Chuyện thơ-20. THỜI ĐẠI KHÁC, THƠ KHÁC

[Văn học Việt Nam ở đâu?-2 & 3]

Thời đại khác, thơ khác, lối đọc thơ cũng cần khác – Inrasara.

“Hồ sơ biên bản so sánh” [Vanviet, 2015] bày ra tang chứng thơ của 3 thế hệ và [qua] 3 hệ mĩ học khác nhau nhằm làm bật lên sự khác biệt, để biết cái mới ĐÓNG GÓP CỤ THỂ ở đâu, như thế nào.

Đậm nhất Việt Nam thế kỉ XX, là chiến tranh, chứ không gì khác. Nó được văn nghệ sĩ và văn nhân nhìn nhận thế nào, thể hiện ra sao, là điều không thể không bàn.

Chiến tranh,…

Continue reading

Thư cho bạn trẻ-06. CẢM HỨNG SÁNG TẠO & TRIẾT LÍ BÀN NHẬU

Tôi có tút về “nguồn cảm hứng sáng tạo”, sau đó bổ sung gọi là “triết lí bàn nhậu”. Chuyện tưởng không có gì liên can, mà kì thật cả hai dính chùm khó tách rời.

Tôi viết: “Thân sạch, tâm tịnh với trí sáng ta còn suy nghĩ chưa nên thân, vậy mà lắm sinh linh đòi triết lí trước bàn nhậu.” Tạm lấy mình ra minh chứng:

[1] Thân sạch: ăn uống đạm bạc, không cầu kì, với S 100usd/ tháng là đủ; tiếp đến là năng vận động cho khí huyết lưu thông.

Continue reading

Chuyện thơ-19. VĂN HỌC VIỆT NAM ĐANG Ở ĐÂU?-01

Văn học Việt Nam đang ở đâu? Lần nữa câu hỏi cũ cần được lặp lại, để ôn tập.

Bàn về hội nhập với nền thơ ca thế giới, một nhà ta đoan chắc như vôi quệt tường rằng, thời Thơ Mới, các nhà thơ An Nam đã làm được, trong khi hôm nay Việt Nam [độc lập, tự do, hạnh phúc] thì không. Thêm một tang chứng về tư duy lỏng lẻo, phát ngôn cảm tính.

Bởi, xét cả ba khía cạnh:

[1] Thời điểm. Thơ Mới đa phần viết theo hệ mĩ học Lãng mạn, loại thơ mà nền thơ ca Pháp đã có thành tựu lớn trước đó 80 năm rồi. Còn thơ Việt đương đại thì sao? Hậu hiện đại mới phát triển mạnh ở phương Tây thập niên 1980, thì cuối thế kỉ XX ta đã có thơ hậu hiện đại. Riêng Tân hình thức, ngoài kia vừa ló mặt, nhà thơ Việt đã học và chơi luôn.

Continue reading

Thư cho bạn trẻ-5. TẠI SAO THÀNH CÔNG?

“Tôi là kẻ đốt lửa, nuôi lửa và truyền lửa”.

Tôi biết, thế nào bạn cũng sẽ đòi “bí quyết thành công”.

Hãy để vụ này cho ai thuyết, tôi nhà văn – kể chuyện. Câu chuyện bên cạnh bạn, xung quanh tôi. Cham là nòi sáng tạo, tôi vài lần tuyên thế – chuẩn luôn. Nói đâu xa, mấy đứa con tôi cũng hệt, bao nhiêu là nghĩ mới, làm khác.

Câu hỏi: Làm sao giữ lửa, để có thể truyền lửa?

Tại sao thành công? Hai câu chuyện.

Với Tagalau, tôi Yêu, nhìn Toàn cục, Hết mình và Tới cùng.

Continue reading

Thư cho bạn trẻ-4. BÍ QUYẾT THẤT BẠI

Năm ngoái tôi có kể về 1 sinh linh Cham được Bà Trời ban cho đủ đầy, chỉ bởi TÂM TÍNH mà anh đã làm hỏng cả đời mình – tê tái, bất khả vãn hồi. Và tôi kết luận, tâm tính quyết định thành bại chứ không phải trí thông minh.

Nay bạn hỏi tôi về “bí quyết thành công”, là chuyện thiên hạ luận nhiều rồi, nói thêm e nhàm. Ở đây tôi không bàn về bí quyết ấy, mà về cái nghịch với nó. Bởi thành công cần nhiều yếu tố, riêng thất bại chỉ dính một, cũng lãnh đủ.

Continue reading

Thư cho bạn trẻ-3. HỌC

[hay. Tôi đã có… học trò. Từ bài này, tôi bỏ bớt lời đầu và cuối thư, cùng mấy câu đưa đẩy thường dùng]

Xưa, trò tìm thầy.

Truyện cổ Cham kể, anh nông dân đã lặn lội tìm thầy học đạo, quyết đến nỗi đã “bán vợ”, đủ thấy Cham thiện tri thức như thế nào. Nay thì khác: thầy tìm trò. Nhất là tri thức mang tính tâm truyền, như ở thế giới Thiền.

Từ tuổi ngũ thập: 2007, tôi bắt đầu đi tìm trò. Bằng…

Continue reading

Thư cho bạn trẻ-2. SÁCH

Tại sao phải đọc sách [giấy], bạn hỏi.

Tôi là kẻ yêu và mê chữ, đụng tờ giấy có chữ là cầm lên đọc, bất kể…

Dẫu thông minh tới đâu, nếu không trui luyện thông minh ấy chỉ đáng vứt. Thông minh cần được đặt nền móng trên kiến thức căn bản, sau đó là hiểu biết sâu và rộng, và nhiều thứ khác… mới có thể nói đến năng lực.

Kiến thức hiện nay được thu thập từ và qua 4 cấp độ: Facebook, lướt phây tưởng mình biết nhưng kì thực không biết gì cả. Đọc báo cũng vậy, dẫu sao báo thì hơn facebook xíu. Văn nghị luận giúp ta hiểu sâu vấn đề hơn. Cuối cùng là SÁCH, công cụ đáng tin nhất. 

Continue reading

Thư cho bạn trẻ-1. TẠI SAO BẠN KHÔNG THỬ VIẾT ĐI?

Henri Miller hỏi thế!

Thời kì Đức Quốc xã chiếm đóng Hà Lan, Anne Frank cô gái Do Thái cùng gia đình lẩn trốn thì bị bắt năm 1944, sau đó Anne Frank bị chết vì bệnh sốt phát ban trong trại tập trung. Tại đây cô ghi lại chuyện xảy ra quanh mình, cùng cảm nhận và suy nghĩ riêng. Nhật ký Anne Frank là trích đoạn từ “nhật kí” ấy.

Anne Frank: “Ánh mặt trời này… bầu trời xanh lơ này… Dù bất cứ điều gì đã xảy ra, tôi vẫn tin rằng con người thực sự vẫn tốt”.

Bắt đầu bằng cảm hứng, tiếp tục bằng thói quen.

Continue reading

Minh triết Cham-41. TÔI LÀ 1 PARA-CHAM

[bổ sung bài “Thế nào là một Cham?”]

Minh triết Cham in lần đầu vào năm 2011, sau hai lần tái bản, và mới nhất: nối bản, nay đã hết. Đến nỗi một bạn đặt mua 30 cuốn, nhà chỉ còn đúng 10 cuốn gửi đi.

Hôm qua, tút về cha, có bạn chat hỏi, sao lại đưa bài này vào “Minh triết”? Câu hỏi đầy thiện ý. Tôi nói, về cha, thầy, bạn học hay về tôi – đó là minh triết của và giữa đời thường. Minh triết Cham phần cứng đã ổn, in lần tư, tôi sẽ bổ sung 2 mục quan trọng:

[1] Tôn giáo Cham: Sáng tạo, hòa bình và nhân văn & [2] Minh triết giữa đời thường.

Continue reading

Chuyện thơ-15. TỪ DỄ THƯƠNG ĐẾN DỄ GHÉT

Thời học trò, trong khi các bạn bám sách vở, tôi lang thang qua palei Cham tìm học những gì ngoài chương trình; buổi chiều, khi bạn viết bận ngồi lai rai tán gẫu, tôi đọc; sáng sớm, khi nhiều bạn văn đang ngủ, tôi viết.

Nghe đồn…

Nếu Inrasara lo vào làm thơ đi thì dễ thương biết bao, đằng này…

Giá mà Inrasara nghiên cứu văn hóa Cham đi, chớ có phản biện chi chi cả thì dễ thương làm sao. Có phản biện thì phản biện trong phạm vi chuyên môn đi, đằng này hắn còn lây lan qua xã hội, đụng cái chi cũng [gồng mình] lên tiếng, thành ra dễ ghét.

Continue reading