Nhưng thế nào là bản sắc? Bản sắc có phải quay nhìn lui về quá khứ hay đi giật lùi về nguồn? Còn phải đi tới đâu mới gặp nguồn như là nguồn? Hỏi ngôi tháp Chàm kia có bao nhiêu phần trăm là Ấn Độ, bao nhiêu là Chăm? Nó được người Ấn mang tới hay do một tay nghệ sĩ Chăm nào đó nổi hứng khênh về, không là vấn đề. Nhưng muốn được là tháp Chàm, người nghệ sĩ đã phá nhiều, rất nhiều (tiếp thu sáng tạo – như hôm nay chúng ta dễ dãi nói thế). Trong hành động phá này, vô thức (bản sắc cũ) và ý thức (tài năng nghệ sĩ) cùng có mặt. Tài năng cá nhân càng lớn thì phần phá càng vượt trội. Một khi có đột biến trong sáng tạo, chúng ta gọi đó là thiên tài.
Như vậy, bản sắc chính/ đa phần là cái gì đang chuyển động hình thành chứ không/ ít là cái đã đóng băng. Mà muốn làm nên bản sắc, con người sáng tạo phải thật sự dũng cảm. Biết và dám khênh về đã là dũng cảm, dám và biết phá càng dũng cảm trăm lần hơn.
Bởi mãi lo khư khư ôm lấy kho bản sắc (cũ), chúng ta đã tự cách li và cô lập mình với xung quanh.
Inrasara, “Thơ dân tộc thiểu số Việt Nam, từ một hướng nhìn động”, Song thoại với cái mới, 2008.
Tôi thấy có vài người dùng chiêu bài bản sắc văn hóa hay truyền thống để triển khai ý đồ cá nhân của mình, chứ không có gì gọi là yêu dân tộc cả. Tôi biết họ cũng chẳng biết bản sắc dân tộc ra sao cả, mà cứ nói bừa vậy thôi.
1 câu rất đáng trích lại để mọi người ngẫm nghĩ:
“Như vậy, bản sắc chính/ đa phần là cái gì đang chuyển động hình thành chứ không/ ít là cái đã đóng băng. Mà muốn làm nên bản sắc, con người sáng tạo phải thật sự dũng cảm. Biết và dám khênh về đã là dũng cảm, dám và biết phá càng dũng cảm trăm lần hơn.
Bởi mãi lo khư khư ôm lấy kho bản sắc (cũ), chúng ta đã tự cách li và cô lập mình với xung quanh”.