Cảm thức xao xuyến (l’angoisse), là một khám phá lớn của triết học thế kỉ XX. Các triết gia hiện sinh cho rằng: trong sâu thẳm tâm hồn con người chúng ta có nỗi xao xuyến nền tảng, một khoảng trống nơi mà tất cả những hình thái âu lo và bất an tuôn trào (…). Nỗi xao xuyến đó thình lình đến khi chúng ta đang mơ màng, tách lìa thế giới; chúng ta vùng thức giấc giữa đêm tối (…). Thường chúng ta cố tránh né kinh nghiệm này vì nó gây đau đớn và chia xé (…). Phật giáo cho rằng không bao giờ chúng ta có thể sung sướng, hạnh phúc trước khi chúng ta chiến thắng được nỗi xao xuyến nền tảng này….
Edward Conze, Tinh hoa và sự phát triển của Đạo Phật, Chơn Pháp dịch.
Cảm ơn Sara cho thông tin về cuốn sách này. Cho hỏi là sách xb năm nào, có bán trên thị trường không.
Có điều ĐT thấy từ l’angoisse rất khó dịch. “Cảm thức xao xuyến” thực sự là rất không ổn nếu không muốn nói là quá tệ vì nó quá xa ngôn ngữ nguồn. Cụm từ này gắn với cái tình, cái cảm xúc lâng lâng tích cực của sự yêu chuộng. Trong khi đó l’angoisse thể hiện sự bồn chồn, lo sợ không đâu.
Năm Mới thắng lợi mới 😀
Bạn Đặng Thân thân mến
Thông tin đầy đủ về cuốn sách:
Edward Conze, Tinh hoa và sự phát triển của Đạo Phật, Chơn Pháp (Nguyễn Hữu Hiệu) dịch, Đại học Vạn Hạnh xuất bản, Sài Gòn, 1969. Không biết cuốn này đã tái bản chưa nữa.
Đây là tác phẩm rất hay, mình chưa đọc cuốn nào hay hơn về đạo Phật.
L’angoisse được dịch là xao xuyến, là lối dịch quen thuộc của các dịch giả miền Nam trước 75. Bạn cho là không ổn, đúng lắm. Rât khó dịch nó. Có người dịch là sợ hãi căn nguyên.
Vui, và nhiều cảm hứng sống và viết nhé.