Thơ & thơ Việt. TỪ BÀI THƠ CON CÓC ĐẾN “MẪU THÂN PHÙNG KHÁNH”

Tiểu luận “Thơ như là con cặc nứng” thu hút dư luận, là điềm lành. Trong khi không một nữ sĩ nào phản đối [họ kinh nghiệm và cảm nhận đúng nỗi quý ông như thế nào], thì ở đó xuất hiện vài cây bút nam tỏ ra căng thẳng, và làm dữ. Tôi có đề tặng thơ “ba cu” vui vẻ:

Có đôi văn sĩ nước nhà

Thích giàng đạo lí gọi là cù non

Văn chương hơi bị tí hon…

Tút này đảm bảo sang trọng chất lượng ISO-2030. Xin vào chuyện…

Continue reading

THƠ NHƯ LÀ CON CẶC NỨNG

Đó là bắt chước Nguyễn Quốc Chánh trích dẫn Derrida: “Nghệ thuật là một con cặc nứng”. Không chơi cũng chẳng đùa, mà thật. Với sáng tạo nghệ thuật, “một ngày 33 bài thơ” (Bùi Chát) hay “nhị cú tam niên đắc” (Giả Đảo) là chuyện thường. Không nứng thì chịu, nằn nì sao nó cũng không thể cựa quậy, còn xài tới Viagra thì đó đã là thứ thơ nhân [giả] tạo mất rồi.

Thơ trẻ hôm nay thiếu gì? Thiếu trường, nhóm thơ, thiếu ý niệm thơ mang tính “tàn phá”, từ đó thiếu chùm khuôn mặt khả thể tạo nên cuộc cách mạng.

1. Thiếu trường, nhóm thơ

Một cuộc cách mạng văn chương cần hội đủ bốn yếu tố. Trước hết, họ là người viết cùng thời, cùng quan điểm sáng tạo có khả năng dựng nên một trường thơ (như Trường Thơ Loạn đất Bình Định thời Tiền chiến); tiếp tới: họ biết lập ngôn cho hệ mĩ học sáng tạo của nhóm, của phong trào mình; thứ ba, nhóm thơ ấy có được diễn đàn độc lập; cuối cùng: cần lớp độc giả có tinh thần và tri thức sẵn sàng đón nhận tác phẩm của họ.

Continue reading

Đắc đạo Cham, tôi làm gì?-30. NGÔN NGỮ LÀ NGÔI NHÀ CỦA THI SĨ

Heidegger: Ngôn ngữ là ngôi nhà an cư của tính thể. Tư tưởng gia và thi sĩ, qua ngôn ngữ, tạo lập ngôi nhà cho mình, để cư ngụ. Tôi ý thức và ý hướng về nó từ rất sớm, ngay tuổi 15. Sự thể ngày càng lộ rõ hơn, mồn một.

25 tuổi, tôi tuyên to con:

“Khi tôi chỉ còn bóng tối làm bạn đồng hành…”

(“Bàn chân, Con đường, Bóng tối”, Tháp nắng-1996)

10 năm sau, tôi vặn nhỏ volume đi rất nhiều, nhưng ý hướng là một – không đổi:

Một câu tục ngữ – một dòng ca dao

nửa bài đồng dao – một trang thơ cổ

tôi tìm và nhặt

như đứa trẻ tìm nhặt viên sỏi nhỏ

(những viên sỏi người lớn lơ đãng dẫm qua)

để xây lâu đài cho riêng mình tôi ở

lâu đài một ngày kia họ ghé đụt mưa – chắc thế.

(“Ngụ ngôn của Đất”, Tháp nắng-1996)

Continue reading

Tiêu điểm-4. THIẾU CÔ ĐƠN, NHÀ PHÊ BÌNH LÂM BỆNH

Người đời sợ bị chê. Hàm ơn người ta dài dài, bị chê một miếng thôi đã thù hết đàng gỡ; tôi thì khác: rất mong được chê!

Đại bộ phận sinh linh Cham [cả Việt] ưa nỗi bầy đàn, khen chê hùa theo số đông, và rất ngán ai nói ý khác mình; trong khi dân Do Thái khuyến khích sự bày tỏ chính kiến KHÁC. Từ sinh hoạt nhóm nhỏ đến tố chức lớn, 9 người khẳng định “chân lí” thì thế nào cũng nẩy ra 1 kẻ nói ngược lại. Chúa dạy rằng trái đất vuông, tôi kêu nó tròn; 99% lắc đầu là không thể phục hồi quốc gia Do Thái, tôi nói có thể.

Continue reading

Giải trí cuối tuần. HOA HẬU, RỒI GÌ NỮA?

[hay. Đâu là lí tưởng của cô gái trẻ, đẹp Cham hôm nay?]

Sinh linh Cham nào đó làm được việc gì đó cho cộng đồng, cộng đồng có thể quên, chớ nhà văn, bạn không được quyền. Bởi nhà văn là kẻ lưu giữ kí ức dân tộc.

Viết URANG CHAM [về 40 nhân vật Cham], tôi không nhằm thêm đầu sách vào “sự nghiệp” của mình, mà là một ghi nhận, một tạ ơn, và một gợi hứng.

Về “nhân vật” trẻ nhất: QUA THỊ HỒNG LOAN, ở tiểu thuyết Hàng mã kí ức-2011, tôi viết:

Continue reading

Thơ & thơ Việt. THI SĨ TRÊN MÂY MÙ

Là thi sĩ nghĩa là ru vơi gió

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây” – Xuân Diệu.

Mơ mộng, mộng tưởng, tưởng tượng và liên tưởng là căn tính của thi sĩ. Chả có gì đáng nói. Phiền là, có kẻ thi sĩ mong được thiên hạ nhìn thấy mình đang mơ mộng, chiêm ngưỡng mình đang mơ theo trăng – để được gán nhãn hiệu là nòi thi sĩ chính hiệu con nai vàng!

Continue reading

Giải trí cuối tuần. THI ẢNH, TỪ HAY ĐẾN DỞ

Cuối tuần, thử chê 1 siêu sao Việt, 1 siêu sao Cham… chơi.

Phạm Duy mất, tôi có viết: Tân nhạc Việt Nam, Trịnh là thiên tài, còn vĩ đại phải là Phạm Duy. Thể tài đa dạng, ngôn từ phong phú, mà ông đụng đâu là sáng tới đó – phổ thơ là một. Thế nhưng vĩ đại thế nào cũng có lúc lầm sai.

Thơ Phạm Thiên Thư:

Thôi thì em chẳng yêu tôi

Leo lên cành bưởi nhớ người rưng rưng” (Trường ca Động Hoa vàng-1971)

Continue reading

Khi trái tim tôi thanh bình. TÔI SẼ ĐI THĂM

“Nợ tình chưa trả cho ai

Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan” (Kiều)

Cụ Nguyễn Tiên Điền nói về Kiều vậy, không sai. Tôi hơi khác. Kiều lưu lạc, để nhở nhung và canh cánh tìm về quê hương. Tôi xem lưu lạc chính là quê nhà.

Ở thời điểm căng nhất của con tim, lạ lắm – tôi lại thường xuyên nghĩ đến ai khác, chuyện gì khác, chứ không phải mình. Mà từ lâu rồi, nó cứ thế, tôi chưa bao giờ nghĩ về mình, lo cho mình. Tôi thử hỏi nhiều người, họ không giống thế. Đó gần như là thứ hiện tượng… bệnh hoạn.

Như mấy rày, đang đau và ngồi chờ phiên khám, tôi lại nghĩ về việc:

Continue reading