(song ngữ Anh – Việt)
The people and culture of Champa
At the end of second century in the Common Era (CE), the Kingdom of Champa – then under the name of Linyi or Lâm Ấp was formed along the coastal areas of present Vietnam, from Harok Kah Dhei to Pangduranga (from Quang Binh to Binh Thuan of present Vietnam) – with the ups and downs of history, the boundaries of the Kingdom of Champa was gradually restricted toward the South then disappeared completely in the first half of the 19th century. Even though after 17 centuries of birth, growth, and survival, the kingdom of Champa is nolonger in existence, but its civilization and culture are still slendidly present, together with over 150,000 people of Champa origin spreading over the cultural and Southern parts of Vietnam. They are in co-existence with 53 other ethnic peoples on the S-shaped territory of present day Vietnam.
The language of Champa
The language of Champa belongs to the linguistic family of malayo-polinesians. Within the region, the basic vocabulary … of Champa is fundamentally shared with the peoples of Malaysia, Indonesia, Brunei… Within Vietnam, the language of Champa is of the same family with the languages of Ede, Churu, Raglai in the highlands. In the course of history, together with the above-mentioned peoples in Southeast Asia, Champa accepted the culkture of India, and then the culkture of Islam as well as the languages and writings of Sanskrit and Arabic into the literature and writing of Champa.
The literature of Champa
Champa is best known through the Myson sanctuary near Danang and clusters of holy towers sparsely located along central Vietnam through its sculpture, dance, and traditional handicrafts as pottery and textile. Meanwhile its literature is totally hidden. At the beginning of the 20th century, some legends and stories of Champa were collected and translated by French scholars such as E.Aymonier, A.Lands, M.Durand, P.Mus… And in the second half of that century, the efforts of G.Moussay and ThienSanhCanh introduced several classical works of Champa such as Akayet Dewa Muno, Ariya Glong Anak, Ariya Nau Ikak… to the world.
Up until 1995, when Inrasara published The literature of Champa: Outline and selections of over 1000 pages, the literature of Champa first presented its general silhouette and structure. Beside the general introduction, Inrasara translated and introduced a number of important literary documents:
In popular oral literature:
300 panwoc yaw/proverbs
50 panwoc padau/puzzles
80 panwoc padit/folksongs, and kadha rinaih dauh/children’s folksongs
15 damnuy/ritual chants
In written literature:
– akayet/historical epics: Dewa Muno, Um Murup.
– ariya/lyrical long poems: Ariya Bini – Cam, Ariya Cam – Bini, Ariya Xah Pakei.
– ariya/historical long poems: Ariya Glong Anak, Ariya Ppo Parong, Ariya Ppo Cong, Ariya Twon Phaw, Pauh Catwai.
– ariya patauw adat/family educational poems: Ariya Patauw Adat Likei, Ariya Patauw Adat Kamei, Ariya Muk Thruh Palei.
– ariya/philosophial poems: Ariya Nau Ikak.
But still that is not enough. The literature of Champa is revealed less than half of its face and the treasure is largely hidden.
In every family of the elite of Champa, a wooden box of several literary manuscripts called ciet is lovingly preserved. Literature is the spiritual food of all classes, but the maintenance is poorly protected and time is the enemy of all material hand-made products. Moreover, the decrease of enthusiasm toward ancestors’ legacy among the young generation discourages them from copying the worn-out manuscripts as in the old time. Such are some of the main reasons for the paucity of Cham documents.
Realising that danger, Inrasara takes charge of the editing of the new literature of Champa under the general title of the Collection of Champa literature in 10 volumes, and about 5,000 pages, gradually to be published in the course of 2005 to 2010.
Vol.1 – Outline: The Itinirary of 17 centuries of the literature of Champa including all genres and modern works
Vol.2 – Historical epics: 3 akayet, Dewa Muno, Inra Patra, Um Murup.
Vol.3 – Lyrical long poems: Ariya Bini – Cam, Ariya Cam – Bini, Ariya Xah Pakei,…
Vol.4 – Historical long poems: Glong Anak, Ariya Twon Phauw, Ariya Ppo Parong.
Vol.5 – Family educational poems & philosophical poems: Ariya Patauw Adat Likei, Ariya Patauw Adat Kamei, Ariya Muk Thruh Palei, Ariya Nau Ikak, Pauh Catwai.
Vol.6 – Ritual chants: 30 damnuy by mudwon, kadhar selected.
Vol.7 – Proverbs and folksongs: 300 proverbs, 100 folksongs and children folksongs, 80 puzzles, appendix of 900 idioms
Vol.8 – Stories: 100 folk stories, 50 comic stories
Vol.9 – Contemporary poetry of Champa (in Cham and Vietnamese)
Vol.10 – Contemporary proze of Champa (short stories, sketches…)
The collection of Champa literature
Follows all the criteria of a scientific research work, every work is presented in its original akhar thrah characters, with the latin transliteration, the literal Vietnamese translation, the Vietnamese poetic translation, the Vietnamese poetic translation, a comparative study of versions, notes, index with the reproduction of the original manuscripts and the indispendsable introduction to each work.
We expect that with the realization of this collection, not only the community of Champa people but the readers throughout the country and the world would have the opportunity to get into contact with the heritage of Champa and contrbute to the preservation of the spiritual legacy of Vietnam and the human kind.
Dân tộc và văn hóa Chăm
Vào cuối thế kỉ II sau Công nguyên, Vương quốc Champa – lúc ấy được gọi là Lâm Ấp hay Linyi – được thành lập, chạy dọc từ Harơk Kah Dhei đến Panduranga (từ Quảng Bình đến Bình Thuận ngày nay). Qua những bước thăng trầm của lịch sử, biên giới của Vương quốc bị thu hẹp dần về phía Nam để sau đó biến mất hẳn vào đầu thế kỉ XIX. Mặc dù Vương quốc Champa, sau mười bảy thế kỉ sinh thành và tồn tại không còn nữa, nhưng nền văn minh-văn hóa Champa vẫn còn đó. Cùng có mặt với nền văn minh-văn hóa ấy là hơn 150.000 dân Chăm đang sinh sống rải rác khắp miền Trung và Nam Việt Nam. Dân tộc ấy đang sống hòa đồng cùng với 53 dân tộc anh em khác trên giải đất hình cong chữ S này.
Ngôn ngữ Chăm
Tiếng Chăm thuộc ngữ hệ Mã Lai – Đa đảo. Trong phạm vi khu vực, vốn từ cơ bản của Chăm đa phần giống tiếng Malaysia, Indonesia, Brunei, …Ở trong nước, tiếng Chăm cùng ngữ hệ với tiếng Êđê, Giarai, Churu, Raglai. Trong quá trình lịch sử, cũng như các nước Đông Nam Á trên, Champa tiếp nhận nền văn hóa Ấn Độ, sau đó là hóa Hồi giáo, cùng với hai nền văn hóa lớn này là Phạn ngữ lẫn ngôn ngữ thuộc văn hóa Hồi giáo du nhập vào văn chương chữ nghĩa Chăm.
Văn học Chăm
Nhắc đến Chăm hay Champa, người ta chỉ hay nói đến Thánh địa Mĩ Sơn và các cụm tháp tọa lạc suốt dải đất miền Trung, hoặc một nền điêu khắc cùng các điệu múa cùng nghề thủ công cổ truyền như gốm hay dệt thổ cẩm. Trong khi nền văn học của dân tộc đó còn hoàn toàn khuất lấp. Ở đầu thế kỉ trước, rải rác vài truyền thuyết và truyện cổ được sưu tầm bởi Aymonier E., Landes A., Durand E.M., Mus P….. Rồi vào hậu bán thế kỉ XX, Moussay G. và Thiên Sanh Cảnh mới chỉ giới thiệu vài tác phẩm cổ điển như: Akayet Dewa Mưno, Ariya Glơng Anak, Ariya Nau Ikak,...
Mãi vào năm 1995, khi Inrasara xuất bản bộ Văn học Chăm, khái luận-văn tuyển với hơn ngàn trang, văn học Chăm mới hiện diện tương đối rõ nét và có hệ thống hơn. Ngoài Phần khảo luận, Inrasara đã dịch và giới thiệu được một số tư liệu văn học quan trọng:
Về văn học dân gian: 300 câu Panwơc yaw/Tục ngữ, 50 Panwơc pađau/câu đố; 80 bài Panwơc pađit, Kadha rinaih dauh/Ca dao, đồng dao; 15 Damnưy/Tụng ca.
Về văn học viết: Akayet/Sử thi Dewa Mưno, Um Mưrup; Trường ca trữ tình: Ariya Bini Cam, Ariya Cam – Bini, Ariya Xah Pakei; Thơ thế sự: Ariya Glơng Anak, Ariya Ppo Parơng, Ariya Ppo Cơng, Ariya Twơn Phauw, Pauh Catwai; Gia huấn ca: Ariya Patauw Adat Likei, Ariya Patauw Adat Kamei, Ariya Muk Thruh Palei; Thơ triết lí: Ariya Nau Ikak.
Như thế vẫn chưa đủ! Có thể nói văn học Chăm chỉ lộ bày nửa phần khuôn mặt của mình. Trong khi kho tàng còn khá lớn ẩn chứa bao gia sản quý giá!
Trong bất kì Ciet sách nào của gia đình nào còn lưu trữ được đến ngày nay đều có mặt vài ba tác phẩm văn học.Văn học là món ăn tinh thần của mọi thành phần xã hội. Thế nhưng tình trạng bảo quản lại càng sơ sài hơn. Vì là một sản phẩm được bảo trì bằng vật liệu, nên chúng dễ bị thời gian hủy hoại. Bên cạnh đó, sự giảm sút lòng nhiệt tình với di sản cổ nhân để lại ở thế hệ trẻ ngày nay khiến cho họ không sẵn sàng sao lại các tư liệu từ các pho sách đã nhàu nát như các cụ ngày xưa nữa. Đó là vài nguyên nhân chính dẫn đến sự khan hiếm tư liệu Chăm nói chung.
Nhận thấy nguy cơ đó, Inrasara chủ trương biên soạn bộ văn học Chăm mới, có tên goi chung là: Tủ sách Văn học Chăm 10 tập, khoảng 5.000 trang sách, tuần tự ra mắt trong 5 năm: 2005-2010:
T.1. Khái luận: Hành trình 17 thế kỉ văn học Champa, bao gồm mọi thể loại và Về sáng tác văn học Chăm hiện đại.
T. 2. Sử thi: 3 Akayet/sử thi: Dewa Mưno, Inra Patra, Um Mưrup.
T. 3. Trường ca trữ tình: Ariya Bini – Cam, Cam – Bini, Ariya Xah Pakei, Ariya Mưyut.
T. 4. Thơ thế sự: Glơng Anak, Ariya Twơn Phauw, Ariya Ppo Parơng.
T.5. Gia huấn ca & Triết lí: Ariya Patauw Adat Kamei, Adat Likei, Muk Thruh Palei, Ariya Nau Ikak, Pauh Catwai.
T.6. Damnưy: 30 Damnưy Mưdwơn, Kadhar chọn lọc.
T.7. Tục ngữ-ca dao: 300 câu tục ngữ, và 100 bài ca dao, đồng dao, 80 câu đố.
– Phụ lục: 900 thành ngữ Chăm.
T.8. Truyện cổ: 100 câu chuyện cổ tích, 50 truyện cười.
T.9. Thơ hiện đại Chăm (Việt và Chăm ngữ) :
T.10. Văn hiện đại Chăm (truyện ngắn, bút kí,…):
Tủ sách văn học Chăm đáp ứng đầy đủ tiêu chí của một công trình nghiên cứu khoa học: mỗi tác phẩm đều được in nguyên tác akhar thrah, chuyển tự Latin, dịch nghĩa, dịch thơ, đối chiếu dị bản, chú thích, và phần Index; bên cạnh – có cả bản chép tay nguyên gốc và, dĩ nhiên: không thể thiếu Phần dẫn nhập.
Hi vọng Tủ sách văn học Chăm sau khi hoàn thành, sẽ giúp chẳng những cộng động Chăm thôi mà còn cả công chúng độc giả trong nước và thế giới rãi biết đến nền văn học này, góp phần bảo tồn giá trị tinh thần của đất nước Việt nam và của nhân loại.