Thời đại toàn cầu hóa, nhưng văn học Việt Nam vẫn đóng, hoặc có mở nhưng chỉ he hé. Sáng tạo văn chương đã mở với trào lưu sáng tác hậu hiện đại, nhưng lối tiếp cận và lối đọc văn chương ta vẫn cứ đóng. Đóng, cả ở phía phê bình. Phê bình nhìn tác phẩm văn chương như là một sản phẩm chết đã đành, nó còn ý đồ loại bỏ thứ văn chương không hợp khẩu vị, khác với hệ mĩ học truyền thống, đi chệch khỏi quan điểm sáng tác của mình ra khỏi đời sống văn học. Hầu hết sáng tác hậu hiện đại Việt cùng với hàng trăm tác phẩm xuất bản không chính thống chưa được hân hạnh có mặt trong đời sống phê bình văn học thời gian qua, xuất phát từ tinh thần chối bỏ hẹp hòi ấy. Phê bình lập biên bản có mặt để giải quyết vấn đề khúc mắc đó.
Inrasara, “Thơ Việt sau hậu hiện đại & Phê bình mở”
Đoạn này thật đặc sắc.
Chuyện muốn loại bỏ văn chương người khác ra khỏi cuộc sống văn học ở đâu cũng có. Đó là điều tồi tệ, rất tồi tệ và ngu ngốc.
Ở Liên xô một thời đã từng xảy ra chuyện đó. Vài nhà phê bình đã hiểu văn học một cách thô thiển. Có thế lực trong tay, họ tưởng làm vậy sẽ giết chết được tư tưởng khác với tư tưởng nông cạn của mình. Nhưng chính họ chết, còn các tác phẩm của đại văn hào vẫn sống mãnh liệt sau đó.
Tôi có đọc một tay mơ Chăm ông Karim nào đó đã giải thích tác phẩm Chân dung Cát của Inrasara bằng lối hiểu rất kém cỏi của mình. Đúng là nói mò mà không biết.
Tôi nhớ có lần anh Inrasara viết ở đâu đó, có nhà phê bình chê anh làm thơ có chữ “rắn hổ mang biển” là “Tôi đi nhiều, uống rất nhiều rượu rắn nhưng chưa thấy ở đâu có rắn hổ mang biển bao giờ. Làm gì chuyện không có mà dám đưa vào thơ?” Nhà phê bình đó hỏi như thế. Anh Sara hỏi lại: “Ông có biết một họa sĩ Trung Hoa đã có bộ sưu tập quý giá các tên thú vật không có trên trái đất nhưng có trong văn chương không? Rằng anh có biết có đến hơn ngàn loài không!!!”
Hiểu chưa cặn kẽ mà viết vội vã là thế đó.