Inrasara
Lễ tẩy trần tháng Tư – The Purification Festival in April
Thơ song ngữ Anh – Việt, Nxb.Văn Nghệ, Tp. HCM, 2005.
Số lượng in: 1.000cuốn.
180 trang, khổ 14,5 X 20,5cm. Giá bìa: 30.000đồng.
Phát hành tại nhiều hiệu sách ở các thành phố lớn, và:
127 Bùi Viện – quận1 – Tp.HCM.
Ngô Tân
Xuất bản Lễ tẩy trần tháng Tư bằng Anh ngữ
Vanchuongviet.org, 03.2006.
Nxb.Văn nghệ Tp.Hồ Chí Minh 2005 vừa cho ra tuyển thơ mới nhất Lễ tẩy trần tháng Tư của nhà thơ dân tộc Chăm – Inrasara, gồm 24 bài ngắn và một trích đoạn trường ca.
Mỗi bản tiếng Việt đều có bản tiếng Anh đi kèm, do các dịch giả Nguyễn Tiến Văn & Chương Đài, Đinh Linh, Jalau Anưk, Phan Nhiên Hạo, Quang Cẩn thực hiện.
Trên đường “đi ra thế giới”, nhiều nhà thơ ta đã tự tìm lối riêng cho mình, thoát khỏi cái “trường” hạn hẹp của tiếng Việt. Công việc này đến nay vẫn chỉ là hành động ngẫu hứng, tùy thuộc vào cơ duyên của mỗi tác giả.
Đến bao giờ mới có một chương trình được định hướng hẳn hoi, có đầu tư xứng đáng để đưa những giá trị thơ ca Việt Nam đương đại đến với công chúng toàn cầu, ít ra cũng là trong thế giới Anh ngữ?
Dư luận
*
Lễ tẩy trần tháng Tư, thật sự là một cuộc giác ngộ trong thơ anh, thoát hết khỏi những ràng buộc khôn ngoan của câu chữ, khỏi thứ mĩ cảm chung chung (…) Một tìm tòi lối thể hiện mới khá thuyết phục, không hũ nút, không cố tình khác người và dường như có một qui chuẩn chung: không thoát li khỏi những cảm xúc thật của tác giả.
Khánh Phương, Báo Thể thao-văn hóa, số61, 01.08.2003.
*
Với Lễ tẩy trần tháng Tư, Inrasara đã nỗ lực làm mới thể loại thơ tự do với nhiều suy tưởng độc đáo.
Báo Phụ nữ Tp.HCM, 05.10.2002.
*
Với Lễ tẩy trần tháng Tư, Inrasara đã chín đầy, chữ nghĩa giàu có tuôn đổ dễ dàng tự nhiên như suối nguồn. Trong trẻo và minh triết. Hấp dẫn vì phía ẩn khuất của bề sâu tư tưởng, gợi nhớ R.Tagore, nhưng thật hiện đại mới mẻ.
Hoàng Thiên Nga, Báo Tiền phong, 17.09.2003.
*
Lễ tẩy trần tháng Tư của Inrasara mới lạ ở những suy tư và ngẫm nghĩ phát đi từ một gốc hồn Chăm của nhà thơ đào sâu vào vốn văn hóa dân tộc mình để nghĩ rộng ra những vấn đề chung của đất nước, của thời đại. Thơ Inrasara có nhiều tìm tòi đổi mới cách nói, cách cảm.
Thạch Linh, Báo Thể thao-văn hóa, số104, 30.12.2003.
*
Lễ tẩy trần tháng Tư thực sự là một bước tiến của Inrasara. Với tập thơ này, anh xứng đáng là một trong những giọng thơ cách tân nhất hiện nay.
Nguyễn Hoàng Sơn, Báo Tiền phong chủ nhật, số01.2004.
*
Trong số các tác giả đoạt giải thưởng lần này, gây chú ý nhất là nhà thơ Chăm Inrasara với tập thơ Lễ tẩy trần tháng Tư. Điều khiến nhiều người ngạc nhiên: anh là thơ dân tộc thiểu số đầu tiên hai lần được giải thưởng này.
Tuần báo Công giáo & Dân tộc, số1440, 08.01.2004.
*
Lễ tẩy trần tháng Tư … không những đã góp phần làm cho thi đàn thêm sinh sắc mà còn là sư sàng lọc khá kĩ càng của Hội Nhà văn trước một “biển thơ” được xuất bản năm 2002.
Nguyễn Hòa, VietNamNet, 06.01.2004.
*
Với Lễ tẩy trần tháng Tư, Inrasara đã đạt tới niềm khoái cảm tự do đầy bình tĩnh của một thi sĩ. Từ Tháp nắng, bằng 6 năm trần mình trong lao động thi ca, nhà thơ này đã vững đứng trên một đỉnh cao mới của chính anh. Vừa cô đặc vừa đầy ắp, tràn ngập hình ảnh đời sống quá khứ và hiện tại, cùng với vận động không ngừng về phía trừu tượng…. Inrasara đã tạo dựng một hệ thống thi pháp riêng. Có thể nói dài về những đóng góp của anh vào thơ Việt hiện đại; một thi sĩ Việt trăm phần trăm, nguồn gốc Chăm trăm phần trăm, không xa lạ với những luồng sáng di chuyển của văn hóa, văn chương, thi ca hôm nay. Hoan nghênh người nghệ không chỉ vào tháng Tư mới hành lễ tẩy trần, anh tẩy trần và tẩy trần liên thông trong đạo-sáng-tạo.
Trúc Thông, Báo Thơ, số7.8.2004.
*
Thế giới thơ của Inrasara, một thế giới nhiều ẩn ngữ, nhưng cũng tràn hạnh ngộ!
Trần Nhã Thụy, Báo Văn nghệ Công an, 10.2005.
*
Người đọc có thể cảm nhận được hơi thở Champa, linh hồn Champa và một phong cách Inrasara hoàn toàn rõ nét. Lễ tẩy trần tháng Tư còn có bóng dáng, tâm trạng của một “loài chim di thê”, đó là sự cô đơn của người sáng tạo nghệ thuật, của một cá thể nhạy cảm, cô đơn ngay cả trong đám đông.
Chu Nguyên Long, Báo Quốc tế, số Xuân 2006.
*
Inrasara đã tạo ra chân dung mình cùng giọng điệu ảnh hưởng vào thế giới đang sống của chúng ta… Những lời thơ có sức mạnh và bay bổng lạ kỳ. Nó làm cho chúng ta thực sự bị thuyết phục và sung sướng trước sự linh nghiệm của thơ.
Trần Nhã Thụy, Tc.Tài hoa trẻ, Số253.2003.
*
Theo dõi có hệ thống và được nhìn thấy sự phát triển vượt bậc về cảm xúc, cũng như kĩ thuật của nhà thơ lại là một vinh dự lớn hơn. Inrasara không chết bởi những bó hoa cũ…
Lý Đợi, “Đọc Lễ tẩy trần tháng Tư” của Inrasara.
*
Rất gần gũi mà rất hiện đại. Rất mộc mạc mà rất trí tuệ…
Inrasara rất ý thức tìm kiếm và chịu làm mới. Về ngôn ngữ, đã thấy anh chăm chút đến từng hơi thơ, khoảng cách sống giữa chữ, nghĩa. Những con chữ đã biết vươn ra một cách tự nhiên hơn và bám rễ vào hồn người.
Nguyễn Vĩnh Nguyên, Tc.Kiến thức ngày nay, số443.2002.