Nxb.Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1994.
396 trang, khổ 14x20cm.
Không đề giá bán.
VĂN HỌC CHĂM
Khái luận
mục lục
– Lời giới thiệu của Nguyễn Tấn Đắc.
– Lời nói đầu.
– Những chữ viết tắt.
Chương I. Con đường tìm đến văn học Chăm
I.1. Đặt vấn đề.
I.2. Công tác sưu tầm và nghiên cứu văn học Chăm.
I.3. Sinh hoạt văn học của người Chăm ngày nay.
I.4. Tư liệu văn học Chăm, thực trạng.
I.5. Tiêu chí phân biệt tác phẩm văn học.
I.6. Xác định một số thuật ngữ văn học được dùng trong Văn học Chăm.
I.7. Thể thơ ariya Chăm.
I.8 Vấn đề khuyết danh của các sáng tác văn chương Chăm.
I.9. Đi tìm phương pháp tiếp cận, nghiên cứu.
I.10. Ngôn ngữ Chăm.
I.11. Hai thời kì lịch sử lớn của văn học Chăm.
I.12. Dàn bài khảo luận.
Chương II. Văn học dân gian Chăm
II.1. Damnưy – Dalikal / Thần thoại – Truyền thuyết – Chuyện cổ tích.
II.2. Panwơc yaw – Panwơc pađau / Tục ngữ – Câu đố.
II.3. Panwơc Pađit / Ca dao, Kadha rinaih dauh / Đồng dao.
II.4. Các loại hát dân gian khác.
Chương III. Văn học viết Chăm
III.1. Akayet – Sử thi.
III.1.a. Akayet Dewa Mưno.
III.1.b. Akayet Inra Patra.
III.1.c. Akayet Um Mưrup.
III.1.d. Akayet Pram Dit Pram Lak.
III.2. Thơ ca trữ Tình
III 2.a. Ariya Bini – Cam.
III.2.b. Ariya Cam – Bini.
III.2.c. Ariya Xah Pakei.
III.2.d. Các tác phẩm khác: Ariya Mưyut, Ariya Nưsak Asaih,
Ariya Ppo Thien và Ariya Kei Oy.
III.3. Thơ thế sự
III.3.a. Ariya Glơng Anak.
III.3.b. Pauh Catwai.
III.3.c. Ariya Twơn Phauw.
III.3.d. Ariya Ppo Parơng.
III.4. Gia huấn ca
III.5. Thơ triết lí.
Chương IV. Văn học Chăm hiện đại (thay lời kết luận)
LỜI GIỚI THIỆU
Đã có nhiều sách báo viết về, lịch sử ngôn ngữ văn hóa xã hội nhưng hay còn ít những công trình dành cho lịch sử văn học Chăm. Như vậy, thì một công trình lịch sử văn học Chăm đang là điều chờ đợi của công chúng rộng rãi cũng như giới chuyên môn. Vì lẽ đó, cuốn Văn học Chăm, khái luận – văn tuyển của Inrasara là một bổ sung quan trọng cho vốn hiểu biết chung về di sản tinh thần của người Chăm.
Trước đây, lẻ tẻ cũng có sưu tầm, giới thiệu một số truyện kể, văn phẩm của Chăm nhưng đây là lần đầu tiên văn học Chăm được thống kê các thể loại, những tác phẩm tiêu biểu, và những phán đoán về thời kì ra đời của chúng…
Việc nghiên cứu để tạo dựng lại toàn bộ đời sống văn học của một nền văn hóa chưa trải qua kĩ thuật in ấn xuất bản như của Chăm là một điều cực kì khó khăn. Tác giả phải bỏ gần hai mươi năm để thu thập tư liệu và hơn tám năm để làm việc biên soạn. Trong hơn 100 văn phẩm tác giả tiếp cận được (không kể văn học dân gian) chỉ có 6 dưới dạng in, còn lại thì 12 là bản ghi âm và 86 là bản viết tay. Tác giả đã làm việc như thế nào và phải có một tấm lòng như thế nào mới có thể đi đến được kết quả khích lệ hôm nay.
Vì vậy, tôi xin trân trọng giới thiệu tác phẩm này với bạn đọc, tin rằng nó sẽ được đón nhận như một tin vui lớn, không những trong cộng đồng người Chăm, trong các tộc người trên đất Việt Nam mà cả trong giới chuyên môn trên thế giới.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 11 năm 1993
Nguyễn Tấn Đắc
LỜI NÓI ĐẦU
Cuốn Văn học Chăm, khái luận – văn tuyển này gồm hai phần:
1. Phần khái luận: trình bày khái quát tiến trình phát triển của văn học Chăm từ khởi thủy đến hiện đại, cả văn học dân gian lẫn văn học viết.
2. Phần văn tuyển: trích dịch văn học Chăm sang tiếng phổ thông như một minh họa cần thiết cho phần trên. Phần này được trình bày như sau:
– Câu ghi bằng chữ akhar thrah chuyển tự sang chữ cái Latin. Hệ thống chuyến tự được dùng trong Từ điển Chăm – Việt do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam – Đông Nam Á thuộc Trường Đại học Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh chủ trì biên soạn (đã in năm 1995).
– Phần dịch sang tiếng Việt: chúng tôi cố gắng theo sát nguyên bản nhưng đôi khi phải dịch thoát. Riêng với các từ có thể gây nhầm lẫn với độc giả chưa làm quen với văn học Chăm, sẽ có các chú thích ở dưới.
Ngoài ra chúng tôi sẽ có một bản phụ lục liệt kê toàn bộ các văn bản chép tay văn học Chăm sưu tầm được từ nhiều nguồn khác nhau, bên cạnh là bản phụ lục ghi bằng akhar thrah – chữ Chăm truyền thống các tác phẩm được tuyển dịch.
Viết cuốn Văn học Chăm, khái luận – văn tuyển này, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ về mặt tư liệu của các vị và các bạn, trong đó có vài vị đã quá cố:
– Ông Than Tiơng, Mĩ Nghiệp – Ninh Thuận, quá cố.
– Ông Huỳnh Phụng, Mĩ Nghiệp – Ninh Thuận, –
– Ông Kadhar Gam Muk, Phước Lập – Ninh Thuận, –
– Ông Lâm Nài, Phanrí – Bình Thuận, –
– Ông Bạch Thanh Chạy, Văn Lâm – Ninh Thuận, –
– Ông Nguyễn Tùng, Phước Nhơn – Ninh Thuận, –
– Ông Phú Văn Thiệt, Hiếu Thiện – Ninh Thuận, –
– Cả sư Hán Bằng, Mĩ Nghiệp – Ninh Thuận, còn sống.
– Ông Mưdwơn Hán Phải, Chung Mĩ – Ninh Thuận, –
– Ông Bá Văn Có, Hữu Đức – Ninh Thuận, –
– Ông Lương Đắc Có, Phanrí – Bình Thuận, –
– Ông Lưu Ngọc Hiến, Mĩ Nghiệp – Ninh Thuận, –
– Ông Thiên Sanh Sở, Hiếu Thiện – Ninh Thuận, –
– Ông Mưdwơn Lai, Phanrí – Bình Thuận, –
– Ông Kadhar Đình, Phanrí – Bình Thuận, –
– Ông Trượng Văn Sinh, Hữu Đức – Ninh Thuận, –
– Ông Sử Văn Ngọc, Vĩnh Thuận – Ninh Thuận, –
– Ông Thuận Ngọc Liêm, Phú Nhuận – Ninh Thuận, –
– Bạn Kinh Duy Trịnh, Tuy Phong – Bình Thuận, –
– Bạn Lưu Văn Đảo, Hữu Đức – Ninh Thuận, –
Tập này cũng được nhân sĩ trí thức Chăm: Nguyễn Văn Tỷ, Quảng Đại Tựu và Từ Công Tấn đọc và có những đóng góp ý kiến xứng đáng. Nhân dịp công trình này ra đời, chúng tôi chân thành ghi nhận công lao của các vị và các bạn. Sau cùng, chúng tôi xin tỏ lòng biết ơn giáo sư Nguyễn Tấn Đắc đã đọc bản thảo và đóng góp í kiến quý báu.
Inrasara
Dư luận – trích
*
Giải thưởng này muốn gây sự chú ý đến một công trình có giá trị lớn về mặt khoa học, cũng như khích lệ Inrasara trên con đường nghiên cứu văn học Champa.
F.B.Lafont, Giám đốc CHCPI, Sorbonne.
*
Chỉ riêng lãnh vực văn học Inrasara đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa lớn… Bộ sách Văn học Chăm với cả ngàn trang của tác giả này là công trình đầy đủ và có hệ thống về di sản văn học của dân tộc này mà trước đó chưa từng có.
Bùi Khánh Thế, Hội thảo khoa học về Bảo tồn văn học cổ dân tộc ở Malaysia.
*
Sưu tầm được chừng ấy tư liệu đang nằm rải rác trong các plây Chăm thì đã khó. Càng khó hơn nữa là đọc và hiểu được các bản chép tay ấy… Dịch các tác phẩm văn học cổ của dân tộc mình sang tiếng phổ thông như Inrasara không phải là điều ai cũng làm được.
Báo Thanh niên, số58, 05.1995.
*
Trong số sách khảo cứu của Inrasara, Văn học Chăm – Khái luận bừng sáng như một viên ngọc. Đó là tác phẩm nghiên cứu công phu, đạt tới mức chuẩn mực khoa học cao nhưng được viết bởi bút pháp đầy chất thơ mang dấu ấn trí tuệ và tâm hồn của tác giả và cả một dân tộc.
Hà Văn Thùy, Tc.Văn hóa-văn nghệ Công an, số11.2000.
*
Muốn đánh giá chính xác và công bằng công trình của Inrasara thì cần phải có thời gian và con mắt chuyên môn. Ở đây, chúng tôi chỉ muốn nêu lên những ghi nhận bước đầu: Sưu tầm được một nguồn lớn tư liệu văn học quý giá như thế là 1 công lao đáng trân trọng. Hiểu và chuyển dịch các tác phẩm văn học cổ Cham sang tiếng Việt được như Inrasara là một bước thành công. Và điều đáng trân trọng hơn cả là tác giả đã đưa dẫn người đọc đi vào 17 thế kỷ của nền văn học dân tộc Champa đặc sắc và phong phú.
Tc.Thời văn, số07.1995.