Văn chương & Tư tưởng I-03.

Mặc cảm Ywơn/ Cham bao giờ vẫn có. Cũng hành vi, thái độ đó, lời nói đó… nếu là Chăm với nhau thì không ai đoái tới cả. Nhưng nếu Kinh thì vấn đề dân tộc được đặt ra và làm rùm beng lên. Cả mình cũng thế, mặc dù trên phương diện cá nhân mình không bao giờ để bị mặc cảm này chi phối hay thao túng – nó quá nhỏ bé với mình. Tình tự dân tộc, ai có thể vượt qua?
Người ta có thể từ chối nó, cho nó là không có, giả vờ tự lường gạt, nhưng đó là cái có thật, dù phi nhân bản.
Trong hôn nhân dị chủng, phần thiệt luôn thuộc phía kẻ yếu. Kẻ yếu bị mặc cảm dày vò: khi đối tượng to tiếng, khi đứa con bất trị, khi cha mẹ vợ (hay chồng) có thái độ hất hủi thường tình và muôn ngàn hệ hụy khác. Chăm nào hoàn cảnh đó đã vượt qua?
(1980)

Thêm: Albert Camus: Tôi chỉ viết ra cái chua chát, cay đắng đã bị vượt bỏ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *