Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr ở Ninh Thuận
của Phan Quốc Anh
Viện Văn hóa Thông tin và Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2006.
Số trang: 462 trang; Khổ 14.5-20.5cm; 27 ảnh minh họa và các bản vẽ.
Giá bìa: 49.000đồng.
Đây là tác phẩm đầu tiên đề cập đến vấn đề này trong các công trình giới thiệu văn hóa Champa, được hoàn chỉnh từ luận án Tiến sĩ đã được nhạc sĩ này bảo vệ thành công xuất sắc tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước. Với độ dày dặn cùng thao tác nghiêm túc thể hiện trong tác phẩm, đủ chứng tỏ tác giả Phan Quốc Anh đầu tư công sức vào công trình này như thế nào!
“Nghiên cứu văn hóa Chăm nói chúng và nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr nói riêng không phải là một việc đơn gián, do vậy, thật đáng trân trọng những đóng góp của Tiến sĩ Phan Quốc Anh” (Lời giới thiệu của Viện Văn hóa Thông tin).
Việc “Nhìn lại tình hình nghiên cứu” (chươngI) trước 1954 và sau 1975, hay “Người Chăm Ahiêr ở Ninh Thuận” (chươngII), có thể với những người quan tâm đến văn hóa-xã hội Chăm, dù cần thiết nhưng nó đã hơi cũ; nhưng ở phần chính – chươngIII: Những nghi lễ vòng đời người qua các phân tích vũ trụ luận, nhân sinh quan Chăm và những nghi thức trong ba giai đoạn sinh, trưởng thành và tử, là rất thiết yếu. Chính nó mang tính quyết định thành hay không thành công của công trình mang tính khai phá này.
Và theo tôi, Phan Quốc Anh đã khá thành công, dù đôi chỗ người đọc lấy làm tiếc cho công trình: anh hơi sơ lược, tạo sự hụt hẫng.
Chính từ phân tích này và qua nhận định khá sâu giá trị và hạn chế trong nghi lễ vòng đời người Chăm Ahiêr, với tư cách vừa là nhà khoa học vừa là nhà quản lí văn hóa, anh còn giúp nhà quản lí định hướng, đề xuất giải pháp bảo tồn, làm giàu và phát huy những giá trị văn hóa Chăm trong giai đoạn đất nước hội nhập.
Như vậy, song hành với việc nghiên cứu ngôn ngữ (các công trình của Bùi Khánh Thế và Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam – Đông Nam Á), dạy tiếng-chữ (Ban biên soạn scáh chữ Chăm); bên cạnh việc phổ biến các công trình nghiên cứu và dịch thuật tác phẩm văn học cổ điển và văn học dân gian (các tác phẩm của Inrasara); cùng với Ngô văn Doanh và Sakaya,… Phan Quốc Anh đã từng bước nghiên cứu theo chiều sâu vấn đề phong tục tập quán Chăm, được xem là những viên gạch vững chắc nhất góp phần khôi phục nền văn hóa-văn minh Chăm, bộ phận quan trọng của nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam.
Nhan xet: “anh hoi so luoc” đoi voi cong trinh “nghi le vong doi cua nguoi Cham Ahiêr o Ninh Thuan cua TS Phan Quoc Anh co “sat” lam ko? vi theo toi, day la mot cong trinh day cong suu tam, dien da va trinh bay qua cong phu, ti mi den tung chi tiet cua le thuc. Tac gia la nguoi “yuon” ma hieu sau ve phong tuc tap quan cua nguoi Cham den nhu vay thi cung that hiem co. Ong vua la mot nhac si, vua nha quan ly van hoa ma chịu kho nghien cuu phong tuc tap quan Cham den nhu vay _ that dang tran trong
mong muon tim hieu van hoa cham tu inrasara.com(0983934804)
tai sao nguoi Cham lai chia lam hai dao: ba ni va ba cham?