Không có thơ không chết ai cả, dòng đời cứ trôi, nhân loại cứ sống. Có khi sống tốt lành nữa! Nhưng con người thì cần thơ. Kẻ tưởng không hề cần đến thơ, bất chợt trong giây phút chểnh mảng của khúc đời, trên môi bật lên vài câu thơ khuất lấp đâu đó nơi vũng mơ hồ của kí ức; hay thèm thể hiện cái gì đó như thơ, qua phát ngôn có vần điệu. Họ không ngờ mình đang cần sự giúp đỡ của thơ. Nơi đám đông hay trong cô đơn, góc tối xà lim hay giữa ánh sáng quảng trường, phố xá tấp nập hay ruộng nương yên ắng, thơ cứ có mặt. Như một nhu cầu.
Inrasara, “Thơ dân tộc thiểu số Việt Nam, từ một hướng nhìn động”
Nhưng thơ cũng là định phận, người thơ dùng chữ nghĩa phục vụ đám đông. Mọi người khen hay, vui vẻ.
Chỉ riêng nhà thơ còn lại nỗi buồn.
“ Và để làm gì, thi sĩ, trong thời đại bần nhược điêu linh.? “ ( Hoelderlin)
” Nhưng con người thì cần thơ. ”
Thơ bật ra từ sâu thẳm con người và quay trở lại, phục vụ cho sâu thẳm con người, một cách uyên nguyên chân thật nhất.
Ngay cả con người vui, cũng đã thoáng nỗi buồn, Thì
Định mệnh của thơ là gì nếu không phải là canh giữ nỗi buồn ấy. ( Inrasara)
*
” thơ Cứ có mặt, Như một nhu cầu “