Tôi có theo dõi một số diễn đàn văn hóa Chăm trên mạng và thấy dường như giới “làm học thuật” Chăm cũng có sự chia rẽ nhất định. Trong khi trên thực tế đời sống văn hóa Chăm thì đang đứng trước nguy cơ lớn về mai một bản sắc văn hóa. Là một nhà nghiên cứu vừa đứng trong cộng đồng, vừa đứng ở tâm bão của học thuật, ông nghĩ gì?
Inrasara: Chia rẽ, phân hóa trong quan điểm về học thuật, thậm chí về một vấn đề hay một tác phẩm – không vấn đề gì cả, miễn sự phân hóa đó ích lợi cho nghiên cứu, cho con đường “tìm về bản sắc”. Còn khi có người í định dựa vào uy danh – chức vị hay danh vị, học vị hay học hàm – phán về lĩnh vực mình không hiểu biết, từ đó gây hồ nghi “hoang mang” trong cộng đồng, thì mới đáng phiền. Phiền thôi, chớ cũng chẳng vấn đề gì nghiêm trọng lắm đâu. Vài phê phán ấy có thể gây nhiễu cho vài đối tượng nhất định trong thời gian nhất định, nhưng chỉ cần vài minh giải vào thời điểm thích hợp, tất cả sẽ đâu vào đây.
Inrasara trả lời phỏng vấn báo Sài Gòn tiếp thị, 19-3-2010.
Nhà báo gài câu hỏi rất độc, nhà thơ Inrasara trả lời càng vừa khôn ngoan vừa thông minh:
“Phiền thôi, chớ cũng chẳng vấn đề gì nghiêm trọng lắm đâu. Vài phê phán ấy có thể gây nhiễu cho vài đối tượng nhất định trong thời gian nhất định, nhưng chỉ cần vài minh giải vào thời điểm thích hợp, tất cả sẽ đâu vào đây”.
Ý nói lo gì mấy thứ “trao đổi khoa học” vớ vẩn của vài nhà mới học làm khoa học mà vội khua môi múa mép. Chỉ cần vài giải thích nhỏ là chúng đủ tiêu tùng.
Hay!!!