đẹp như một bài thơ
con sông ngàn năm xưa
chảy về đâu ai biết?
người Chăm xưa
cũng bỏ đi biền biệt
còn lại dòng sông ôm vách núi
ôm vào lòng
mây trắng
xa khơi…
đẹp như một bài thơ
con sông ngàn năm xưa
chảy về đâu ai biết?
người Chăm xưa
cũng bỏ đi biền biệt
còn lại dòng sông ôm vách núi
ôm vào lòng
mây trắng
xa khơi…
Thơ của Trần Can (tôi thấy website này ghi Trần Can chung mục tác giả với J.Le) đầy tâm trạng. Thơ của tác giả này ngắn nhưng nêu bật được cảnh và tình. Cảnh kết hợp với tình làm cho ý thơ mang mang buồn.
Nhiều bài thơ đều mang giọng đó. Thơ anh rất đơn giản nhưng càng đọc càng thấy thấm thía. Nỗi buồn thấm đậm vào mình và lan tỏa ra xa xa…
Cảm ơn bạn Nguyễn Thy Anh, mình chỉ làm thơ amateur thôi mà.
Có lần ghé Quảng Bình, nhìn thấy sông Gianh đẹp quá.
Sông ôm núi, dòng xanh biếc.
Chạnh nhớ những người Chăm xưa, nhìn sông chỉ thấy còn mây trắng soi bóng nước…
Bài thơ ngắn, ngôn từ cô đọng và hay, nhưng ý và hình ảnh đã được sử dụng nhiều, và hơi mơ hồ.
Không phải các bài thơ hay các tác giả thơ mà anh Inrasara đăng lên website này đều hay. Anh chỉ đăng lên khi tác giả đồng ý, phần nhiều là sáng tác có liên quan tới Chăm và văn hóa Chăm.
Thơ Trần Can cũng có một số bài không đạt, cấu tứ lỏng lẻo. Tôi thấy cái hay ở Trần Can là anh tạo được không khí mơ hồ, buồn buồn… Nó khác với thơ của Jalau Anưk (có lẽ là tác giả chính gốc Chăm) rất cụ thể, từ ngôn ngữ cho chí hình ảnh. Thơ hai người này cũng đăng nhiều ở đây. Thơ Yamy cũng thế. Nhưng điều tôi ngạc nhiên là anh Inrasara chưa viết về ba người này. Hay thơ của Khaly Chàm nữa. Hay anh quá thân mật nên khó viết chăng? Đó là tôi đoán vậy thôi chứ tôi không biết quan hệ giữa họ là thế nào.
Thơ Yamy có cái hay khác nữa, cảm nhận vậy. Tiếc là tôi không có tài phân tách của nhà phê bình.
@ Nguyễn Thy Anh:
Cảm ơn góp ý của bạn, mình không phải nhà thơ nên không cần anh Sara giới thiệu làm gì. Như thế long trọng quá, và không cần thiết vì mình chỉ viết vui những lúc rảnh rỗi.
Mình hiện ở xứ càphê Bmt. Sống bằng nghề quay phim, chụp ảnh.
Biết Chăm qua Sara, yêu Chăm qua Sara và làm thơ về Chăm cũng nhờ…Sara!
( trước đây mình chưa bao giờ viết bài thơ nào cả nên đôi khi lủng củng cũng là chuyện bình thường, phải không, bạn? )
Trần Can khiêm tốn là phải. Nhưng nhà thơ Inrasara không phải giới thiệu như các người khác lăng xê mà là giải mã thơ của các nhà thơ. Quá trình phê bình của nhà thơ Inrasara đã chứng minh việc này. Thơ thì phần nhiều là khó hiểu, cả thơ Inrasara cũng vậy. Tôi đọc nhiều lần không hiểu, chỉ cần nghe anh nói chuyện gợi ý thôi thì tôi hiểu ngay. Nhiều người bạn tôi đều bảo như vậy.
Theo tôi nhà thơ Inrasara nên giới thiệu và phân tích các nét chính yếu nhất của thơ các nhà thơ đăng lên website này để mọi người cùng hiểu.
Được như thế thì xin cảm ơn nhiều.
Ý của BaoThiLam rất hay, sao nhà thơ Inrasara không trả lời nhỉ?
BaoThiLam quý mến
Quan điểm phê bình của Sara rất rõ ràng như sau:
– Phê bình mang tính lí thuyết: thuyết lí trước sau đó mới phê bình. Nghĩa là sử dụng tác phẩm – tác giả để phụng sự cho lí thuyết hay một ý niệm hoặc cho một tiến trình nào đó. Chỉ có tập thơ nào nằm trong TIẾN TRÌNH, Sara mới chú ý, và đem ra phân tích. Ví dụ: thơ hậu hiện đại, thơ đổi mới, thơ nữ có dấu hiệu cắt đuôi hậu tố ‘nữ’,…
Cho nên, có nhiều tác phẩm hay, nhưng nếu không nằm trong tiến trình thì Sara “bỏ qua”. Vài bạn thơ đã hiểu lầm, cứ tưởng Sara chê thơ mình – không phải.
– Hoặc nếu có viết phê bình lẻ, Sara chỉ viết các bài điểm sách, khi tác phẩm đã in. Đây chỉ là điểm sách chữ không phải phê bình.
Trà Vigia (Yamy) chaư có tập thơ ra đời nên Sara chưa điểm sách. Còn anh đã có tập truyện ngắn Chăm H’ri, thì Sara đã điểm rồi.
Vậy các bạn nhé.
Thân