Văn chương & Tư tưởng III-14.

Đầy tràn công danh sự nghiệp
nhưng con người cư lưu đầy thơ mộng trên mặt đất này
Full of merit,
yet poetically, man dwells on this earth
.
Hoelderlin

2 thoughts on “Văn chương & Tư tưởng III-14.

  1. Hình như ở Việt Nam, chỉ có Bùi Giáng và Phạm Công Thiện nhắc đến Hoelderlin (?) Sara giải thích hộ, vì mình không rõ lắm.

    đọc lại một đoạn Phạm Công Thiện:

    Về thơ…
    Chỉ có thơ mới là khoa trị liệu thần kinh hữu hiệu nhất để giải cứu nhân loại khỏi điên. Mâu thuẫn thơ mộng nhất là tất cả những nhà thơ thiên tài vĩ đại nhất của nhân loại đều là những người điên thực sự vĩ đại đúng nghĩa. Những bác sĩ, tất cả những bác sĩ chuyên trị bệnh điên đều là những người điên bình thường, nếu không muốn nói là điên tầm thường, quá đỗi tầm thường đến mức đáng thương hại. Freud và Jung và cả Adler đều là những người điên tầm thường, cả Laing và Cooper cũng đều điên bình thường; điên một cách tục tĩu nhất là những bác sĩ phân tâm học, bác sĩ thần kinh trị liệu, bác sĩ thần kinh bệnh học, bác sĩ tâm thần, bác sĩ chuyên khoa thần kinh não bộ, bác sĩ giải phẫu não bộ, vân vân. Họ được quyền điên một cách khoa học.

    Tất cả thế giới và tất cả nhân loại hiện nay đang điên. Chỉ có những người điên thực sự hơn tất cả những người điên tầm thường, hơn cả những người điên bình thường và hơn cả những người điên tục tĩu: đó là những thi sĩ thực sự đúng nghĩa, những nhà thơ trong sạch, những thi nhân thuần tuý.

    Người thơ là khách lạ đi giữa nguồn trong trẻo

    Tại sao lại khách lạ? Tại sao đi giữa? Tại sao nguồn trong trẻo?

    Có cần đọc Trakl và Hoederlin mới hiểu thế nào là “khách lạ”? Đó là chưa nói đến Camus hay chưa nói đến Sophocles? Có cần đọc Kant mới hiểu thế nào là “đi giữa”?, đó là chưa nói đến Hegel và Schelling? Có cần đọc tới Hoelderlin và những gì Heidegger về những con sông Đức trong thơ của Hoelderlin mới biết được thế nào là “nguồn” và thế nào là “trong trẻo”?

    Tại sao phải đọc?
    Đọc thơ cũng giống như đọc kinh.
    Phải thọ, trì, đọc, tụng.
    Đọc không phải để hiểu mà để biết.

    Biết cái thâm mật của một giây phút thoáng qua nhanh chóng hơn ánh sáng và biết cái thâm mật của tam thiên đại thiên thế giới, của vô số hằng hà tỉ tỉ thiên hà trong lòng ta và ngoài kia không gian phiêu dật. Mà lòng ta là tất cả không gian phiêu dật…

  2. Trần Can thân mến
    Bạn phản hồi hai lần trong 2 ngày liên tiếp. Hoan hô tinh thần tìm hiểu và yêu cái đẹp của bạn.

    1. Hoelderlin được xem như Nguyễn Du của VN, nhưng thi hào Đức này ít được phổ biến ở VN như Goethe. Bởi tiếng Đức với độc giả VN ít cơ duyên, thêm nữa là Hoelderlin không có tác phẩm “sến” để dễ truyên bá như Tình sầu của chàng Werther. Đây là loại thơ suy tưởng, thâm trầm. Thế Goethe không thâm trầm sao? Hai đại thi hào này có mỗi thâm trầm khác nhau: G đại biểu cho thế giới (G đã từng ủng hộ Napoléon thống nhất châu Au), H đại biểu cho dân tộc (nhưng theo Heidegger, người sau còn thế giới một cách uyên nguyên hơn G).
    PCT và BG đều say mê Heidegger, nên mê H là phải. Và cả hai ông đều viết… rất khó hiểu. Nhưng văn cứ lôi cuốn bạn đọc, mới lạ. Riêng đoạn trên thì PCT bình tán hơi nhiều.

    2. Bạn click vào mục Tác giả để đọc Trần Ngọc Tuấn.
    Chúc vui và đầy cảm hứng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *