Câu chuyện thơ-13. 3 TRÍCH ĐOẠN

[1]

Song thoại với cái mới, 2008:

Dẫu thơ bị đóng cứng bởi đầu óc bảo thủ ngoan cố tới đâu, bị làm rách nát do kẻ nổi loạn phá phách cỡ nào; thơ có thay hình đổi dạng bao lần hay lang thang lạc bước đến những đâu chăng nữa, nó cũng phải trở về, trở về nơi nó xuất phát: con người, trong ngôi nhà của nó: ngôn ngữ.

Trong ngôi nhà đó, nhà thơ cư ngụ.

Continue reading

Chuyện thơ-11. NHÀ THƠ NỮ ĐÀNG HOÀNG

Bạn thơ tôi phán như vôi quệt tường, rằng: Mấy em làm thơ khó mà tìm được một người đàng hoàng, như lạc đà chui qua lỗ kim ấy. Bạn thơ tôi chưa gặp chớ tôi, diện kiến cả chục nàng đàng hoàng. Đàng hoàng một cách đáng phiền, phiền cấp số cộng khi nàng ấy có tố chất thơ cao.

Tôi đã gặp một nàng như thế, đàng hoàng từ đời, sang việc cho đến thơ.

Hẹn nói chuyện một buổi, nàng kể và kể. Tôi vốn khoái nghe chuyện kể, lắng nghe, dù ở đó có thêm bớt chút đỉnh chẳng sao – hậu hiện đại mà. Mà ở nàng, tôi tin “hàng mã kí ức” ấy thật 98%. Thơ nàng thật đến nao lòng! Và, do rút ruột mình mà viết, thế nên thơ nàng cũng không thoát khỏi… đàng hoàng.

Continue reading

Chuyện thơ-10. INRASARA ĐI DÂY GIỮA QUÁ KHỨ VÀ TƯƠNG LAI

[bài viết của Trần Anh Nguyễn, đăng Tiền Phong cuối tuần 2014, lâu rồi – dẫu sao có vài ý hay, xin trích ra đây bạn FB đọc vui]

… Tôi gặp anh Inrasara lần đầu tiên tại sân thơ Trẻ ở Văn Miếu, Quốc Tử Giám – Hà Nội trong Ngày thơ Việt Nam cách đây độ chục năm. Dù đọc nhiều bài viết của anh, nhưng lần đầu tiên gặp anh. Inrasara đến sân thơ trẻ với nhiều phần trưng bày thơ Hậu hiện đại với sự thích thú xen lẫn ngỡ ngàng. Anh Cham chú xem kỹ từng “gian” thơ của các tác giả khá trẻ. Sự tò mò của anh khiến tôi chú ý và tôi đã trò chuyện cùng anh, trước khi biết anh chính là Inrasara.

Continue reading

Chuyện thơ-9. TẠI SAO BÀI THƠ “CÁI …ỒN, VÔ TẬN” CAO CẢ & THÁNH THIỆN?

Trong khi bài “Lỗ thủng lịch sử” bị dị ứng? – Là câu hỏi mang tính mỹ học, cực kì cốt tủy về/ của thơ hôm nay. Đây là lần đầu tiên tôi bàn về bài thơ này.

Đứng ở phạm trù văn chương, bài thơ có sáng lên vài nhấp nháy, mới lạ; từ góc độ vệ sinh dịch tễ học, nó bị xem là dơ dáy, tục tĩu; ở khía cạnh đạo đức học, nó vô phép; còn nhìn theo hình sự học, LTLS đáng bị đưa ra tòa.

Và nhiều nữa, thế nên đây là bài thơ rất đáng kể, đáng bàn, đáng được đưa vào… văn học sử. Và tác giả cũng được ngồi trong đó, dĩ nhiên.

Continue reading

Chuyện thơ-8. BÌNH DÂN & TINH HOA

A.Robbe-Grillet: “Các tác giả trẻ hiện nay muốn người ta đọc họ, đó là ý muốn rất nguy hiểm”. Đấy là phát biểu của nhà tiền phong trong giai đoạn văn học phân ranh dứt khoát giữa bình dân và tinh hoa, bị hiểu cách lệch lạc.

Ý hướng tiền phong và thái độ bất cần công chúng khiến thi sĩ tự nhốt mình trong tháp ngà cô độc, qua đó thơ ca cũng tự đưa mình lên tháp ngà – và nằm chết ở đó. Tuy nhiên hôm nay đã khác rồi, trào lưu Hậu hiện đại (Postmodernism) kéo nhà thơ trở lại với đời thực, sống và viết như bao sinh linh khác trong thời đại toàn cầu.

Continue reading

Chuyện thơ-7. CÃI NHAU VỚI CÁI BÓNG CỦA MÌNH

“Tôi viết, là để cãi nhau với cái bóng của mình”, câu thơ trong Lễ Tẩy trần tháng Tư được Nguyễn Vĩnh Nguyên dùng đặt cho tít bài viết về tôi: “Inrasara cãi nhau với bóng mình”, đăng tạp chí Kiến thức Ngày nay, số 443, 2003.

Câu chuyện.

Năm 2006, Hội Văn học – nghệ thuật Vĩnh Long mời ba ông đi “tập huấn” lớp bồi dưỡng sáng tác. Giáo sư Văn ở Đại học KHXN&NV – TPHCM, Nhật Chiêu và tôi. Mỗi ông một buổi.

Ba ông ba tính cách.

Continue reading

Minh triết Cham-14. QUÊ NGOẠI

Cham mình hay vội. Vội từ lễ mở cửa tháp cho đền lạy đưa tiễn người thân đi xa. Có lẽ do dư hưởng từ thuở đại khủng hoảng rơi rớt lại. Ông bà nói: ‘Yau uraang đôic di kaliin’: [Gấp gáp] như chạy giặc.

Rước y trang Pô Yang đi qua lễ đài palei Hamu Tanran ngày đầu Katê, cũng vội, Vội đến không kịp cho khách thập phương thưởng lãm nghi thức của lễ. Có thể thay đổi nếp này được không?

Sáng nay, tôi chạy xe qua ngoại, cho kịp lễ thiêu Nai K’lặng. Mỗi lần về “quê ngoại” là mỗi xúc động kì lạ. Một cảm giác hạnh phúc đầy tràn. Năm trước tôi có tút: “Tôi là người hạnh phúc nhất thế giới”, năm nay nó lớn dậy, lan tỏa ra và muốn sẻ chia đến tất cả. Sinh linh đang sống, gần và xa, và những người đã xong chuyến buôn ở cõi tạm này.

Continue reading

Minh triết Cham-13. TINH THẦN ĐỒNG ĐỘI

Lịch sử Champa ít cho ta thấy tinh thần đồng đội, các gương cá nhân hi sinh vì đồng đội. Hay có mà không được ghi nhận? Ở thời cận đại cũng hệt: không ai ghi, ta không thấy đâu là gương sáng. Mà tinh thần Bà-la-môn và cả Phật giáo tiếp đến sau đó lại nhấn về cá thể, tu cá thể, giác ngộ mang tính cá nhân, thế nên Cham dễ bị cho là dân tộc mang tinh thần anh hùng cá nhân.

Có phải thế không?

Continue reading

Minh triết Cham-12. PHONG CÁCH SINH NHẬT CỦA TÔI

Cứ phong nhã để cho người bớt tục” – XD.

Tôi đã từng tút “Phong cách chụp ảnh của Sara”, ý không chụp với quan lớn bởi chả biết ông bà ấy khi nào sẽ xộ khám! Tôi cũng từng tút về phong cách chơi phây của mình: Không đọc mấy chuyên trang chửi rủa [mà khổi kẻ nhầm tưởng là phản biện], các nick ảo thì càng; ghé vào vừa bẩn trí vừa mất giờ vô ích. Còn bạn facebook nào vào nhà tôi phát ngôn bậy, tôi nhắc 2 lần không chừa, block – nghỉ chơi luôn.

Hôm nay nói về sinh nhật.

Continue reading

Chuyện thơ-4. TỪ VĂN BẢN NHÀ THƠ ĐẾN VĂN BẢN THƠ

“Tôi là kẻ đốt lửa, nuôi lửa, và truyền lửa”.

Tại lớp Chuyên Văn Trường Phan Bội Châu – Vinh, 2-11-2019, 40 phút thuyết và non tiếng rưỡi ‘tìm học’, nẩy sinh hơn 20 câu hỏi. Đâu là quan niệm sáng tạo của Inrasara, hay tại sao gọi nhà văn là “kẻ bị đẩy xuống tàu”, đặc điểm chính của hậu hiện đại là gì, khác biệt về ngôn ngữ ở thơ đương đại, hoặc tại sao thơ hiện đại khó hiểu, cạnh đó tôi còn được đề nghị đọc ba bài thơ tiêu biểu nhất nữa…

Continue reading