1. Tin mình được Giải là do một nhà văn hé lộ. Giữa tháng 1-2010, ông báo tin vui và nhắn: đây là tin nội bộ. Nội bộ, thế mà một biên tập viên Nhà xuất bản đã biết trước đó. Không vấn đề gì cả! Dĩ nhiên tin tức dù bí mật nào bất kì, khi có hai người biết là nhiều người biết, cứ thế cấp số nhân. Tuy vậy, khi bạn bè với người quen hỏi, mình cũng cho biết lưng chừng và hạn chế. Rồi thì cũng phải gởi tin vui đến mọi người.
Mươi ngày sau, nhà văn Nguyên Ngọc – Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh phone về việc viết diễn từ. Và sau cùng ngày 10-2-2010, Giáo sư Chu Hảo – Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lí Quỹ có thư mời chính thức, yêu cầu vài thông tin cần thiết chuẩn bị cho ngày họp báo và lễ trao Giải. Như thế, từ ngày tin báo đến ngày nhận Giải kéo dài hơn hai tháng. Thời gian đủ cho mình hiểu đây là Giải thưởng vô cùng trí thức và uy tín. Như nhà văn Nguyên Ngọc phát biểu chính thức sau đó: “Những người được Giải tôn vinh và làm tăng uy tín của Giải chứ không phải ngược lại”.
Qua 2 năm, các tên tuổi như Bùi Văn Nam Sơn – dịch giả, nhà nghiên cứu triết học; tiến sĩ David G. Marr (Australia), tiến sĩ Yumio Sakurai (Nhật), nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu,… đủ đảm bảo uy tín cho Hội đồng Khoa học của Giải thưởng này rồi. Nghĩa là, nó không cảm tính, cảm tình hay tùy tiện hoặc do cơ chế nào bất kì áp đặt.
Cả Hội đồng Giải thưởng lẫn người giới thiệu không biết Lê Anh Minh là ai, sống ở đâu mà! Còn Inrasara thì chưa nửa lần ngồi trà đàm hay lai rai với một vị nào trong Hội đồng cả!
Tin hành lang cóp nhặt được: “đây là giải của người có học”, “giải thưởng uy tín nhất Việt Nam hiện nay”, có vị còn đề nghị: “nên cho mỗi năm một vị thôi, nếu không thì vài năm nữa không tìm đâu ra người để trao giải”, “giải thưởng chưa được phía chính thống công nhận”… Thôi thì đủ cả.
2. Chính vì thế mà ngay khi họp báo trước buổi Lễ chính thức, không khí hội trường nóng hẳn lên. Mọi câu hỏi dồn vào tiến sĩ tâm lí giáo dục Hồ Ngọc Đại – người đề ra Công nghệ giáo dục Hồ Ngọc Đại, chủ trương “lấy trẻ em làm trung tâm”, nhà trường không phải nơi chuẩn bị cho trẻ vào đời vào chính là trường đời cho trẻ học tập, vui chơi và hạnh phúc. Một nhà báo chất vấn Giải thưởng có phải là đối trọng của Giải thưởng Nhà nước hay Giải thưởng Hồ Chí Minh không? Nhà báo khác: – Có vấn đề gì không, khi Công nghệ giáo dục Hồ Ngọc Đại là phi chính thống, trong khi hệ thống giáo dục ta nhất quán do Bộ Giáo dục và Đào tạo điều hành? Vân vân… Nhà báo hôm nay cũng vặn vẹo đáo để đấy chứ! Nguyên Ngọc đâu phải vừa, thoát được rất cừ khôi.
– Giải thưởng Nhà nước hay Giải thưởng Hồ Chí Minh thì cao quý rồi. Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh trực thuộc Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam do một nhóm các trí thức tâm huyết với văn hóa đất nước lập ra. Hệ thống Giải thưởng nhằm tôn vinh các công trình có giá trị cao trong các lĩnh vực giáo dục, dịch thuật, nghiên cứu và Việt Nam học. Nó không í định cạnh tranh với giải thưởng nào cả. Riêng về nhà giáo Hồ Ngọc Đại, chúng tôi trao cho í tưởng của ông. Một í tưởng canh tân nền tảng và đầy tính nhân văn.
3. Vậy đó, Giải thưởng nhấn vào tinh thần tư tưởng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh: “Chấn dân khí – Khai dân trí – Hậu dân sinh” đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị thời sự. Theo mình, đó không phải là những công trình nghiên cứu thuần túy mà là: tư tưởng canh tân và nhân văn. Nghiên cứu thuần túy thì một học giả hay một vị tiến sĩ chịu cày vẫn có thể làm được, cần gì đến học giả-trí thức?
Cứ lướt qua tên tuổi: E. Kant, một trong vài triết gia khổng lồ của nhân loại qua các bản dịch của Bùi Văn Nam Sơn; M. Bakhtin, nhà khoa học nhân văn lỗi lạc của nước Nga, người mở ra cuộc cách mạng trong phê bình văn học; Vladimir Soloviev, triết gia lớn nhất của Nga thế kỉ XX; Phùng Hữu Lan qua bộ Lịch sử triết học Trung Quốc là tác phẩm kinh điển trong lĩnh vực lịch sử triết học chưa thể vượt qua. Rồi nhà dân tộc học Georges Condominas – khuôn mặt quốc tế đâu phải thuần nghiên cứu không thôi.
Giới thiệu Inrasara, nhà văn Nguyên Ngọc nói: “Lâu nay việc nghiên cứu Champa công phu nhưng người ta thường tập trung nghiên cứu dưới dạng khảo cổ, bi kí, kiến trúc… Inrasara là một trong những người đầu tiên tìm con đường khác: quan tâm đến ngôn ngữ, văn học. Ông còn là một nghệ sĩ cập nhật những phương pháp, tư tưởng hiện đại, hậu hiện đại trên thế giới để áp dụng các lí thuyết mới vào trong nghiên cứu; là một người rất quan tâm về việc phát huy văn chương Champa hiện nay”.
Phản biện Inrasara, Tiến sĩ Huỳnh Như Phương viết: “Inrasara đã để lại một dấu ấn nổi bật trong quá trình nghiên cứu văn hóa, văn học Chăm. Nhưng, sự quan tâm của ông không giới hạn ở lĩnh vực đó. Ông theo dõi rất kỹ tiến trình thơ ca Việt Nam đương đại, nắm bắt nhạy bén và kịp thời những hiện tượng mới của tiến trình này, tìm cách soi sáng và lý giải nó dưới ánh sáng của lý thuyết hiện đại và hậu hiện đại”.
4. Bao nhiêu bó hoa của học sinh và thầy cô tràn vòng ôm của Hồ Ngọc Đại khi cuộc lễ kết thúc, chuẩn bị cho tiết mục chụp ảnh lưu niệm. Hơn chục bó, chứ không phải ít. Sara ít tuổi nhất trong các vị được Giải cũng được ba! Của Trường viết văn Nguyễn Du, và hai bạn văn nữa. Nhưng trong khi ông Đại ngập đầy hoa thực vật thì mình bị vây bọc bởi… hoa-người. Đến gần hai chục nhà báo nữ, cả người nước ngoài nữa. Báo, Đài tiếng và Đài hình. Sara bao giờ cũng thế, luôn là điểm nóng thu hút thông tin đại chúng.
Tranh thủ thời gian giải lao, nên hỏi – trả lời diễn ra nhanh và ngắn gọn.
– Cảm nhận đầu tiên của nhà thơ khi nhận giải thưởng này?
[thiên hạ cứ gọi mình là nhà thơ, vậy đó! Nhưng đây lại là danh xưng mình thích hơn cả, nếu cứ muốn phải gắn với danh xưng nào đó. Nó trẻ và sáng tạo hơn. Học giả, giáo sư hay nhà nghiên cứu thì lụ khụ quá. Có người còn gọi mình là tiến sĩ nữa, mới chết chớ!]
– Vui. Mình từng nhận được rất nhiều giải thưởng, nhưng đó là giải được trao cho tác phẩm. Còn đây là giải thưởng công nhận cho cả quá trình. Vui, bởi đây còn là giải thưởng cực kì trí thức. Và nhất là nó nhấn vào tương lai.
– Nhà thơ vừa sáng tác vừa nghiên cứu và cả phê bình, món nào anh làm tốt cả, như thế có phải là quá nhiều không?
– Chưa nhiều đâu. Rất đồng í với một nhận định rằng Sara là con người tư duy, mọi các hoạt động chữ nghĩa là để triển khai tư duy đó. Chứ không thuần là học giả, nhà thơ hay nhà phê bình chi chi cả.
– Giải thưởng này nhấn vào nghiên cứu văn chương và ngôn ngữ, xin cho biết nguyên do nhà thơ đi vào lĩnh vực này?
– Để tìm hiểu tâm hồn dân tộc mình. Cũng như tôi nghiên cứu thơ Việt đương đại vậy: để hiểu tâm hồn người Việt sông trong thời hiện tại.
– Và anh đã hiểu được? Vậy đâu là tâm hồn Chăm?
– Nói ra thì dài, nhưng có thể tóm gọn trong hai câu thơ: “Văn hóa Champa là văn hóa đùa vui/ Chịu chơi cả trong đau khổ”.
– Với các phát ngôn chống nhà phê bình Inrasara về hậu hiện đại, hay đây đó vài trao đổi với nhà nghiên cứu Inrasara về học thuật (mới nhất trên tạp chí Xưa và Nay), anh phản ứng thế nào?
– Không vấn đề gì đâu! Tôi chỉ trao đổi lại khi đó là bài viết có tầm. Có tầm và thiện chí. Còn thì tôi “đính chính”. Nhưng lắm khi tôi, nói như Nietzsche – “im lặng, tha thứ và bước qua”. Chớ mỗi “trao đổi” mà mình mỗi phản ứng thì thời giờ đâu mà suy tư, sáng tạo và… sống! Nhớ là ngay từ 9 giờ tối, tôi đã ngủ rất ngon lành, giữa bao ồn ào của sinh hoạt gia đình và tiếng động của thành phố.
– Xin nhà thơ nói ngắn ngọn về đặc trưng văn hóa Chăm…
– Nhắc đến Chăm, công chúng chỉ nhớ đến một nền kiến trúc kì vĩ, một nền điêu khắc đặc sắc, hoặc truyền thống ca-múa-nhạc dân tộc, các lễ hội dân gian, dệt thổ cẩm hay chế tác gốm,… Nhưng Chăm có một nền văn học phong phú và đặc sắc không kém. Còn nó phong phú với đặc sắc ra sao thì… xin mời đọc các tác phẩm của Inrasara!
5. Đó là màn hỏi – trả lời 15 phút sau một giờ họp báo. Bị hồng vây bọc, mình còn thở không được nói chi tiệc trà giải lao. Bà xã phải mang tách trà nóng đến tiếp viện. Thuở nhận giải Hội Nhà văn Việt Nam năm 1998 cũng hệt thế.
Rồi là lễ trao giải và đọc diễn từ. Hai vị đầu tiên đã khá dài: Phạm Vĩnh Cư, rồi nhà dân tộc học ở Viễn đông Bác cổ thay mặt Georges Condominas khái quát công trình của người đoạt Giải và đọc diễn từ của ông do ông tuổi già sức yếu không sang Việt Nam được. Non nửa giờ đồng hồ đi qua. Cô phóng viên VTV1 ghé ngắt Sara: – Anh trả lời Đài em xíu đi, phải sau ông Đại mới tới anh. Ừ. 18 phút cho diễn từ của nhà giáo Hồ Ngọc Đại quá thừa cho 2 phút mình trả nợ cho Đài. Giọng hùng hồn, hứng khởi và quyết liệt, ông đăng đàn không khác chi một nhà thuyết pháp. Không ít trí thức Hà Nội xem ông như một triết gia, chỉ đứng sau Trần Đức Thảo.
Phiên Sara, diễn từ vỏn vẹn 2 trang A4, mình còn thu gọn hơn nữa. Một nhát chưa tới 3 phút là xong. Tiếc là mình đã quên béng màn chào kiểu Chăm [được tập dượt kĩ] để PR văn hóa… Chăm đến với người Hà thành lịch thiệp!
Sài Gòn, 28-3-2010.
Tiến sĩ Huỳnh Như Phương viết: “Inrasara đã để lại một dấu ấn nổi bật trong quá trình nghiên cứu văn hóa, văn học Chăm. Nhưng, sự quan tâm của ông không giới hạn ở lĩnh vực đó. Ông theo dõi rất kỹ tiến trình thơ ca Việt Nam đương đại, nắm bắt nhạy bén và kịp thời những hiện tượng mới của tiến trình này, tìm cách soi sáng và lý giải nó dưới ánh sáng của lý thuyết hiện đại và hậu hiện đại”.
Đúng wá! Hay láláắm!
Tôi không đồng ý cách nói của ông Trọng.
Trần Can và Thịnh Hoa nói chí phải.
Tôi ở nhà quê nghe ông bạn ở Văn Lâm gọi báo tin có Inra trên VTV1, tôi mở ra và tôi rất hãnh diện có Chăm đoạt Giải thưởng cao quý Phan Chu Trinh. Tôi mừng hết cỡ. Ở đời khi đạt thành công thì có vài người ghét. Tôi có nghe cháu tôi kể có giảng viên ở Đại học Đà lạt nơi cháu nó học hay nói xấu Inra trên giảng đường về phê bình văn học. Có sinh viên hỏi không có nhà thơ Inrasara ở đây sao thầy không viết phê bình học thuật với nhà thơ đi mà đi nói xấu với sinh viên. Tôi cũng có nghe có giảng viên người Chăm bảo sinh viên mình đừng dùng tài liệu Inra tham khảo, vì Inra không biết làm khoa học. Sinh viên sợ thầy nên im lặng, chớ trong bụng nó xem thường. Vì nó biết rất nhiều hội đồng khoa học ở trong nước và ở ngoài nước đánh giá Inra rất cao bằng nhiều giải thưởng cao quý. Chuyện này tôi có chứng cớ 5 đứa sinh viên nói lại. Buồn vậy chớ.
Yêu cầu chúng ta nên ăn nói nghiêm túc. Phê phán một người thì dễ lắm hay khen một ai đó cũng rất dễ. Ai dám nói Inrasara không biết làm khoa học? Dù ông là người Chăm hay bà là người dân tộc nào cũng không được phép nói vu như thế.
Tôi biết Inrasara và tôi có đọc nhiều mạng về dân tộc, tôi sưu tầm được như sau:
Giáo sư Lafont người Pháp trong văn bản trao Giải thưởng đã viết về cuốn Văn học Chăm của Inrasara: “đây là công trình có giá trị khoa học lớn”. Một ông giáo sư đại học Sorbonne đã viết chính xác vậy.
Nhà sử học người Champa Dohamide viết trong Bangsa Champa: “ Văn học Chăm của Inrasara là một công trình nghiên cứu xuất sắc, có giá trị lịch sử, nội dung soi rọi và khai thác một cách có hệ thống kho tàng văn học Champa”.
Nhà phê bình người Việt Hoàng Ngọc Hiến đã viết trên báo Thông tấn xã Việt Nam là: “Inrasara là cây bút phê bình lỗi lạc”.
Rồi mới đầy nhứt thay mặt cả Hội đồng khoa học của Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh, nhà văn Nguyên Ngọc đánh giá: “Inrasara là một trong những người đầu tiên tìm con đường khác: quan tâm đến ngôn ngữ, văn học. Ông bỏ vài chục năm để sưu tầm, ghi chép, nghiên cứu văn học dân gian, truyền thống Chăm. Ông còn là một nghệ sĩ cập nhật những phương pháp, tư tưởng hiện đại, hậu hiện đại trên thế giới để áp dụng các lý thuyết mới vào trong nghiên cứu; là một người rất quan tâm về việc phát huy văn chương Chămpa hiện nay”.
Nói Inrasara không làm khoa học là rất dại đó.
Lưu Văn C. (USA)
Dù bất kỳ là ai, nếu bảo nhà thơ Inrasara không biết làm khoa học, ông bà ta chỉ có NGU. MÙ nữa.
Nhưng dù sao, ca ngợi bốc quá thì Sara sẽ bay mất. Ông Nguyễn Đức Hiệp đã viết bài rất công minh, nghiêm túc. Nhà văn Nguyên Ngọc, tiến sĩ Huỳnh Như Phương cũng rất công bình và chững chạc.
Đó là nhà khoa học viết về nhà khoa học.
Còn người hâm mộ, thì khác chớ. Ai cấm họ ca tụng thần tượng của mình đâu??? Đúng là mâu thuẫn: vì khi ca tụng như vậy thì với vài người không ưa Sara sẽ ghét anh thêm. Chịu!!!! Tôi không ưa không ghét anh nhưng tôi khoái đọc anh.
Toi luon cam on Sara da mang den cho Cham nhieu tac pham xuat sac, Thay ke nhung nguoi nao phe phan. Thay ke ai do ghen ti xuyen tac nay kia. Toi van cho Sara la da cong hien TUYET VOI cho Cham Cham cam on anh rat nhieu.
Sara cu mai mai TUYET VOI.
Than yeu