Luận văn Thạc sĩ ngữ văn
Trích đoạn Kết luận
1. Inrasara là gương mặt nổi bật trong nền thơ đương đại Việt Nam. Ông là nhà thơ tài hoa, có giọng điệu riêng, có phong cách nghệ thuật độc đáo, có đóng góp không nhỏ cho nền thơ Việt về đề tài, thi pháp. Sự nghiệp sáng tác của Inrasara đa dạng, phong phú: ông viết tiểu thuyết, nghiên cứu văn hoá – văn học, dịch thuật, phê bình nhưng hơn hết ông là một nhà thơ… ở Inrasara có sự đồng bộ giữa sáng tác và phê bình. Ông là người nghệ sĩ luôn trăn trở về nghề. Quan niệm về thơ của ông khá toàn diện và có nhiều nét mới, không chỉ có ý nghĩa định hướng cho chính sáng tác của ông mà còn gợi ý một hướng đi cho thơ Việt đương đại…
2. Hành trình thơ Inrasara là hành trình nỗ lực vượt lên chính mình. ở thời kì sáng tác đầu, thơ Inrasara mang phong cách hậu lãng mạn. Thơ ông được hoan nghênh vì đạt tới sự thăng bằng giữa tình cảm và lý trí, giữa sự truyền cảm và khả năng gợi thức suy nghĩ. Tuy nhiên, với Inrasara cái khác lạ luôn vẫy gọi. ông can đảm từ bỏ hệ mĩ học cũ, dấn thân vào con đường mới, khai vỡ cõi miền sáng tác mới để xác lập hệ mĩ học mới trên cơ sở thể nghiệm, tìm tòi theo hướng hậu hiện đại.
3. Là nhà thơ có giọng điệu cách tân nhất hiện nay nhưng đường hướng cách tân của Inrasara lựa chọn là cách tân trên cơ sở truyền thống. Cách tân trong quan niệm của ông không những không được rời xa truyền thống mà ngược lại, phải làm giàu thêm, phong phú thêm cho truyền thống. Thơ ông trở đi trở lại với những tình tự dân tộc mình, vì vậy, dù luôn nỗ lực làm mới thơ, dù sáng tác theo khuynh hướng hậu hiện đại nhưng thơ Inrasara vẫn không bị “Kinh hoá”, không “lai căng”. Thơ ông đi giữa truyền thống và hiện đại với cội nguồn cổ kính mà âm điệu tân kì.
4. Hành trình cách tân thơ của Inrasara là đề tài nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa đối với việc tìm hiểu một phong cách thơ cụ thể mà còn cần thiết đối với việc khám phá những quy luật chi phối sự phát triển của nền thơ Việt đương đại. Đề tài của chúng tôi mới chỉ dừng ở việc tìm hiểu hành trình thơ Inrasara từ hậu lãng mạn đến hậu hiện đại, là một mảng nhỏ trong sự nghiệp sáng tác phong phú của ông. Vì vậy đề tài này cần được tiếp tục nghiên cứu theo chiều rộng lẫn chiều sâu.
Cừ lắm!
“Cách tân trong quan niệm của ông không những không được rời xa truyền thống mà ngược lại, phải làm giàu thêm, phong phú thêm cho truyền thống”.
Sara chẳng những là nhà thơ tài hoa ông còn là nhà nghiên cứu và nhà phê bình lớn mà. Ngu mới đi chống truyền thống. Càng ngu hơn nữa nếu không dám viết mới hơn truyền thống.
Phan ket hay wa, chi Ha ui!
Sau nay em se lam luan an tien si ve chu Sara day nhe.
Chi suc khoe va dzui nhe!