NĂM 2022, TA ĐÃ LÀM GÌ ĐỜI TA?

Bắt chước nhà thơ Vũ Hoàng Chương, cứ tự hỏi to con thế để gọi là tự kiểm thảo cuộc đời và nỗi người năm qua!

ĐI

Sau Covid-19, lần đầu vào thành thăm nhà, rồi mùa Ramưwan, từ Sài Gòn lên xe đò qua làng Pacam, Tánh Linh – Bình Thuận, viết loạt bài “Ramưwan buồn”.

Tháng 7: 10 ngày lang thang miền Trung & Tây Nguyên, tháng 8. 24 ngày ra các tỉnh phía Bắc, thêm tháng 10: 5 ngày, rồi tháng 12 là 9 ngày.

ĐỌC

Continue reading

Inrasara-TV. MỘT CÁCH ĐỐT NĂNG LƯỢNG THỪA

Con người được Bà Trời ban tặng thừa thãi năng lượng, cả đời xài không hết. Thặng dư, con người tìm cách đốt nó: Rượu bia tán gẫu hay chat chit, có; vận động thân thể hoặc hoạt động xã hội, có; lao vào cuộc chơi thâu đêm suốt sáng cũng không chừa. Đủ kiểu, đủ trò.

Chơi, đốt năng lượng đa phần vô tội vạ. Thế nên, nhiều cuộc chơi sớm đứt bóng, nhất là không mang lại ‘phala’ “phúc” cho bản thân hay nhân quần. Trong khi Bà cho mỗi sinh linh đủ đầy: Đầu, mình và tứ chi với trí khôn dẫu cao thấp, nhiều ít khác nhau, nhưng vẫn sòng phẳng. Vấn đề là ta xài nó thế nào?

Trong thời đoạn nào đó, tôi phân bổ năng lượng làm ba: Ưu tiên việc chính, làm thêm, để bổ trợ cho chính, và chơi bằng đốt năng lượng thừa.

[1] Trung học, trong khi các bạn bám chương trình, tôi: Học Akhar thrah, lang thang palei Cham sưu tầm văn học Cham, và đọc.

Năng lượng còn thừa, tôi đốt nó bằng cách theo các anh học võ, và chơi mấy môn thể thao. “Đốt” này vô hình trung trở lại nạp năng lượng.

Continue reading

MIỀN NAM & HIỆN TƯỢNG CHỮ NGHĨA

1. Bốn hiện tượng

Trịnh Công Sơn thiên tài, nhưng không là hiện tượng. Phạm Duy vĩ đại, cũng không là hiện tượng. Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Nguyễn Hiến Lê, và sau này – Nguyễn Nhật Ánh, là hiện tượng.

Hiện tượng phải là con người với lối “sống” kì dị, tài năng và có sức cuốn hút lớn, xuất hiện như một bột phá và kéo dài, tạo ảnh hưởng về hướng mở, hướng tự do.

Nguyễn Hiến Lê – một hiện tượng học giả.

Continue reading

KHÔNG VƯỢT BIÊN, KHÔNG BỞI HÈN MÀ DO SỢ, ĐỂ…

[& Lời cảm ơn muộn màng]

Giới chữ nghĩa Dân tộc thiểu số, hiếm ai có tâm, có tầm như nhà thơ Nông Quốc Chấn. Tôi với ông tình thân, mỗi bận ra bắc là mỗi bận “cậu cứ qua tôi dùng cơm nhưngười nhà”.

Lần đầu gặp ông ở Sài Gòn qua giới thiệu của Phú Văn Hẳn “anh của em có làm thơ”. Ông tìm nhân tố mới cho “đội ngũ” nhà văn dân tộc thiểu số, tôi biết. Trưa – tôi đạp xe qua Nhà khách Thành ủy mang theo bản thảo Bàn chân – Con đường – Bóng tối. Ông rót nước “cậu uống đi”, rồi mở nó ra đọc. Nửa tiếng đồng hồ, và quên tôi luôn.

Continue reading

Inrasara. Ý KIẾN TẠI BUỔI CUỐI HỘI THẢO DTTS

Sáng 21-12-2022, tổng kết và phát giải thưởng thường niên của Hội, có ba quan lớn từ Hà Nội về dự.

Sau bài tổng kết năm được đọc bằng giọng rất đẹp của nhà văn Niê Thanh Mai [sau đó tôi đùa ngay trên diễn đàn là hơi buồn ngủ bởi thiếu điểm nhấn], là tiết mục góp ý kiến.

Đã phát biểu hôm qua, tôi cứ ngỡ mình được miễn, ai dè lại bị/ được kêu. Lại là kẻ mở màn.

Nietzsche: Kẻ tiên phong bao giờ cũng bị hi sính.

Continue reading

TRƯỚC KHI DÂN TỘC TIÊU BIẾN, NHÀ VĂN LÀM GÌ?

[phát biểu tại Hội thảo Văn học Dân tộc Thiểu số Việt Nam, Hà Nội, 20-12-2022]

Kính thưa Chủ tịch đoàn! Các bạn văn thân mến!

Trước khi phát biểu, xin hội nghị cho phép riêng tôi được chắp tay thành kính trước anh linh hai vị Hội đồng thơ qua hai khóa với tôi ở Hội này, nhà thơ Y Phương và nhà thơ Mãi Liễu đã đi xa.

Tôi, các bạn rồi cũng sẽ đi xa. Trước khi đi, bạn để lại gì? Không phải tên tuổi, mà là cái được cho là sáng giá nhất cho thế hệ đến sau?

Continue reading

Inrasara. THƯ GỬI TRẦN MẠNH HẢO

[Katê, vui – kể chuyện nhảm giải trí mình]

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo vu khống tôi, rằng do bợ đỡ Nguyễn Quang Thiều nên được Thiều cất nhắc làm Chủ tịch Hội đồng Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam, còn chê tôi “ếch ngồi đáy giếng”.

Tôi hoạt động 6 lĩnh vực: sáng tác, nghiên cứu, phê bình, dịch thuật, diễn thuyết và đấu tranh xã hội. Riêng về THƠ, thử xem ếch-Sara-tôi ngồi đáy giếng thế nào, để phải đi bợ đỡ ai khác, nhé.

Tôi làm thơ 3 thứ tiếng: Cham, Việt và Anh. Một sản phẩm trí tuệ nào bất kì không thể tự hô lên rằng tôi ngon, mà do bên ngoài đánh giá. Nhà phê bình, chuyên gia, tạp chỉ chuyên ngành… Phần tôi:

Continue reading

Chuyện thơ-21. HỌC, TỪ MỐC BỤI DĨ VÃNG & ĐƯƠNG ĐẠI

[Việt & Cham không học nhau. Câu chuyện nhà văn không học]

Chúng ta vỡ lòng mốc bụi dĩ vãng, ai viết thế?

Mốc bụi từ ông bà, và cả tổ tiên các dân tộc xung quanh trong khu vực, và xa hơn – trên quả đất này. Không có gì sinh ra từ hư không, ta chỉ có thể – nói theo ngôn ngữ hiện đại – là tiếp thu và sáng tạo. Không ai không biết thế, nhưng từ biết đến làm cách nhau mấy vực thẳm. Do không hiểu đủ đầy truyền thống, thêm món mặc cảm, tự ti lẫn tự tôn dân tộc, ta không chịu học nhau.

Continue reading

SONG CHI ĐỐI THOẠI VỚI INRASARA

[“Nhà thơ Inrasara và tâm sự, ưu tư của người Cham ở Việt Nam”]

BBC.Vietnamese-kì-01, 18-11-2022

[Đạo diễn Song Chi, gửi bài cho BBC từ Leeds, Anh Quốc]

Inrasara Phú Trạm là nhà thơ, nhà phê bình văn học và nhà văn hóa luôn quan tâm gìn giữ văn học Cham hơn 40 năm nay. Công việc của ông gồm phần nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật, truyền bá văn hóa và ngôn ngữ Cham, cũng như luôn đồng hành với những vấn đề của cộng đồng Cham trong lòng xã hội Việt Nam.

BBC về tác giả: Sinh năm 1957 ở làng Chakleng – Mỹ Nghiệp, thuộc tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam, một trong những làng Cham cổ nhất, Inrasara (Phú Trạm) là nhà thơ, nhà phê bình văn chương nổi tiếng người Việt gốc Cham. Sáng tác của ông luôn là sự tìm tòi kết nối giữa hai dòng ngôn ngữ Việt-Cham, giữa việc bảo tồn bản sắc văn hóa cổ Cham và việc cổ suý những cái mới trong văn học nghệ thuật đương đại VN và thế giới, như Tân hình thức, Hậu hiện đại.

Continue reading

Thư cho bạn trẻ-07. PHẢN TỈNH, PHÊ & TỰ PHÊ, GƯƠNG SÁNG & MỜ

Về 2 chi tiết ở tút có liên quan đến Anne Frank, bạn Thuy Nguyen còm nhắc là tôi sai. Nguy tai! Nhai Nhật kí này 3 lần hồi tuổi trẻ, còn làm cả bài thơ ca tụng nàng nữa, vậy mà cứ sai. Biết sai, chẳng những tôi sửa, cảm ơn mà còn truy tìm nguyên do.

Ngồi phản tỉnh, tôi hiểu. Đinh ninh rằng cứ đụng Phát-xít thì phải tù, đã là dân Do Thái thế nào rồi cũng bị sát hại. Và do trí nhớ suy tàn, thêm định kiến – thành ra thế.

Kẻ suy tư là biết TỰ PHẢN TỈNH, truy đến tận cùng sự thể.

Continue reading