Lãng du thế giới tháp chàm-02. NAO YANG

Lối năm tuổi gì đó, nhớ thời còn chưa vào lớp Năm, tôi theo anh Đạm ‘nao Yang’ tháp Pô Rômê. Mẹ cho phép hai anh em đi.

Nao Yang’ nghĩa đen là “đi Thần”, tức đi “lễ Thần”. Cham ưa xài lối nói tắt thế. ‘Ngak Yang‘: “làm Thần”, ai lại chơi kiểu đó cơ chứ! Nhưng mọi mọi Cham đều hiểu, đó là “cúng tế Thần Linh”.

Mặt trời chưa ló dạng, hai đứa đã hòa theo dòng người, đi. Non tám cây số  cuốc bộ. Đường đất lồi lõm đầy vũng nước đọng. Quá làng Hậu Sanh palei Thôn lối một điếu thuốc, anh Đạm kêu tôi “cắn ngón tay”: Từ đây đến tháp mầy nhớ không nói ‘klai klu’.

Continue reading

Lãng du thế giới tháp chàm-01. TỪ VĂN HÓA DU LỊCH MÀ ĐI…

“Lãng du thế giới tháp Chàm” sẽ là loạt tút dài ngày về Tôi & tháp Chàm, ở đó “Người Việt Nam lên tháp để làm gì?” là một khởi động. Kì vọng nó sẽ rất hấp dẫn. Tiếc, vừa nổ máy đã có vài trục trặc nhỏ…

Câu chuyện.

[1] Katê 2008, bạn văn từ các nơi về Phan Rang chơi Katê. Chuyện rôm rả, từ Hà Nội đến Sài Gòn, văn chương lẫn chính trị cũng không chừa. Tôi nói:

– Lần đầu về đất Cham, bao nhiêu điều cần khám phá. Thổ nhưỡng lạ, không gian văn hóa mới, câu chuyện mới lạ… vậy mà các bạn cõng cô gái đẩu đầu từ con sông xưa về…

Continue reading

LÃNG DU THẾ GIỚI THÁP CHÀM

[Người Việt Nam lên tháp để làm gì?]

Người Hàn đi chùa để thiền; thiền cho tâm tịnh, lòng an, tinh thần sáng trong. Người Việt đi chùa để cầu; cầu lộc với lợi, cầu chức hay danh. Hối lộ thánh thần để cầu. Cỗ càng to thì cầu càng dữ.

Cham lên tháp để làm gì? – Để trả nợ. Nợ thần. Có chuyện, ta hứa với thần bbôn yang, và ta lên tháp trả nợ thần bi-yaar thre Yang.

Continue reading

Phê bình-42. NỖI HÚY KỊ, SỰ LÀM THƠ & CON C-ỨNG!

Tiểu luận “Thơ như là con c-ứng” [từ đây để làm vừa lòng bộ phận nhà văn có đạo đức, tôi tạm viết tắt như thế] tạo dư luận thuận và nghịch. Không kể cánh “kị húy” chống nó, ngay các bạn ủng hộ tôi, cũng có vài ngộ nhận nhỏ. 

Cần có vài giải minh như sau:

“Tôi là kẻ đốt lửa, nuôi lửa và truyền lửa” – tôi hay tuyên thế.

Ở các buổi nói chuyện với sinh viên hay học sinh Trung học cuối cấp, tôi ưa dẫn “Tuổi 17 bẻ gẫy sừng trâu”, và đưa ra hàng loạt tên tuổi ngoài kia “làm nên lịch sử”, ở mọi lĩnh vực. Trong đó có người còn ở tuổi vị thành niên: Arthur Rimbaud, Greta Thunberg, Hoàng Chí Phong, Mavivo Sinan, và cả Chế Lan Viên của Việt Nam nữa. Mục đích khích lệ, và cả khích tướng các bạn.

Continue reading

Phê bình-41. MIỀN NAM & HIỆN TƯỢNG CHỮ NGHĨA

Trịnh Công Sơn thiên tài, nhưng không là hiện tượng. Phạm Duy vĩ đại, cũng không là hiện tượng. Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Nguyễn Hiến Lê, và sau này – Nguyễn Nhật Ánh, là hiện tượng.

Hiện tượng phải là con người với lối “sống” kì dị, tài năng và có sức cuốn hút lớn, xuất hiện như một bột phá và kéo dài, tạo ảnh hưởng về hướng mở, hướng tự do.

Nguyễn Hiến Lê – một hiện tượng học giả.

Continue reading

NGHỊCH TẶC & NGÓN TỦ CỦA TÔI

Đăng tút “20 năm dựng được 1 đội hình [bóng]”, nhiều bạn văn và ngoài văn tỏ ý lo cho tôi. Kêu quan tâm vừa mất thời gian, thêm nặng lòng. “Bỏ qua tất đi, cho nhẹ người, Sara ơi”.

Tôi nói, 30 năm nhập cuộc chữ nghĩa, bao phen lâm trận, tôi dư thừa đòn thế cho mấy trò vụn ấy. Tạm chia 3 phương sách:

Hạ sách: Chửi lại, càng nặng càng tốt; tôi chưa hề xài tới ngón này. 

Trung sách: “Sapa”, cứ như Sara đã đắc đạo. Đắc đạo sao đặng, trong khi hồn mình trì nặng, mãi cõng cô gái lỡ đường kia đến tận chùa [xem: ngụ ngôn Thiền].

Continue reading

Giải trí cuối tuần. 20 NĂM ĐƯỢC 1 ĐỘI HÌNH [BÓNG]

Từ năm 2002 đến 2022, HTX Chữ nghĩa ấy nẩy ra 11 cầu thủ tinh tuyển đủ làm nên đội bóng sẵn sàng ra sân đấu với một… Inrasara độc cô! Ở đó Sara có chịu xỏ giày ra sân hoặc đã có lại hay không chả biết, xin bà con, đồng bào, đồng chí và các bạn facebook nhìn qua đội hình (số thứ tự cũng là số áo).

[1] Tập san ChampaKA, 2002:

“Inrasara đồng lõa với thế lực an ninh của Nhà nước Việt Nam, tẩy chay các hội đoàn Cham hải ngoại.”

[2] Giáo sư Mai Quốc LIÊN, 2007:

“Inrasara xiển dương thơ hậu hiện đại này, là phi lịch sử và nhất là ẩn đằng sau những lời lẽ cổ vũ ấy là những hàm ý sâu xa hơn, thách thức hơn, kích động hơn, không khó nhận thấy.”

Continue reading

Thơ & thơ Việt. TÔ THÙY YÊN 2 THỜI

Tô Thùy Yên là cây bút đinh của Nhóm Sáng tạo (10-1956 đến 9-1961). Nhóm này, anh là dân “Nam” duy nhất, một kẻ sáng tạo lặng lẽ nhất, ít xuất hiện nhất, và là tài năng hàng đầu. Tôi cho Tô Thùy Yên là một trong vài nhà thơ lớn nhất Việt Nam thế kỉ XX.

Bên cạnh Thanh Tâm Tuyền, thơ anh có nhiều “cách tân” với các ý tưởng, thi ảnh và giọng điệu mới lạ, táo bạo – một tiếng thơ rất riêng nếu gom lại in tập đủ làm nên tên tuổi lớn. Nhưng lạ, làm thơ từ cuối thập niên 1950, mãi hơn 30 năm sau anh mới in tập thơ “đầu tay”. Lạ nữa, sau thời sôi động làm mới, khác Thơ Mới với dấu ấn đáng kể, anh quay ngoắt, như thể chối bỏ chúng để làm khác, rất khác.

Continue reading

Phê bình-40. CHẾ LINH & SARA, ĐÂU/ AI LÀ TIÊU/ ĐẠI BIỂU CHAM?

[hay: Hớ hênh của khái quát hóa]

Trang Wiki chọn 9 nhân vật nổi tiếng của lịch sử Ninh Thuận hiện đại, Cham có Chế Linh và Inrasara [nhớ, nổi tiếng nhất không hẳn là tài năng nhất].

Chế Linh tự nhận giọng hát mình “yếm thế, buồn miên man và ray rứt muôn thuở”. Và không ít người nghĩ hệt thế, rồi đồng hóa giọng lâm li, ai oán ấy với “giọng ca Hời” – nghĩa là đại biểu cho tiếng hát dân Chàm.

Inrasara ngược lại, giọng thơ “thật khỏe”, “không vui, nhưng không hề ảm đạm”, “buồn mà không bi lụy”. Thơ Inrasara “như cây đại ngàn qua bão táp vươn lên đón nắng trời”, là tiếng thơ “mang vẻ đơn côi bi hùng như tháp Chàm vẫn cứ sừng sững độc trọi giữa bao la trời đất.” Và vài nhà cho đó là tiếng thơ “tiêu biểu”, “nhà thơ đại biểu của dân tộc Cham”.

Continue reading

4 ĐỀ TỪ CHO 4 TẬP THƠ

Nhiều nhà thơ in thơ ưa có “lời giới thiệu” hay “bạt”, tôi thì không.

Tôi làm một tập thơ, chứ không gom nhiều bài thơ lại thành tập. Và mỗi tập đều có “đề từ” như là tuyên ngôn bằng thơ cho chính tập đó.

Tháp nắng, đứa con Cham tương thoại với quê hương, ở đó bên cạnh trường ca “Quê hương” là hai bài đinh: “Đứa con của Đất” và “Ngụ ngôn của Đất”.  

Hành hương Em, là trận đi tìm cái Đẹp, tất cả đặt trên nền của bài thơ cùng tên “Hành hương Em”.

Continue reading