Lê Anh Hoài thực hiện.
Báo Tiền phong cuối tuần, số 48, 11-2009.
Thành lập năm 1991, mãi năm 1997, Hội Văn học – Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam mới có cơ cấu giải thưởng chuyên ngành văn học – nghệ thuật dành cho các hội viên có tác phẩm nổi bật nhất trong năm. Dù có mặt khá khiêm tốn – khiêm tốn theo nghĩa ít được thông tin đại chúng nhắc đến – nhưng không phải không có khuôn mặt sáng giá trên văn đàn cả nước đã từng xuất lò từ Hội này. Lò Ngân Sủn (dân tộc Dáy) và Y Phương (Tày) trước/ sau khi có giải Hội VHNT các DTTS VN, đã đoạt giải thưởng cao của Hội Nhà văn Việt Nam. Inrasara (Chăm) và Cao Duy Sơn (Tày) vừa giành giải của Hội vừa đoạt giải Hội Nhà văn Việt Nam sau đó là Giải thưởng văn học Đông Nam Á.
Năm 2009, Giải thưởng văn học của Hội được trao như sau:
THƠ. Giải B: tập thơ Sông Cầu đang chảy đâu đây của Lưu Thị Bạch Liễu (dân tộc Kinh); giải C: tập thơ Bạn với cỏ cây của Hồ Thủy Giang (Kinh); giải khuyến khích dành cho nhà thơ dân tộc Mường Bùi Nhị Lê qua tập Hát quanh bếp lửa.
VĂN XUÔI có 2 giải B: Tháng giêng một vòng dao quắm tập tản văn của Y Phương (Tày) và Sao Tổn Khuống của Hoàng Thế Sinh (Kinh); 3 giải C cho các tập truyện ngắn của Đinh Công Diệp (Kinh), Tống Ngọc Hân (Kinh) và Nông Văn Kim (Tày); ngoài ra còn có 3 giải khuyến khích dành cho Mã A Lềnh (Mông), Nguyễn Liên (Kinh) và Khôi Nguyên (Kinh).
Như vậy, trong 11 tác giả đoạt giải chuyên ngành văn học của Hội năm nay, có đến 7 tác giả không phải là người dân tộc thiểu số. Mời độc giả nghe ý kiến của nhà thơ – nhà phê bình Inrasara – Trưởng Ban Lí luận phê bình của Hội VH-NT các DTTS VN – về vấn đề này.
*
Xin anh giới thiệu đôi chút về giải ,văn chương năm nay của Hội, nó được tiến hành như thế nào? Theo quy trình ra sao? Anh có thể nhận xét về số lượng tác giả, mặt bằng sáng tác?
Inrasara: Cũng như mọi năm, tác phẩm dự giải được gởi về văn phòng Hội. Hội chuyển đến các Tiểu ban chuyên môn của Hội đồng nghệ thuật đánh giá và xếp hạng sơ bộ. Sau cùng là ý kiến của Ban chấp hành Hội. Nhìn chung, đa phần BCH tôn trọng ý kiến của Hội đồng nghệ thuật. Đó là quy trình xét giải ở Hội. Riêng số lượng tác giả và tác phẩm, ngoài trường hợp đặc biệt là thể loại lí luận phê bình chỉ có hai tác phẩm gởi về, ở đó một thì thuộc phạm trù văn học dân gian còn một thì chưa ra tác phẩm lí luận phê bình, còn lại tất cả thể loại khác đều dồi dào về số lượng. Riêng thơ, may mắn thay – như mọi năm – số lượng luôn vượt trội và Hội đồng vẫn chọn ra được Giải B, C và khuyến khích.
Có một nhận xét rằng, Giải của Hội VHNT các DTTS có vẻ hơi mờ nhạt so với các giải VHNT khác (của các Hội Nhà văn, từ TƯ đến địa phương, thậm chí so với một số giải thưởng tư nhân được truyền thông khá mạnh gần đây)
Inrasara: Không sai! Thông tin về Giải rất ít được báo chí ưu ái, bàn tán. Có thể nói nó có mặt đầy khiêm tốn, như thể nó hiện hữu ở ngoài lề vậy. Vì ít tiếng vang nên hiếm khi bị/ được báo chí soi mói, bình luận, càng không có hiện tượng người được giải… từ chối giải! Nói thế không phải nó không sáng giá với người trong cuộc là các nhà văn, nhà thơ dân tộc thiểu số, nhất là vài năm trở lại đây, khi quy trình xét giải thưởng ngày càng chặt chẽ và chuyên nghiệp hơn.
Giải thưởng năm nay có một điều lạ: Trong 3 giải cao thì có tới 2 giải lại do tác giả không phải người dân tộc thiểu số đích thực đoạt được, anh có thể lý giải điều này? Phải chăng điều này vi phạm quy chế của Hội, hoặc ít nhất cũng tạo cái nhìn khác thường về giải?
Inrasara: Chẳng có gì lạ cả, bởi lâu nay không ít hội viên là người dân tộc đa số đoạt giải. Càng không vi phạm quy chế nữa. Vì Hội kết nạp cả nhà văn, nhà thơ là người Kinh chứ không chỉ riêng người dân tộc thiểu số mà nguyên tắc là mọi thành viên trong gia đình Hội đều được đối xử công bằng và sòng phẳng, không phân biệt. Tiểu ban thơ của Hội đồng nghệ thuật khi bỏ phiếu cũng không chú ý đến thành phần dân tộc. Riêng năm nay, Lưu Thị Bạch Liễu dân tộc Kinh với Sông Cầu đang chảy đâu đây đoạt Giải B là hạng cao nhất, sau đó là Hồ Thủy Giang (cũng Kinh) với tập thơ Bạn với cỏ cây – Giải C, còn vé khuyến khích dành cho nhà thơ dân tộc Mường Bùi Nhị Lê qua tập Hát quanh bếp lửa. Đó mới là điều lạ, chưa từng có tiền lệ. Còn về văn học, cây bút dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ áp đảo như thế, thì càng lạ nữa.
Có lẽ năm nay các hội viên là người dân tộc đa số gởi nhiều tác phẩm dự giải hơn chăng? Dẫu sao, kết quả như đã thì khá lạ. Sự lạ này tạo nên “cái nhìn khác thường” – như dụng ngữ của anh. Bởi viết tiếng Việt (nhất là với thơ) – nhìn từ mặt bằng chung – thì cây bút người Kinh nhuyễn hơn các đồng nghiệp người dân tộc thiểu số là cái chắc!
Như vậy, ở đây có một căn nguyên của “điều lạ”: Đó là Hội VHNT các DTTS chỉ chấm giải ,văn chương của người dân tộc thiểu số viết bằng tiếng phổ thông?
Inrasara: Đúng thế! Ở ta chưa có việc chấm giải cho thơ (và tất nhiên, cả văn xuôi) của người dân tộc thiểu số viết bằng chính thứ tiếng mẹ đẻ của mình. Trong khi đó, có không ít các tác giả vẫn lặng lẽ, cần mẫn sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ mà không có một hệ thống giải thưởng – đồng nghĩa với sự quan tâm một cách chính thức – tới họ và những sáng tác này.
Nếu đây là một bất cập, theo anh cần làm gì để khắc phục, đứng từ Hội VHNT các DTTS? Đứng từ phía các cơ quan có trách nhiệm khác? Đứng từ phía những người sáng tác?
Inrasara: Không hẳn “bất cập” mà có cái gì đó lấn cấn. Trong tổng số 820, hội viên dân tộc Kinh đã chiếm 335 người. Họ đoạt giải cao trong năm nào đó là điều đương nhiên. Nhưng khi nhận ra sự lạ này, và nhất là khi có vài dư luận phản ánh, tôi đã có nêu vấn đề ra ngay trong phiên họp BCH ngày 23-11-2009 tại Hà Nội vừa qua, các thành viên BCH Hội đều nhất trí cao về tinh thần “công bằng và sòng phẳng”. Cái lí ở đây là: – Tôi hội đủ yếu tố để các bác kết nạp tôi, tôi viết về đề tài dân tộc, tác phẩm tôi có chất lượng,… tại sao tôi không được trao giải cơ chứ? Suy đi tính lại thế nào cũng lấn cấn. Với giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, tôi hoàn toàn phản bác thái độ châm chế hay ưu ái dân tộc, nhưng với Hội VHNT các DTTS thì khác. Có lẽ sắp tới BCH cần có vài suy nghĩ chín hơn và đưa ra quyết sách đúng đắn về vấn đề tế nhị này.
Từ lâu, có hiện tượng, nhiều nhà văn, nhà thơ sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đã yêu văn hoá, văn nghệ của cộng đồng này, và đã có những sáng tác mang âm hưởng, sử dụng các hình tượng, cách diễn đạt, thậm chí cách tư duy của đồng bào dân tộc thiểu số? Đây có thể coi là sáng tác loại nào? Hội VHNT các DTTS VN nhìn nhận hiện tượng này ra sao? Cá nhân anh? Anh có thể phát biểu, dưới cái nhìn của nhà phê bình về hiện tượng và cả về một số tác giả kiểu này?
Inrasara: Nhận ra hiện tượng đó, nên BCH Hội xét giải hay xét đầu tư cũng dựa trên các “tiêu chí” này. Tạm loại ra các cây bút người Kinh giả vờ dân tộc hay gắng gượng nhỏ vài giọt dân tộc vào tác phẩm rồi kêu là có viết về đề tài dân tộc hay cách nói dân tộc, còn lại rất nhiều người nhuyễn cách nghĩ và diễn đạt “dân tộc”, có khi còn hơn cả cây bút dân tộc thiểu số chính bản nữa. Cá nhận tôi, Hội nên dành Giải thưởng đặc biệt cho bộ phận này. Ít ra với các tác phẩm sáng tác thuộc thể loại thơ và văn xuôi. Bởi họ từ ngoài nhìn vào sẽ thấy cái sáng/ tối riêng mà người trong cuộc ít khi nhìn thấy, và chính họ đã cung cấp không ít phương pháp giúp các cây bút người dân tộc nhìn lại mình, tìm lại “cách nói, cách nghĩ” đã mất của mình. Thời gian qua đã có nhiều minh chứng sáng giá. Ai dám bảo Chế Lan Viên hay Văn Cao đã không soi rọi được gì tâm hồn hay tinh thần Chăm? Giả thử hai nhà này là hội viên Hội DTTS, và nếu họ gởi tác phẩm dự giải, ai dám từ chối?
Giải thưởng đặc biệt có mặt là cần thiết. Còn lại chỉ nên “dành riêng” cho người viết là dân tộc thiểu số.
Ngược lại, nhiều nhà văn, nhà thơ vốn là người dân tộc thiểu số, nhưng lại sớm hoà nhập với văn hoá của quốc gia, của quốc tế. Sáng tác của họ, ít thậm chí rất ít tính dân tộc, tính địa văn hoá – nơi mà họ sinh ra và lớn lên. Anh nhận định về vấn đề này ra sao? Anh cũng là một nhà thơ, nhà văn có cả hai mảng sáng tác: một, mang âm hưởng truyền thống dân tộc Chăm rất rõ nét, nhưng lại có một mảng thứ hai mang đậm tính đương đại, hậu hiện đại, với ngôn ngữ, cách biểu đạt hoàn toàn mới, anh sẽ nói gì?
Inrasara: Tôi ủng hộ vô điều kiện cây bút là người dân tộc thiểu số dám phiêu lưu khám phá những chân trời mĩ học mới, lối viết mới. Càng khoái hơn khi họ dám và biết giải “dân tộc” hóa, giải địa phương hóa trong cách nghĩ và sáng tạo của mình. Nếu họ sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ thì hay hơn nữa. Tôi đánh giá một tác giả ở cái tầm. Rằng bạn đã đâm rễ sâu xuống vùng đất văn học và ngôn ngữ dân tộc chưa? Đã tự trang bị căn bản tri thức về nền văn học tiên tiến trên thế giới chưa? Trả lời hai câu hỏi đó, người viết có thể thể hiện thoải mái mà không lo sợ mất bản sắc. Khi đó “dân tộc” và hiện đại đi vào nhau thong dong vô ngại, để bật lên cá tính sáng tạo mới ở mỗi tác giả, bản sắc mới của mỗi dân tộc, góp phần làm phong phú nền văn học đa dân tộc Việt Nam.
Một câu hỏi mang tính riêng tư: Dễ thấy năm nào anh cũng có vài tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau, nhưng trong danh sách giải thưởng vài năm qua không có tên anh, hay anh đã không tham gia dự Giải?
Inrasara: Từ khi bị bầu vào BCH Hội, tuyệt đối tôi không tham gia giải. Ai lại thế kia chứ, kì chết! Ngài ngồi thù lù đó, anh chị em không bỏ phiếu cho ngài thì còn bỏ cho ai? Mà đẩy xuống hạng thấp, ngài có chịu không? Nhất là với người phương Đông sống duy tình đầy nể vì. Người dân tộc thiểu số thì càng.
Năm nay tôi chỉ xin đầu tư, mà riêng về công trình khoa học. Nghĩa là thể loại có thể cân đong đo đếm tương đối chuẩn xác, chứ không đầy chất “vô bằng” như thơ văn.
Trân trọng cám ơn anh.
Gọi là công bằng với sòng phẳng tôi nhận thấy đúng hơn thì các nhà văn nhà thơ là dân tộc đa số nên gởi thẳng tác phẩm chất lượng của mình đến Hội Nhà văn VN mà dự thi mới phải. Chỗ ấy mới đáng giá và đúng ngành chuyên môn văn chương. Hay hoặc dở thì mới rõ.
Ở Hội Dân tộc, nên để cho anh em dân tộc thiểu số là phải. như vậy mới là THIỂU SỐ chớ.
Ui, ghế chú Sara Trường Ban lí luận phê bình bự chớ bộ, cháu có bít đâu. Nhưng nge nói nó hổng có lương, tội chú wá đi.
Bài trước chú nói hổng phê bình ai nữa, mà bài phỏng vấn này chú nói thẳng wá, lại mất lòng ai đó nữa rùi. Tội chú nữa.
Nhắn với COBEVVE .Làm thì mói có đúng có sai.không làm huề vốn.Lỡ chửa phải đẻ.Đốn được vác được.Vác không nỗi nghỉ chút.Để đó khỏi lo.!!!Cái mang tội nhất của SA RA không phải là mách lòng ông này bà nọ. Mà là mang cảm xúc kẻ sĩ buồn trãi lên lên thảm nhân gian. Tôi ghét dụ này dễ sợ-. COBE ơi! đừng lo nữa . Để chú nghĩ !!!( Qua khỏi cầu phao, biết tay tao !!!)
Tất cả những gì tôi muốn nói đã nằm trong câu nói của chú Sara rồi “Nên dành riêng cho tác giả người dân tộc thiểu số”
Nhà văn kinh thì đã có quá nhiều “ chiếu” để trổ tài rồi, trong khi nhà văn dân tộc có bao nhiêu nơi để có thể cổ vũ , vun dắp tài năng và thử sức chính mình đâu, không phải nói rằng nhà văn Kinh vào đây là sai nhưng nghĩ lại, hãy để đúng ý nghĩa của hội là hội nhà văn dân tộc thiểu số, tức chỉ thật sự là cho dân tộc thiếu số mà thôi, nó sẽ đi đúng con đường và ý nghĩa của nó hơn…
Sự cổ vũ bao giờ cũng cần thiết…
Bac Giang noi oan cho cháu rùi. Cháu bênh chú Sara chớ bộ. Cháu chỉ thấy tội cho chú thôi. Ăn cơm nhà đi vác tù và nhà hàng xóm. Hệt khi chú làm Tagalau vậy thôi. Chả ăn vàng bạc ai mà còn bị mí cô bác lườm nguýt nữa.
Ớ, nhưng chú Sara cứ làm tới đi ngen. Còn ai lườm thì lét mắt người đó. Còn ai nguýt thì cho chu mỏ lun.
Xin lỗi nhà thơ Inrasara. Tôi- Y Phương xuất hiện trên văn đàn không phải ” xuất lò” từ hội (VHNTCDTTSVN) này. Nếu có thời gian, xin nhà thơ nghiên cứu cho kỹ rồi hãy nói.
Nhà thơ Y Phương kính mến
Cám ơn anh đã có ý kiến. Nhưng có lẽ anh đã đọc không kĩ văn bản rồi. Nguyên văn như sau:
“không phải không có khuôn mặt sáng giá trên văn đàn cả nước đã từng xuất lò từ Hội này. Lò Ngân Sủn (dân tộc Dáy) và Y Phương (Tày) trước/ sau khi có giải Hội VHNT các DTTS VN, đã đoạt giải thưởng cao của Hội Nhà văn Việt Nam. Inrasara (Chăm) và Cao Duy Sơn (Tày) vừa giành giải của Hội vừa đoạt giải Hội Nhà văn Việt Nam sau đó là Giải thưởng văn học Đông Nam Á”.
Anh chú ý từ “trước/ sau” (trước HOẶC sau, nghĩa là có người trước, có người sau).
Ví dụ nhé: Nhà thơ Y Phương thì có giải Hội Nhà văn VN TRƯỚC (tôi quá biết, tôi đang viết phần tiểu sử văn học của anh cho TUYỂN mà) rồi SAU mới có giải Hội DTTS. Inrasara cũng như trường hợp của anh, tôi có giải Hội Nhà văn VN năm 1997 (Tháp nắng), mãi năm sau mới có Giải của Hội DTTS. Nhưng cũng có người có Giải DTTS trước rồi mới tới Hội Nhà văn. Anh cũng nên chú ý cụm từ “sáng giá trên văn đàn cả nước“. Nêu 4 trường hợp chỉ là một ví dụ. Và không có gì gọi là phân biệt đối xứ cao thấp cả. Nếu thế, thì Sara phân biệt đối xử với chính mình rồi còn gì, phải không anh?!
Sao lại cứ phân biệt cao hay thấp hai Giải của Hội DTTS với giải Hội Nhà văn cơ chứ? Người ta cứ hay bị MẶC CẢM chi phối. Sợ nhận Giải Hội DTTS là lép vế. Ông Inrasara bằng tinh thần hậu hiện đại đã có nhiều bài phê bình để phá đổ tư tưởng mặc cảm đo. Tôi đã đọc được rất nhiều bài hay. Ông chẳng những phê phán sự phân biệt dân tộc thiểu số với đa số thôi, ông còn nói về nữ và nam, trong nước và ngoài nước, địa phương và trung ương… nhiều lắm.
Các nhà văn DT thiểu số cần học tinh thần đó để ném bỏ mặc cảm kia đi.
Thưa nhà thơ Y Phương
Inrasara giải thích như trên chưa rốt ráo lắm. Tôi xin nói thêm với nhà thơ Y Phương 2 điều.
Thứ nhất là Inrasara viết chữ nghiêng chữ xuất lò, chỉ là 1 cách nói. Tại sao tôi viết chỉ là cách nói vì Inrasara có xuất lò ở Hội nào đâu, nhưng anh vẫn kể anh xuất lò Hội DTTS, chỉ vì anh là người DTTS.
Còn nếu nhà thơ Y Phương nghĩ rằng xuất lò ở Hội DTTS thì kém thế giá hơn Hội khác thì tôi miễn bàn thêm.
Thứ hai là về dấu (/) xuất hiện thường xuyên trong lối viết của Inrasara là rất lợi hại. Nó vừa có nghĩa HOĂC vừa có nghĩa VÀ hay mang cả hai nghĩa HOẶC và VÀ. Ít nhà văn VN sử dụng dấu này linh hoạt như thế. Nhà thơ Y Phương không chú ý nên đã hiểu lầm chăng?
Ví dụ Inrasara:
1997: Tháp nắng – đoạt Giải Hội Nhà văn
1998: Sinh Nhật cây xương rồng – Giải Hội DTTS
2004: Lễ TTtháng 4 – Giải Hội Nhà văn
2005: Lễ TTTháng 4 – Giải Đông Nam Á
2006: Tục ngữ ca dao Chăm – Giải Hội DTTS
2007: Từ điển – Giải Sách VN
Như vậy dấu (/) nghĩa là TRƯỚC và SAU. Giải Hội DTTS khi thì có trước khi thì có sau xen lẫn. Dùng dấu (/) là rất hay. Trường hợp này HỆT trường hợp nhà thơ Y Phương, theo tôi đọc thấy trong Kỉ yếu Hội DTTS.
Qua đó, tôi xin nhắc lại, khi Inrasara viết xuất lò, thì chỉ là cách nói. Không có phân biệt cao thấp hay hèn sang ở chỗ này cả. Nếu vậy khác gì Inrasara phân biệt đối xử với chính anh vì xuất lò Hội DTTS gồm cả Inrasara mà.
Mong nhà thơ Y Phương hiểu cho.
Kính
Chữ nghĩa dễ gây ngộ nhận,tôi nghĩ có lẽ anh Y Phương hiểu sai ý nhà thơ Sara nên mới trách.
Nhưng, đã là anh em trong sinh hoạt văn chương, lại cùng Hội DTTS lẽ ra các anh phải rất gắn kết và yêu thương nhau mới đúng chứ nhỉ?
Và, nhà văn nhà thơ luôn được hiểu là những người có tâm hồn khoáng đạt, hông lẽ mất lòng vì chuyện nhỏ …như con thỏ?
Mong các anh vui!
Cháu nói chí fải. Chú Sara viết thế nào cũng mếch lòng thôi à.
Bài của chú Sara thì cháu đoán ít nhứt đến 90% người jơ tay đồng ý. Nhưng rùi thế nào cũng có người cãi. Bác Y Fương jận. Chuyện nhí như con tí ấy mà. Lẽ ra bác ấy là người zỗ tay trước tiên và zỗ tay to hơn mới đúng cái lí chớ. Nhưng cháu cũng xin wan hô bác: hiểu lầm mà nói cái hiểu lầm đó ra để cho bà con xúm lại jải thích, còn hơn cất đầy trong cái pụng!
Sẵn jịp này cháu xin wan hô mí chú TranCan, QuangTan, TranThan…
Nhthơ YPhương có hiểu dấu (/) k? Tôi nghĩ anh hiểu.
Nhthơ Inrasara có biết YPhương “xuất lò” nào k? Tôi chắc Inrasara biết quá rõ. Hai anh quá biết nhau. Inrasara lại là nhà nghiên cứu nghiêm túc nữa.
Đúng hơn nhthơ Inrasara thay vì viết:
“không phải không có khuôn mặt sáng giá trên văn đàn cả nước đã từng xuất lò từ Hội này” thì nên viết:
“đã ở trong cộng đồng của Hội này”, hay đơn giản hơn: “là hội viên của Hội này”.
Nếu thế thì rất chính xác, và ko ai bắt bẻ được cả, khi đứng về phía lý “đúng người đúng việc” mà xét.
Nhưng tôi nghĩ nhthơ này đã dùng phép thậm xưng, và in nghiêng chữ xuất lò, để gây chú ý đến CÁI CHUNG, hơn nữa là để làm ngang bằng cán cân vốn lâu nay quá nghiêng lệch: Hội DTTS có mặt khá khiêm tốn so với các Hội khác.
Nếu hiểu theo mạch văn thì không có gì đáng nói cả.
Nhthơ YPhương là người trong cuộc nên chú ý cái “sai” này. Cái “sai” không những với YPhương và còn cả Lò Ngân Sủn, Cao Duy Sơn,… nữa. Bởi họ đã thành danh trước khi có Hội DTTS mà.
Ý Inrasara là thế. Việc bắt lỗi cũng là cần thiết, dù nó là chi tiết rất vặt.
Nên bỏ qua việc này là hơn. Nhthơ Inrasara cũng cần cẩn thận hơn trong chữ nghĩa, dù thậm xưng hay để trong ngoặc nháy nháy.
Ý kiến của tôi: Hoan hô bài phvấn.
Ông YP trầm trọng hóa vấn đề không đáng: “Tôi- Y Phương xuất hiện trên văn đàn không phải ” xuất lò” từ hội (VHNTCDTTSVN) này. Nếu có thời gian, xin nhà thơ nghiên cứu cho kỹ rồi hãy nói”.
– Câu trên giọng ông có vẻ xem thường Hội.
– Câu dưới thì ông quan trọng hóa mình! Chuyện bé xíu thế thì việc gì phải “nghiên cứu cho kĩ”! Làm như bài trả lời ph vấn này nhằm vào chi tiết bé xíu này không bằng!
Điều chính tôi muốn nói là: có ai thấy YP đấu tranh cho cái chung ở đâu k?
Đề nghị Inrasara.com ngưng hẳn chi tiết nhỏ nhặt mang tính cá nhân này đi là vừa.
Lưu lan xin trích lại đoạn này:
Thành lập năm 1991, mãi năm 1997, Hội Văn học – Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam mới có cơ cấu giải thưởng chuyên ngành văn học – nghệ thuật dành cho các hội viên có tác phẩm nổi bật nhất trong năm. Dù có mặt khá khiêm tốn – khiêm tốn theo nghĩa ít được thông tin đại chúng nhắc đến – nhưng không phải không có khuôn mặt sáng giá trên văn đàn cả nước đã từng xuất lò từ Hội này. Lò Ngân Sủn (dân tộc Dáy) và Y Phương (Tày) trước/ sau khi có giải Hội VHNT các DTTS VN, đã đoạt giải thưởng cao của Hội Nhà văn Việt Nam. Inrasara (Chăm) và Cao Duy Sơn (Tày) vừa giành giải của Hội vừa đoạt giải Hội Nhà văn Việt Nam sau đó là Giải thưởng văn học Đông Nam Á.
“ Nhưng không phải không có khuôn mặt sáng giá trên văn đàn cả nước xuất lò từ Hội này” cách nói này thể hiện sự giải trung tâm của Sara. Kết thúc 1 thời gian của hội , không quan trọng bạn xuất hiện trước hay sau, đã đến với hội nhà văn nào trước, nhưng nhìn lại nhiệm vụ của nó là tìm ra những nhà văn sáng giá cho văn đàn cả nước công nhận, tôn vinh họ, nó đã thực hiện đúng chức năng của mình và vì thế dù ko được nổi tiếng hay giá trị nhiều hay ít, thì HNV của các DTTS cũng đáng được chú ý và gìn giữ, từ “ Xuất lò” tôi thấy là nghĩa như vậy.
ở đây nói nhà văn là để nói đến Tại sao Sara lại viết bài phản ảnh thực trạng này của HNV các DTTS ,trong khi chúng ta lại để ý đến nhà văn ( hay cái tôi) của mình khá nhiều…
Bai viet cua Inrasara rat ro rang, toi khong the hieu anh Y Phuong bat loi chuyen gi? Qua vo ly!
Nha tho Inrasara the hien cai tam cua minh trong bai phong van, anh khong noi cho ca nhan minh ma cho ca cong dong nha van nha tho thieu so.
Benh cua cac nha van nghe sy dung la de y cai toi cua minh qua nhieu.
Luulan phan tich rat dung, cam on ban.
( xin loi cac ban vi chu khong co dau )
Inrasara
Xin cám ơn bạn đọc đã quan tâm đến vấn đề này. Trao đổi chân tình và thẳng thắn. Về chi tiết liên quan đến nhà thơ Y Phương, đề nghị không bàn tới nữa. Còn nếu đề tài lớn này không có gì để nói, chúng ta kết thúc, các bạn nhé.
Lần nữa, xin cám ơn bạn đọc gần xa.
S.
Thưa ông Y Phương! Tuần rồi tôi có đọc thấy tại trang Phongdiep nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã viết rõ ràng là Ban Văn học Dân tộc và Miền núi do ông làm Trưởng Ban là “Ban phong trào”. Không biết ông nghĩ thế nào mà không thấy ông nói gì. Chuyện lớn như vậy lẽ ra ông phải kêu lên chớ. Ông đại diện cho cả Ban mà. Hay ông chỉ lo cho riêng cá nhân ông?
Hay cá nhân ông chưa ai nói đụng đến nên ông im lặng? 1 tuần rồi mà…