Câu chuyện thơ-13. 3 TRÍCH ĐOẠN VỀ THƠ

[1]

Song thoại với cái mới, 2008:

Dẫu thơ bị đóng cứng bởi đầu óc bảo thủ ngoan cố tới đâu, bị làm rách nát do kẻ nổi loạn phá phách cỡ nào; thơ có thay hình đổi dạng bao lần hay lang thang lạc bước đến những đâu chăng nữa, nó cũng phải trở về, trở về nơi nó xuất phát: con người, trong ngôi nhà của nó: ngôn ngữ.

Trong ngôi nhà đó, nhà thơ cư ngụ.

Continue reading

Chuyện thơ-15. HẬU HIỆN ĐẠI & TÔI

Tôi đã nói gì về hậu hiện đại?

1. Tôi chưa bao giờ nói hậu hiện đại ngon hơn hiện đại, siêu thực thì tiến bộ hơn hiện thực. Tôi không nói hơn, mà là khác.

2. Không phải cứ trẻ là mang tinh thần hậu hiện đại. Tôi biết đa phần cây bút thế hệ này còn ở lại tiền hiện đại, thậm chí còn nằm xa tít tắp tận lãng mạn hậu thời.

3. Một nhà văn hậu hiện đại là kẻ, vừa theo dõi các trào lưu triết học mới nhất trên thế giới, đồng thời vẫn có thể đi vào làng quê vùng sâu vùng xa điều tra vụ mất cắp gà để hỗ trợ chính quyền địa phương giải trừ tệ nạn xã hội.

Continue reading

Minh triết Cham-34. TÔI LÀ SINH LINH VUI VẺ

Henry Miller: “I have no money, no resources, no hopes. I am the happiest man alive.” Nhà văn Mỹ này nói to, dù qua giọng, tôi biết ông hạnh phúc. Tôi không nói tôi “hạnh phúc”, càng không nói “nhất” [happiest], mà là vui. Sau bế tắc là sáng tạo. Sau mắc kẹt ưu tư là vượt thoát, và vui vẻ. Không phải khoái lạc, mà là vui.

Đời đã bể khổ rồi, mắc mớ gì tôi phải khổ chứ!

1. Hôm qua tôi nói với Jaya: Sau một ngày sống, hãy ngoái lại 3 “không”: Tôi có thu nhận kiến thức mới không? Có nẩy ra ý tưởng nào mới không? Và có làm một việc gì mới không? Dĩ nhiên tất cả phải làm cho mình vui, sau đó nếu được, có ích với xung quanh. Bằng không ta có: 36.000 ngày trừ đi 1 ngày vô vị. Nghĩa là ta đã đánh mất một ngày đời.

Continue reading

Minh triết Cham-30. KHỎE MỖI NGÀY, KHỎE MỘT ĐỜI

[Katê, kể chuyện tình nghĩa. Tặng các bạn trẻ Cham mùa Katê]

Có bạn đùa tôi: Sara thy sỹ mà như nông dân; chớ xưa, một vị kêu: Trạm nông dân mà hệt trí thức! – Chuẩn không cần chỉnh luôn.

Mệnh lệnh đầu tiên: Mi không được quyền bệnh!

Tôi là đứa ưa vận động.

Thuở nhỏ cắm câu, từ cổng Ấp chiến lược ra đồng, mùa lạnh – thay vì ôm ngực co ro đi, tôi chạy. Học ở Phan Rang, cuối tuần xuất trại – lắm khi thiếu tiền xe lam, anh em tôi cuốc bộ, tôi rủ anh Đạm chạy đua. Chẳng mấy chốc thì tới nhà.

Không ngày nào là không vận động, hầu hết các môn.

Thời học sinh tôi tập võ, ít nhất 3 môn phái. Vào làm sinh viên: Yoga.

Continue reading

Câu chuyện thơ-13. INRASARA TRONG LÀNG THƠ CHAM

[hay. Biểu tượng trong thơ Inrasara – từ Cham ra thế giới]

Hôm qua một nhà giáo kiêm nhà phê bình yêu cầu: “Anh Sara giúp em vài gạch đầu dòng về văn học Cham 20 năm trở lại đây với, dĩ nhiên trong đó anh là cây bút sáng giá”. Xin trích phần về minh:

“Trước 1975, có hai tác giả thơ thường xuyên đăng thơ trên Nội san Panrang: Jalau và Huyền Hoa được cộng đồng độc giả Cham biết đến. Ở nội san Ước Vọng của Trường Trung học Pô-Klong, Jaya Yut Cam [Nguyễn Văn Tỷ] có bài thơ tiếng Cham “Thu-ôn bhum Cam” nổi tiếng, thêm cây thơ trẻ: Trầm Ngọc Lan.

Continue reading

THÀNH CÔNG, TẠI SAO?

Hôm qua, ở buổi gặp mặt thầy Lưu Quang Sang cựu Hiệu trưởng Trường Trung học Pô-Klong với 17 anh chị cựu học sinh khóa 2, tôi thuộc thế hệ đàn em khóa 5 duy nhất có mặt – một công đôi chuyện [kể sau]. Thâm tình, vui vẻ như chưa bao giờ thâm tình hơn.

Buổi gặp ấy, có mục trích đọc 4 phần hồi kí của thầy, 2 trang về cựu học sinh, ở đó thầy có đề cập đến tôi – hơi nhiều. Khen, dĩ nhiên. Trước thầy, nhà sử học Dohamide trong cuốn Bangsa Champa, tìm về cội nguồn cách xa cũng có một trang về tôi, “đặc biệt nhứt” – chữ của ông.

Continue reading

MAY MẮN LUÔN CÓ MẶT KỊP THỜI

[mùa Katê, kể chuyện tình nghĩa]

Về giải thưởng S.E.A. Write Award, tôi trả lời báo chí, bó gọn trong một từ: may mắn! “May mắn luôn có mặt kịp thời”, Văn Bẩy thực hiện, đăng Vietnamnet, tháng 8-2005; rồi “May mắn luôn có mặt đúng lúc”, Hoàng Ngọc Châu thực hiện, báo An ninh thủ đô, 21-8-2005.

Tôi sinh ra dưới ngôi sao may mắn.

Gì cũng may, ngay từ nhỏ. Gia đình 6 anh chị em, tôi rơi vào giữa được bao ưu ái. Cuối Tiểu học đậu thủ khoa, nhận học bổng lớn – tôi may mắn. Cuối Trung học lớp nửa trăm mạng, tôi đỗ Đại học, là may mắn tiếp theo.

Continue reading

TUI CŨNG KHỘ CHỚ BỘ

[mùa Katê, kể chuyện tình nghĩa]

Tuần trước, bà chị từ Mỹ về gặp mặt chuyện vãn vui, lúc chia tay, biếu tôi100usd. Tôi nhận, mừng húm! Vội chạy xuống Phan Rang sắm cái nồi điện nhỏ với chục cân gạo lứt cho những buổi sáng sắp tới.

Tôi từng nhận, nhiều nữa là khác, với mục đích gì đó về sự vụ của và cho cộng đồng. Đây là lần đầu tiên tôi được cho không nguyên do.

Kẻ mặt lúc nào cũng đầy tự tin, tràn sức khỏe thể chất lẫn tinh thần; kẻ chưa nửa lần kể khổ than khổ, khổ chung hay khổ riêng; kẻ bị bà con đồn thổi là thân bất hại luôn ở tư thế “cứu nhân độ thế”, vân vân mà đi cho hắn, họa có… điên.

Continue reading

LỜI CUỐI VỀ NOBEL CHO VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM

[từ Hồ sơ đến đoạn kết cho Nguyễn Huy Thiệp]

Trump nói đại ý: Đã mơ, hà cớ không mơ cho lớn. Dân quê Cham không khác: ‘Cong gloong piơh lek di gap’: Mơ cao để rớt lại chỗ vừa.

Đề cập đến Nobel cho văn chương Việt Nam, có mấy tâm lí rất ư quần chúng, có thể tóm làm 3 loài như sau:

– Pha. Nobel là chuyện của phương Tây không liên quan đến ta, lo việc của mình đi;

Continue reading

AI LÀ ỨNG VIÊN NOBEL?

Hôm qua, nhà văn Nguyễn Quang Thiều có tút: “Nhà văn Việt Nam nào sẽ trở thành ứng cử viên giải Nobel?”, thu hút nhiều bình luận.

14 năm trước, Vietnamnet (10-10-2008) làm cuộc phỏng vấn, và tôi đã phân tích rốt ráo trong “Giải Nobel cho văn chương Việt, tại sao chưa?”, tiểu luận này được in lại trong cuốn Song thoại với cái mới-2008.

Sau đó là “Thư cho Thùy Linh về Giải Nobel cho văn chương Việt”, Inrasara.com, 4-4-2009. Và mới nhất là tiểu luận “Nguyễn Huy Thiệp chưa thể với tới Nobel, tại sao?” đăng báo Văn nghệ TPHCM, 17-3-2022.

Continue reading