Ngày 9-1-2010, tại Trường Đại học Vinh, Lê Thị Việt Hà đã bảo vệ thành công Luận văn Thạc sĩ về Hành trình cách tân thơ của Inrasara.
Inrasara và Inrasara.com xin chúc mừng tân khoa.
Sau đây là Mục lục và Lời nói đầu của Luận văn.
*
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trường Đại học Vinh
Lê Thị Việt Hà
HÀNH TRÌNH CÁCH TÂN THƠ CỦA INRASARA
Chuyên ngành: Lí luận Văn học
Mã số: 60.22.32
Luận văn Thạc sĩ ngữ văn
Người hướng dẫn khoa học: Ts. Phan Huy Dũng
Vinh – 2009
*
Lời nói đầu
Inrasara là một gương mặt tiêu biểu trong nền thơ Việt Nam đương đại. Sáng tác của ông phong phú, đa dạng. Ông có nhiều đóng góp cho thơ Việt trên cả hai lĩnh vực sáng tác và phê bình. Những giá trị trong tác phẩm của Inrasara đã thực sự thu hút nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học. Nhưng tìm hiểu hành trình cách tân thơ của ông thì chưa nhiều, chưa có hệ thống. Vì vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài Hành trình cách tân thơ của Inrasara. Đây là vấn đề có ý nghĩa không chỉ để hiểu phong cách một nhà thơ và con đường cách tân thơ của một tác giả mà còn có ý nghĩa trong việc tìm hiểu các hướng cách tân của nền thơ Việt đương đại.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô và đồng nghiệp.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phan Huy Dũng, người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới nhà thơ Inrasara, người đã cung cấp cho tôi những tư liệu quý giá trong quá trình nghiên cứu. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, khoa đào tạo Sau Đại học trường Đại Học Vinh; BGH và tổ Văn trường THPT Nam Đàn 1, trường THPT Lê Viết Thuật cùng gia đình, bạn bè,… đã hết lòng giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.
Vinh ngày 9-12-2009
Tác giả
Lê Thị Việt Hà
*
Mục lục
Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề…………………………………………………
3. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát …….
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………..
5. Đóng góp của luận văn…………………………………………….
6. Cấu trúc của luận văn……………………………………………
Chương 1. Inrasara trong cuộc vận động cách tân của thơ Việt Nam đương đại
1.1. Về cuộc vận động cách tân của thơ Việt Nam đương đại
1.1.1. Nhu cầu vượt lên sự xơ cứng của hệ mỹ học cũ
1.1.2. Chân trời mới của sáng tạo, tiếp nhận thơ theo tinh thần hậu hiện đại
1.1.3. Những hướng tìm tòi đa dạng của lớp nhà thơ cách tân……………
1.2. Vấn đề cách tân thơ trong quan niệm lý thuyết của Inrasara……….
1.2.1. Inrasara, một nhà thơ có ý thức lý luận………………………………….
1.2.2. Quan niệm thơ của Inrasara…………………………………………………..
1.2.3. Cách tân, vấn đề trung tâm trong quan niệm thơ của Inrasara…
1.3. Khái quát về vị trí của thơ Inrasara trong thơ Việt Nam đương đại.
1.3.1. Inrasara, nhân vật tiêu biểu của thế hệ nhà thơ Việt Nam hậu Đổi mới
1.3.2. Quá trình sáng tác của Inrasara……………………………………………..
1.3.3. Các giải thưởng thơ cho Inrasara và ý nghĩa của nó………………….
Chương 2. Phong cách “hậu lãng mạn”, điểm xuất phát của thơ Inrasara
2.1. Việc xây dựng giấc mộng thi ca dưới bóng thơ lãng mạn và thơ tự do…..
2.1.1. Những quy phạm của thơ lãng mạn thời Thơ mới và thơ tự do
2.1.2. “Hậu lãng mạn”, tàn dư của thơ lãng mạn trong bối cảnh sáng tạo trì trệ
2.1.3. Những bước đi đầu tiên của thơ Inrasara bên các nhà thơ cùng thế hệ
2.2. Thành tựu thơ Inrasara theo phong cách “hậu lãng mạn”……………
2.2.1. Cái nhìn nghệ thuật………………………………………………
2.2.2. Các đề tài chính và nghệ thuật thể hiện trong thơ Inrasara……
2.3. Vấn đề bản sắc dân tộc trong thơ Inrasara thời kỳ đầu………………..
2.3.1. Khái lược về bản sắc dân tộc
2.3.2. Bản sắc dân tộc trong thơ Inrasara thời kì đầu…………………………
Chương 3. Cuộc cách tân thơ của Inrasara theo tinh thần hậu hiện đại
3.1. Chủ nghĩa hậu hiện đại và ảnh hưởng của nó trong văn học Việt Nam hiện nay
3.1.1. Chủ nghĩa hậu hiện đại………………………………………………………….
3.1.2. Chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học……………………………
3.1.3. Chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam hiện nay……….
3.2. Cái nhìn về các vấn đề của cuộc sống và nghệ thuật theo tinh thần hậu hiện đại trong thơ Inrasara……………………………………………………….
3.2.1. Cái nhìn về các vấn đề của cuộc sống
3.2.2. Cái nhìn về các vấn đề nghệ thuật…………………………………………..
3.3. Việc vận dụng các thủ pháp sáng tạo hậu hiện đại trong thơ Inrasara
3.3.1. Giọng giễu nhại…………………………………………………………………
3.3.2. Hình thức thơ vắt dòng………………………………………………………..
3.3.3. Hình thức trình bày văn bản lạ…………………………………………….
3.3.4. Ngôn ngữ sống sít, đời thường…………………………………………..
Kết luận………………………………………………………………………………….
Tài liệu tham khảo…………………………………………..
Phụ lục……………………………………………………….
Sara mến,
Tôi và có lẽ tất cả cộng đồng Chăm trong và ngoài nước rất khâm phục những thành tích đáng kể của bạn trong việc phát huy và vực dậy văn hóa cùng tinh thần Chăm. Nay tôi lại thêm hãnh diện về bạn, một người Chăm thiểu số mà đã gây dược nhiều chú ý và kính nể của người Kinh đặc biệt là trong như lãnh vực văn học và thi ca Việt.
Mong bạn luôn khỏe mạnh và mãi mãi minh mẫn để tiếp tục phục vụ không chỉ cho Chăm mà cả Kinh nữa.
Tadhuw kajap karo thuk siam.
Ông Cosiem đã rất đúng.
Tôi xin thật sự chia sẻ niềm vui này. Khen thơ Inrasara lúc này thì không cần thiết nữa, nhưng thơ của nhà thơ đang còn rất trẻ mà chinh phục được nhiều sinh viên và nhiều nghiên cứu sinh sau đại học như anh Inrasara thì phải nói rất hiếm hoi.
Có ai đó nói hãy bớt kiêu hãnh về Chăm đi, mà hãy làm thế nào đó để cộng đồng Chăm kiêu hãnh. Inrasara đã làm cả đồng bào Chăm kiêu hãnh. Tôi biết có 2 luận văn thạc sĩ khác đang tiến hành và 1 luận án tiến sĩ nữa. Điều này mới thấy ông Addul Karim nào đó kiến thức về văn học còn cạn hẹp mà đã đưa lời bình luận rất sai bậy về văn chương Inrasara. Không hãnh diện thì chớ, ai lại đi làm điều sai quấy như thế. Không thiệt hại gì thanh danh Inrasara mà khiến người ta khinh thường ông mà thôi. Đáng buồn lắm!
Lối phê bình của Inrasara càng tuyệt vời nữa. Thế tờ báo uy tín mới mời anh giới thiệu tác giả thơ mới cho họ.
Riêng tôi, xin cảm ơn anh Inrasara. Cảm ơn thần linh Chăm sinh ra cho Chăm một Inrasara.
Tầm vóc của nhà thơ Inrasara rất lớn, mà có lẽ đương thời người ta chưa nhận biết và đánh giá đúng hết.
Có ai đó đã ví anh như một ngọn Tháp Chàm đương đại, kì vĩ và huyền nhiệm. Nhưng sâu thẳm anh cũng đầy cô đơn và đau khổ.
Là một trong những người cực kì yêu quý Sara, tôi luôn biết ơn anh.
Biết ơn Chăm đã mang Sara đến với cuộc đời…
Cô Lê Thị Việt Hà đã từng dạy văn mình đó. Cô rất giỏi!
Không biết bây giờ cô thế nào, mình nhớ cô quá!
Hay. Bài viết rất khá. Lối bố cục như vậy là nói được vấn đề về thơ Inrasara.
Có nhiều luận văn và khóa luận ra trường về thơ Inrasara, nhưng đây là một trong số ít luận văn đặc nhất nhất.
Cô Việt Hà rất xuất sắc.