Góp ý ngắn cho Sách ngữ văn Chăm cấp Tiểu học.
Bài này chỉ là vài ghi chú ngắn, được viết vào năm 2003, nay đăng lại nguyên văn để giúp mọi người người khảo.
1. Về lối viết CŨ và MỚI và Văn bản cổ:
Đến lớp Bốn và lớp Năm, cần dành một số tiết nhất định để các em làm quen với lối viết CŨ. Theo tôi, 2 tiết là đủ. Thêm 2 tiết nữa cho các em làm quen với chính văn bản chép tay cổ: 3-5 loại khác nhau. Giáo viên giải thích lí do tại sao như vậy, như vậy…Mục đích để các em khỏi bở ngỡ khi đi vào cuộc sống chữ nghĩa, hoặc trường hợp “bị” tra vấn về chữ nghĩa của ông bà.
Về phía giáo viên cũng vậy. Có lẽ không có nhiều giáo viên có nhiều kinh nghiệm đọc lối viết khá khác nhau ở văn bản cổ. Để giáo viên tự tin khi lên lớp, hay để khắc phục chuyện “giáo viên dạy tiếng Chăm không biết chữ Chăm”, như vài người cho là thế, giáo viên phải được trải qua khóa nâng cao thường xuyên.
2. Chính tả & Ngữ pháp tiếng Chăm:
Đây là 2 điểm khá cam go.
Lang likuk và phụ âm cuối có tác dụng khu biệt nghĩa là trường hợp mọi người học chữ Chăm hay phạm phải. Ngoài yêu cầu học thuộc lòng, cần dạy một số bí quyết cho giáo viên và giáo viên lại cho học sinh ở cuối cấp.
DI trong câu văn Chăm cũng vậy. Bỏ từ này, câu văn thường mất hết ý nghĩa hay lạc sang nghĩa khác. Phần ngoại khóa nên đưa rất nhiều ví dụ về trường hợp này.
3. Vay và chuyển âm tiếng Việt sang tiếng Chăm:
Khi bí chữ, Ban biên soạn sách chữ Chăm và hầu hết người Chăm có khuynh hướng dịch, lắm lúc khó đạt yêu cầu; cũng đã có người đề nghị vay mượn tiếng Mã Lai gần gũi với tiếng Chăm. Theo tôi phương thức sau rất không thực tế. Tại sao chúng ta không vay mượn thẳng tiếng Việt (chúng ta nói hàng ngày và chẳng trở ngại cho việc dạy và học hay giao tế) chuyển âm sang âm tiếng Chăm. Trường hợp này ông bà ta đã từng ứng dụng và không thể nói là không hay:
TR thay bằng KL: trưởng = klơng.
V thay bằng BI: Võ = Biok, Vở = Biơk. Đây không phải lai căng gì cả mà âm này tiếng Việt miền Trung mượn từ tiếng Chăm, bây giờ mình “lấy” lại!
Thật vô ích, khi ta cứ dịch còn bà con thì cứ vay mượn tiếng Việt.
4. Tục ngữ – Ca dao hay trích đoạn văn chương cổ:
Phần này được đưa vào Sách ngữ văn không được nhiều. Có thể thay một số bài thơ, bài văn mới sáng tác chưa được xuất sắc bằng Tục ngữ – Ca dao hay trích đoạn văn chương cổ. Đây vừa là cách hay nhất dạy con em cách nói, lối suy nghĩ dân tộc, và nhất là trực tiếp dạy các em biết trân quý vốn cổ cha ông.
Neu ong noi vay, dung day tieng Cham cho mat cong, day thang tieng Viet luon di ong oi.
Rat dong y voi Sara la khi bi chu,tuyet doi khong nen dich tu tieng Viet sang tieng Cham[dich la phan boi nhu nguoi Phap noi]ma chung ta nen vay thang tieng Viet roi chuyen am qua tieng Cham nhu to tien Cham da lam [tr=kl; uong=on; v=bi vv…].Xin chan thanh cam on nhung nguoi ca doi cong hien cho ngon ngu chu viet Cham.
Rat dong y voi Inrasara la khi bi chu,tuyet doi khong nen dich tu tieng Viet sang tieng Cham vi dich la phan boi nhu nguoi phap thuong noi: traduire c’est trahir.Chung ta nen vay thang tieng Viet roi chuyen am sang tieng Cham nhu to tien Cham da lam theo quy luat ngon ngu Cham.Vi du TR[viet]=KL[cham]: LUONG TRI=LONG KLI.Vi du khac,V[viet]=BI[cham]: VA=BIAK vv…Nhan day,xin tri on nhung tri thuc Cham mot doi cong hien cho ngon ngu chu viet Cham.
Anh Quảng Đại Thính, hiệu trưởng Trường cấp Hai thuộc Huyện Ninh Phước đã phát biểu về Inrasara rất ý nghĩa, trong phim Inrasara, nhà văn hóa Chăm:
“Tôi với Inrasara cùng quê, đồng môn. Inra thông minh đặc biệt. Anh là người sống giản dị và rất khiêm tốn, không ham danh lợi địa vị. Anh đã làm đưcợ nhiều việc rất lợi ích cho cộng đồng. Tôi chỉ xin nói về một khía cạnh nhỏ. Lúc đó khi biết Inra giỏi tiếng (chữ) Chăm, tôi cũng học và học ở anh rất nhiều. Năm 1975, Inra cùng nhóm bạn chúng tôi mở khóa dạy tiếng Chăm 2 tháng ở quê nhà cho gần 70 học viên thuộc nhiều lứa tuổi và trình độ khác nhau. Sau khóa học, mọi người đọc thông viết thạo chữ Chăm, ngâm đọc được các trường ca Chăm. Anh Inra đã sáng tác trường ca để dạy cho khóa học. Không biết anh còn nhớ không, tôi thì thuộc lòng. Tôi xin đọc…