hợp với sự thay đổi đời sống xã hội, và đưa thơ Việt giao lưu với những nền thơ khác, qua dịch thuật. Vì cách làm thơ này, với kỹ thuật lặp lại, khi dịch ra ngôn ngữ khác vẫn giữ được nhịp điệu của thơ, thành thơ, và người đọc khác ngôn ngữ và văn hóa sẽ đọc như một bài thơ sáng tác chứ không phải như một bài thơ dịch. Tuyển tập thơ Không vần xuất bản 2006 và tuyển tập Thơ kể này đã chứng minh được điều đó”.
    Xem thêm:
    http://thethaovanhoa.vn/173N20100718082917419T133/tho-ketiep-nhan-mot-the-moi-cho-tho-viet!.htm

  2. Bác Phú Trạm đấy hả?
    Em đọc thấy trên http://www.tienve.org có chùm thơ người đời thường của bác được tặng thưởng thơ hay mỗi tháng. Bác có thể cho em biết giải thưởng của TV trị giá thành tiền nhiêu, ít vậy.
    Bác khỏe luôn
    Quân

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *