Trích đoạn Hàng mã kí ức (tiểu thuyết tự sự)
Chương 11. “Vượt qua cô đơn sử tính”
1. Cô đơn đầu tiên và cuối cùng
Bên kia “chẹt” nhà tôi là quán bà Hai Mót. Bà có đứa con gái tên Mót, bạn cùng lứa chị Hám. Một gia đình đàng quê xứ biển qua làng tôi mở quán bán đủ thứ nhà quê cần. Bà tiếng làm ăn có đức, nên mấy bà Chăm thương tình cho không khoảnh đất trong vuông nhà để mở quán. Anh em tôi ấm đầu là cứ qua bà Hai lấy lọ Tiêu ban lộ mà xài. Bà còn có món đặc sản là chả giò chấm tương. Sáng sớm được mẹ cho qua ngồi chung thì sướng hết biết. Bà này quý mẹ tôi ở khoản không hề mua chịu. Nhà tôi nghèo, nhưng thóc giáp mùa vẫn còn lưng lẫm. Mẹ hãnh diện ra mặt về vụ này. Chớ mà như con Hám có bữa nào quào bữa nấy – mẹ dạy em Những thế. Về vụ nói chữ thì mẹ chả thua kém nửa gang tay với bà Hai Mót. Tôi học được rất nhiều từ cặp bài trùng này.
Bên kia rào bà Hai réo con nợ Trời đất quỷ thần ơi, bên này mẹ la chị Hám đáp lễ Lingik tathik yang labang lơy! Bạn trầu cau với nhau, tính tình hạp nhau, cùng la lối om xòm về mỗi vụ như nhau mà hai cách nghĩ xa nhau cả vực thẳm. Chớ đợi dân ngôn ngữ phân tích chi li chẻ sợi tóc làm năm rườm rà lôi thôi, nội chuyện hai bà nhà quê dụng ngữ cũng đã đủ nói lên sự khác biệt về lối nghĩ giữa hai dân tộc vách sát vách bờ giáp bờ.
Lingik tathik yang labang lơy Trời biển thần “lỗ” ơi!
Yang labang. Thần và lỗ. Tại sao không là thần và quỷ hay thần và ma? Có phải chỉ để hiệp vần thôi không? Lingik tathik/ trắc trắc và có vần, yang labang/ bằng bằng và cũng hiệp vần. Trong lúc đó Trời đất quỷ thần chỉ có đối thanh của cặp từ ghép, ngoài ra không gì khác. Nếu vậy thì Chăm yếu quá, chuộng hình thức mà bỏ nội dung sao? Không, ông bà ta đâu đơn giản thế chứ. Labang hang, lỗ là nơi cư trú của ma: Bhut di labang, yang di kalan Ma ở trong hang (lỗ), thần ngự trên tháp. Chăm chết, khi chưa qua đám thiêu thì còn là ma, ma này ở trong hang hay lỗ, chứ không phải trong mộ. Chăm không gọi nơi chôn người chết là mộ (có ụ đất nhô khỏi mặt đất) mà là labang (hang, lỗ). Dùng từ labang vừa hiệp vần vừa tránh dùng từ húy kị là bhut ma hay ajin quỷ. Cầu thần phù trợ ta, cạnh đó ông bà còn viện đến ma quỷ là để tránh cho chúng hại người nữa.
Nhưng tại sao lại lingik tathik trời biển? Người Kinh nhìn lên thấy trời, cúi xuống thấy đất; Chăm thì ngược lại, dưới chân họ là mênh mông biển nước. Chăm có làm ruộng (đất), nhưng đó là cánh đồng miền Trung nhỏ hẹp bốn mùa hanh gió. Tổ tiên ta xưa sống bằng nghề biển, nhờ biển và với biển. Ppo Tang Ahauk còn lấy biển cả làm nơi trú ngụ của mình nữa.
Người có nhà để ngủ
Ông cất chỗ trú giữa đại dương
Người có nhà để ở
Ông lập nơi ngụ giữa đại dương.
Cuộc sống ông khác hẳn đời một nông dân Chăm mà định mệnh gắn liền với đất, với con trâu và cái cày, khiêm cung, đạm bạc, định và tĩnh. Vì đất liền không phải là quê hương của ông. Một cái nhà: không, một nơi cư trú cũng không nốt. Ông là chủ nhân đồng thời là tù nhân của biển cả. Biển cả là nơi ông sinh ra, tung hoành, tạo dựng sự nghiệp và rốt cùng, biển cũng là nỗi bao la cách ngăn ông trở về với đất, khi chiến cuộc đã vãn. Ông không thể trở về đất liền tìm gỗ to hơn, để đóng con tàu có sức chịu đựng gan lì hơn, con tàu có thể cùng ông làm cuộc vượt đại dương tìm miền đất khác trú thân. Hiện nó đang quá nhỏ bé so với đại dương mênh mông kia. Cô đơn tràn vào tim ông, phủ lên định mệnh ông.
Lingik tathik lơy! Ông thét lớn vào khoảng mênh mông trời biển.
Đọc bài của nhà thơ Inrasara sáng nay khoái thiệt đó. Vừa vui vừa có ích. Cháu học được rất nhiều. Lingik tathik thì khác với Trời đất, đúng rồi. Cách nghĩ khác nhau thì mỗi dân tộc sẽ có cách nói khác nhau. Có được như vậy mới phong phú, mới là bản sắc. Mà nhà thơ lại lồng kiến thức này vào 1 câu chuyện cụ thể và thiệt vui nữa mới hay.
Chớ cháu thấy bây giờ mấy sắp trẻ Chăm cứ cái gì cũng la lên Oh my God!
Rất chán!
(Chú Sara nhớ sửa lỗi chánh tả zùm cháu nha, khéo pác Minh lợi chách)
nhà thơ Inra viết truyện rất lôi cuốn, giá mà được đọc nhiều nhiều thì thích nhỉ.
Re: Cobewe:
pác Minh hem chách mờ còn khen Cobewe rất giỏi đoá, vui nghen…