Sài Gòn, 14-3-2009
Trà thân mến
Có không ít người ngộ nhận về việc làm của mình, vài năm qua. Cả vài bạn thân, ít nhiều cũng thế, dù bạn bè hơn nửa đời hư tay quàng vai bá. Vài giải minh nhé:
1. Một nghệ sĩ khẳng định mình ở tầm vóc. Có thể hắn thể hiện ra hoặc không, tùy hoàn cảnh và tâm tính. Riêng mình, hoàn cảnh và tư thế đã buộc mình hành xử như đã. Và khi mình là Chăm thì càng phải thế, bạn ạ.
Tầm vóc – trong văn học chẳng hạn – thể hiện ở tầm sáng tác, tầm hiểu biết về văn học dân tộc và tầm phê bình. Yếu tố cuối này đòi hỏi hiểu biết về nền văn học tiên tiến [tiêu biểu] trên thế giới.
Tư thế một nhà văn đâm rễ hay nảy mầm từ ba yếu tố trên. Nếu bạn chỉ nghiên cứu Chăm, dù có to lớn đến mấy, bạn vẫn luôn bị coi “vì đó là lãnh vực chẳng ai hay ai biết, nên hắn mới được thế”! Về sáng tác, dù bạn có giải này nọ, nhưng vẫn không ít người cho bạn được “ưu ái dân tộc”. Vậy nên, phê bình chính là mảnh đất công bằng và sòng phẳng, ai vào chơi cứ chơi. Điều này, khi đọc BBC, thầy Bá có thư rằng bài phê bình vừa nâng uy tín cá nhân Sara vừa uy tín cho cả cộng đồng Chăm.
Nhưng có phải mình đã nuôi ý đồ làm thế để đạt ba cái tầm kia?
2. Phê bình, mình được gì?
Về nhận xét của thiên hạ trên báo chí hay trên các diễn đàn thì miễn đề cập. Nào là lỗi lạc, đỉnh cao, rất xuất sắc, 100 năm sau chắc chi nhà văn dân tộc thiểu số có được, hàng đầu cả trong Việt Nam,… Chúng đầy tràn, nên hãnh diện đối với mình ở đây khá thừa! Riêng việc được các Đại học hay Hội nghề nghiệp mời nói chuyện, các tạp chí chuyên mời cộng tác, hỏi có vụ châm chế sắc tộc ở đây không? Theo nhìn nhận chung, có lẽ công tác khách quan được cho là thành công hơn cả chính là chủ trì bảy kì Bàn tròn văn chương của Hội Nhà văn Việt Nam. Bởi sau đó, khi mình rời bỏ ghế chủ trì, BTVC tắc!
Có lẽ chính nhờ mấy lỉnh kỉnh kia mà mình có ít nhiều uy tín trong nghề chăng? Có ma mới biết.
3. Phê bình thế nào, để làm gì?
Phê bình lập biên bản thì bạn biết rồi. Đặng Thân nói đùa chỉ riêng vụ này thôi, Sara đủ tư thế “vào văn học sử Việt Nam một cách ngon lành”! Phê bình, mình chưa hề mang tâm phân biệt đối xử bất kì hệ thẩm mĩ nào, nhà thơ nào, vùng miền nào,… Khi có cơ duyên hay cơ hội, mình lập biên bản để tự nó vỡ ra.
Mình ý hướng làm mấy tuyển: về thơ Chăm hiện đại, 18 nhà thơ hậu hiện đại Việt, 24 khuôn mặt thơ mới: về thơ thế hệ trẻ xuất hiện sau 2006, 18 nhà thơ TP Hồ Chí Minh và 12 nhà thơ dân tộc thiểu số. Tất cả sẽ xong trong năm 2010. Đây là điều chưa thấy một nhà phê bình nào [ý định] làm. Nguyễn Việt Chiến có tuyển Thơ Việt, tìm tòi và cách tân, gồm 45 tác giả, nhưng không đạt. Nhà thơ này chưa xác minh được thế nào là cách tân (nên hỏng ở Dẫn nhập), từ đó viết không đạt về mỗi tác giả, hệ quả là việc chọn tác giả cũng thiếu nguyên tắc. Hoài Thanh thành công với Thi nhân Việt Nam, do đã tìm ra từ đinh cho chuyên luận: “Cái Tôi lãng mạn”.
Dấn vào phê bình, mình muốn tìm hiểu con người Việt. Hiểu rốt ráo, không nhấm nhấm mà hiểu, không hiểu mơ hồ, không có chuyện khẳng định một câu mà thiếu đối chứng. Qua đối thoại (qua thơ và thư từ, bởi đại đa số nhà thơ mình tuyển hay phê bình dù chưa hề gặp mặt), mình hiểu họ nhiều hơn, sâu thêm. Vài khía cạnh của thơ họ cũng bộc bạch ra.
4. Tại sao Hậu hiện đại?
Bạn ít nhiều hiểu mình: sẽ không nói điều mình chưa biết rõ, ít ra cũng phải đọc hết các tác giả – tác phẩm quan trọng (xem them: “Đối thoại hậu hiện đại”). Muốn hiểu về hậu hiện đại, mình đã phải nghiền ngẫm hàng trăm cuốn mới nhất, của tác giả hàng đầu. Không như thế, có mọc sừng mới dám đứng trước mặt cả chục tiến sĩ hay cả trăm sinh viên. Nốc ao như bỡn!
Về hậu hiện đại, mình nhận rõ vài điểm yếu, nhưng mình nhấn vào mấy điểm mạnh và cạnh khía tích cực của nó thôi. Đó là:
Vô phân biệt và Giải trung tâm: là tư tưởng đầy tính nhân văn. Dấn vào thế giới văn chương Việt Nam, mình chưa nửa lần mang tâm mặc cảm. Hầu hết nhà văn người Kinh cũng nhận ra như thế. Họ xử sự với mình cũng thế. Đã dấn vào cuộc chơi, nếu không đẩy tới cùng thì còn chơi làm gì, phải không?
Với phương châm “Suy tư toàn cầu, hành động địa phương”, hậu hiện đại tỏ ra rất thức thời. Với mình, chuyện suy tư toàn cầu thì miễn bàn rồi, riêng hành động địa phương, đó là: sưu tầm ca dao tục ngữ, gặp chính quyển địa phương nêu các vấn đề xã hội Chăm, chủ biên Tagalau, tổ chức đêm nhạc dân gian Chăm đầu tiên, đêm nhạc Đàng Năng Quạ [thất bại] (ba món này bạn cũng tham gia), thư viện Chăm, hệ thống nước sạch cho Caklaing và mổ đục thủy tinh thể cho bà con Chăm, đăng báo về các bệnh nhân nan y Chăm,… nghĩa là không từ nan bất kì cái vụn vặt nào của đời thường.
Phi nghiêm cẩn, không trầm trọng hóa vấn đề. Tinh thần này đánh bạt hư vô chủ nghĩa suy đồi và yếm thế. Nếu thiếu nó, mình đã bỏ cuộc từ khuya rồi, sau mấy chống báng, tố cáo, xuyên tạc,…
Đây là ba trụ cột dựng nên triết học hậu hiện đại. Hậu hiện đại là tư tưởng, chứ không thuần phong trào nghệ thuật như chủ nghĩa siêu thực hay tượng trưng. Bàn về văn chương là dấn mình đấu tranh cho văn học ngoại vi đủ dạng thức và hình thái, trong đó có Chăm. Do đó, hậu hiện đại liên quan vừa trực tiếp vừa gián tiếp đến vận mệnh (không chỉ riêng văn chương) Chăm.
Sau một nhà văn Nam Phi (chỉ nhấn vào văn chương da màu/ da trắng), mình là người đầu tiên [trên thế giới – oai nhé!] khảo sát toàn diện vấn đề ngoại vi/ trung tâm: nam/ nữ, dân tộc thiểu số/ đa số, Chăm/ Việt, Đông Nam Á/ thế giới, địa phương/ trung ương, trong nước/ ngoài nước, ngoài lề/ chính lưu,… qua một thực thể là “thơ Việt đương đại”. Không phải nó hay, xuất sắc mà là bởi mình hiểu nó hơn, nó biểu hiện các khía cạnh trung tâm/ ngoại vi đầy đủ hơn, rõ rệt và đậm đặc hơn. Nó chỉ là đối tượng! (Ví dụ Bàn tròn văn chương đã từng làm về một tập thơ rất trung bình. BTVC bàn về trung bình của nó, tìm hiểu tại sao nó trung bình, trung bình như thế nào, có ai trung bình giống nó không?…)
Từ văn học, tương lai không xa chắc chắn mình sẽ dấn vào tư tưởng. Trước năm 2012, mình sẽ thanh toán hết Tủ sách văn học Chăm, Thơ Việt đương đại (năm tập), để chỉ tập trung vào tiểu thuyết và triết học. Nhà văn viết – dù là viết cho mình đi nữa – nhưng hắn phải ý hướng vươn ra thế giới rộng lớn, chứ không tự đóng khung trong phạm vi một nước, một dân tộc thậm chí một địa phương nhỏ hẹp. Còn thành hay không và thành tới đâu, thì còn tùy tài và tùy… trời.
Khỏe và vui nhé.
Thân mến, SARA.
Chưa bao giờ mình ngộ nhận Sara, về bất kì điều gì.
Ngay cả khi đọc phải những bài báo không vui hoặc nghe phải những câu chuyện không đáng.
Hơn thế nữa, mình luôn biết ơn bạn, cho mình hiểu và yêu thêm nỗi buồn từ những mảnh đời bé nhỏ mà số phận gắn liền với sự thờ ơ, quên lãng.
Mong bạn mọi điều tốt lành phía trước!
Chú Trần có vẻ hơi bênh chú Sara đó ngen. Cháu cũng là Fan của chú Sara chớ bộ. Nhưg cháu thấy zạo nì chú Sara than thở ỉ ôi hơi bị nhìu. Ai bỉu để cho đồng bào bầu vào Ban chấp hành gì đó, vào rùi vì trák nhiệm thì chú phải nói, nói thì mếch lòng. Bị mếch lòng thì đừg có than. Hỉu lầm thì ở mô mà chẳg hỉu lầm.
Nhưg lạ lắm. Đọc bài của chú Sara, vừa thấy chú kiêu ngạo lại vừa thấy chú khiêm tốn thiệt thà zũng cảm. Nên zù gì cũng thươg chú.
Cobewe đã viết: Đọc bài của chú Sara, vừa thấy chú kiêu ngạo lại vừa thấy chú khiêm tốn thiệt thà zũng cảm. Nên zù gì cũng thươg chú.
Pác Minh thấy con ngái này khôn thiệt, vừa chê lại vừa khen chú Sara. Pác Minh thì hổng khen chê gì, nhưng mờ chú Sara làm gì, bác cũng…để ý.
Chẳng qua vì bác Minh cũng rất mến thương chú Sara của Cobewe thui.
Không phải tôi có ý so sánh thua kém.
Nếu họa sĩ Đàng Năng Thọ nghiên cứu mỹ thuật dân tộc Chăm rồi viết các tác phẩm về mỹ thuật cho Chăm và cả thế giới đọc thì hay biết bao. Họa sĩ này không có tác phẩm về mỹ thuật Chăm. Hay Amư Nhân không có công trình nào về âm nhạc Chăm mình. Theo tôi biết thì phải chính nghệ sĩ dân tộc nếu viết về nghệ thuật dân tộc thì mới sâu. Các nhà nghiên cứu khác dân tộc thì viết cũng đáng hoan nghênh lắm.
Đó là ý của nhà thơ Inrasara khi nói về CÁI TẦM.
Đó là chưa nói về phê bình hội họa hay phê bình âm nhạc. Công việc này đòi hỏi một kiến thức rất rộng về hội họa và âm nhạc quốc tế. Như nhà thơ Inrasara về văn học. Tôi ao ước đọc một tác phẩm nghiên cứu về âm nhạc do chính nhạc sĩ Chăm viết.
Chú Sara làm nhanh nhanh lên để bà con có đủ 10 tập Văn học Chăm mình đọc chớ. Nge nói chú Sara làm xong rùi nhưng chưa có tiền để in ra đấy nhé. Cũng tội chớ bộ.
CopéWe ui.
Hehe thực ra chú Sara đã xong 10 tập rùi nhưng mí NXB lẫn nhà in ko đủ level để nhận và in nên ta đành típ tục đợi hắn nâng cấp thui.